Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế
Tác giả: nhiều tác giả
Phần 6 - Chương 3: Cao trào quấy rối lần thứ nhất phản công đại lục của Tưởng Giới Thạch
Đừng quên ở Cử, phản công đại lục là giấc mộng kê vàng đẹp đẽ của Tưởng Giới Thạch, thế nhưng Tưởng không phải là chàng thư sinh, tỉnh giấc mộng ở trong quán cơm Hàm Đan, mà nồi cháo kê vẫn còn chưa chín. Giấc mộng phản công của Tưởng Giới Thạch mới chợp mắt đó mà đã mấy chục năm.Mùa hè thu năm 1949, tập đoàn Tưởng Giới Thạch sau khi rút chạy về Đài Loan và các hòn đảo nhỏ miền duyên hải, lập tức bắt đầu các cuộc quấy rối quân sự và các hoạt động phá hoại đối với đại lục. Căn cứ vào sự tiết lộ của Đương đại Trung Quốc - quân sự quyển, những hành động tác chiến quấy rối đại lục của quân đội Quốc dân đảng, bắt đầu từ năm 1949, đến năm 1969 đã cơ bản kết thúc, trải qua 20 năm. Trong thời gian này, từ mùa thu năm 1949 đến năm 1966, quân đội Quốc dân đảng, trước sau đã điều động hơn 54.000 người, tiến hành hoạt động quấy rối trên bờ đại lục tới hơn 400 lần, đối với sáu tỉnh và thành phố miền duyên hải ở phía bắc bắt đầu từ Sơn Đông, phía Nam tới Quảng Đông. Đồng thời với điều này, bộ phận tàn quân Quốc dân đảng tan tác chạy qua Miến Điện cũng đã nhiều lần phản công Vân Nam. Trong đó từ năm 1950 đến năm 1953 và từ 1962 đến 1964 là hai lần của cao trào quấy rối phản công. Cao trào lần thứ nhất chủ yếu dùng quân đội vũ trang quy mô vừa và nhỏ số lượng từ vài trăm quân tới trên vạn quân tới xâm phạm quấy rối. Cao trào lần thứ hai dùng đơn vị đặc vụ võ trang cỡ nhỏ từ 10 người trở lên tới vài chục người với đặc trưng là xâm nhậm và quấy rối. Sau năm 1966, quân Quốc dân đảng dùng phương thức chủ yếu là cử bọn đặc vụ lẻ tẻ, tiến hành hoạt động phá hoại đối với đại lục. Quân giải phóng nhân dânvới sự phối hợp với đông đảo quần chúng nhân dân, dân binh và bộ đội côg an, đã đánh những đòn nặng nề vào các hoạt động phản công quấy rối của quân Quốc dân đảng và đã giành được những thắng lợi toàn diện.Đầu năm 1950, hoạt động phản công đại lục của quân đội Quốc dân đảng dùng phươmg thức chủ yếu là cử quân chính quy, phỉ biển và đặc vụ võ trang vượt biển lên bờ tiến hành phá hoại. Vào thời kỳ này tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã lợi dụng cơ hội quân dân đại lục dốc sức vào các hạng mục công tác trọng tâm là thanh trừ tiếu phỉ đặc vụ; tiến hành cải cách ruộng đất và chống Mỹ viện Triều v.v..đã không ngừng cho quân đội Quốc dân đảng, tiến hành lên bờ hoạt động quấy rối với quy mô vừa và nhỏ đối với đại lục, đặc biệt là khu vực miền duyên hải Đông Nam. Sự phản công ở thời kỳ này cũng có thể phân làm 4 giai đoạn.Giai đoạn thứ nhất là từ mùa thu năm 1949 tới tháng 6 năm 1950, để kiềm chế phát triển thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng của quân giải phóng nhân dân, cản trở công cuộc giải phóng Trung nam, Tây Nam và các hòn đảo miền ven biển, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã từng cử số lượng phỉ biển, đặc vụ, xâm phạm vào khu vực duyên hải đại lục, tiến công vào các hòn đảo miền ven biển Triết Đông. Thế nhưng tất thảy các hoạt động quấy rối đó đều bị đập tan. Những cuộc tác chiến chủ yếu của giai đoạn này có:Ngày 15 tháng 1 năm 1950, hơn 200 quân Quốc dân đảng đảo Hải Nam lẻn vào xâm phạm huyện Từ Văn đoạn phía nam bán đảo Lôi Châu, đã bị quân giải phóng tiêu diệt toàn bộ, phó sư trưởng Trần Hồng Lương và 160 người bị bắt sống.Ngày 25 tháng 1 năm 1950, quân Quốc dân đảng ở đảo Kim Môn cử Đội du kích Lưỡng Long (Long Vân, Long Nham) đã bị quân giải phóng tiêu diệt toàn bộ ở khu vực Bình Hòa, Nam Tịnh, băt sống tên thiếu tướng Tư lệnh Hạ Thiếu Lương và hơn 100 tên.Ngày 15 tháng 3 năm 1950, Quốc dân đảng trên đảo Đại Trần đã cử Đại đội đột kích thứ nhất Triết Nam do Vương Trương Nghĩa dẫn dầu với hơn 900 quân, mò lên đại lục vùng ven biển Tùng Môn huyện Ôn Lĩnh Triết Giang, vấp phải sự đánh trả ngoan cường của một tiểu đoàn, sáu trung đoàn cảnh vệ quân phiên khu Ôn Châu và một đại đội huyện Ôn Lĩnh của quân giải phóng, bắn chết bắn bị thương trên 100 người, về sau lại vấp phải sự vây đánh của hai trung đoàn quân giải phóng, sau khi toàn bộ đột phá vòng vây đã hốt hoảng lao xuống biển chạy trốn.Ngày 13 tháng 5 năm 1950, tập đoàn Tưởng Giới Thạch Đài Loan đã cử trung đội 1, trung đội 2 Quân chống Cộng cứu nước nhân dân khu Sơn Đông tổng cộng 105 tên đặc vụ vũ trang, leo lên từ cửa biển phía đông Tiểu Trang núi Đại Châu huyện Giao Nam, đã bị bộ đội bảo bệ biển, công an vũ trang, nhân dân hiệp đồng bao vây tiêu diệt, đến ngày 17 tổng cộng đã bắn chết 4 tên, bắt sống 97 tên, chỉ có 4 tên không rõ dấu vết trốn ở đâu.Ngày mồng 2 tháng 6 năm 1950, bọn phỉ biển ở trên đảo Phi Sơn Triết Giang do Lã Vị Tường dẫn hơn 600 tên đánh trộm Đảo Ngọc Hoàn, bị tiêu diệt hơn 100 tên, số còn lại đều chạy trốn tháo thân.Giai đoạn thứ hai là từ tháng 7 năm 1950 đến cuối năm. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, hạm đội 7 hải quân và đội hàng không thứ 13 của không quân Mỹ đã tiến vào đóng ở Đài Loan, cục thế ở eo biển Đài Loan trở nên vô cùng căng thẳng và phức tạp. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch được sự cổ vũ của sự can thiệp vũ trang nước Mỹ, đã tăng cường thêm một bước hoạt động xâm phạm, chúng đã điều chỉnh biên chế toàn diện quân đội Quốc dân đảng ở Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, đem phiên hiệu vốn có của 20 quân đoàn, biên chế thu nhỏ thành 12 quân đoàn, lại làm thành 6 sư đoàn độc lập. Đồng thời, đem đội hải phỉ vũ trang Đông nam nhân dân Cứu quốc quân cải biên thành Trung Hoa phản Cộng cứu quốc quân. Sau khi trải qua cuộc chỉnh biên, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã sắp xếp hơn 7 vạn binh lực ở trên hơn hai mươi hòn đảo chưa giải phóng ở ven biển Phúc Kiến, Triết Giang, trong đó riêng hai đảo Kim Môn, Mã Tổ đã có hơn 6 vạn quân chính quy. ở ven biển Quảng Đông, lúc đó quân Quốc dân đảng còn chiếm giữ mấy hòn đảo nhỏ ở đảo Nam Bằng và quần đảo Vạn Sơn. Quân Quốc dân đảng đã dùng những hòn đảo này làm căn cứ tiến hành các loại hoạt động quấy rối và phá hoại đối với đại lục và những hòn đảo đã được giải phóng ở vùng ven biển. ở giai đoạn này, quân giải phóng nhân dân đã căn cứ vào các hòn đảo ven biển mà quân Quốc dân đảng coi làm trọng điểm xâm phạm quấy rối, hết sức mở rộng tình hình trận địa ở trên biển, dùng biện pháp kết hợp giữa công và thủ, vừa tiến hành tiễu trừ tàn dư của bọn Quốc dân đảng chạy trốn ở trên các hòn đảo, vừa đánh trả những hoạt động quấy rối ở trên các hòn đảo đã được giải phóng.Ngày 12 tháng 7 năm 1950, hai tiểu đoàn của sư đoàn 62 bộ binh giải phóng quân chia nhau ngồi trên hai chiến hạm đổ bộ lên đất liền, do bốn pháo hạm hộ tống đi biển lợi dụng thời cơ Quốc dân đảng từ Phi Sơn và Đảo Nhất Giang Sơn điều động binh lực tăng cường phòng vệ cho Đảo Đại Trần, suốt đêm vượt biển, xông tới đánh Phi Sơn, qua chiến đấu ác liệt, tổng cộng đã tiêu diệt trên 500 quân Quốc dân đảng, bắn chìm một tàu pháo hạm của Quốc dân đảng, bắt giữ 4 chiếc thuyền tàu các loại. Từ trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 8, bộ đội giải phóng quân đóng ở Triết đã tiêu diệt hơn 600 tên Quốc dân đảng giữ ở đảo Bắc Kỳ. Bộ đội đóng ở Mân đã tiến đến tập kích hai đảo Tây Dương và Phù Ưng; Bộ đội đóng ở Việt đã giải phóng được đảo Nam Bằng.Sáng sớm ngày 20 tháng 11 năm 1950 tên phỉ biển ở Phi Sơn là Lữ Vệ Tường lại dẫn hơn 800 tên chia thành 3 đường từ đảo Ngọc Hoàn Triết Giang trèo lên đất liền, một độ đã chiếm lĩnh Thành huyện Ngọc Hoàn và phần lớn khu vực ở đảo này. Hai trung đội của đại đội canh gác huyện Ngọc Hoàn của Giải phóng quân, đã độc lập chặn đánh bọn phỉ biển suốt 7 giờ đồng hồ; hai đại đội của sư đoàn 61 bộ binh đóng ở Sở Môn, đã lội nước ở bãi nông eo biển hơn hai chục dặm, leo lên đảo kịch chiến 6 giờ liền, phối hợp với quân đóng trên đảo tiêu diệt 180 tên hải phỉ, đã chiếm lại đảo Ngọc Hoàn.Giai đoạn thứ ba từ đầu năm 1951 đến cuối năm. Đầu tháng giêng năm 1950, để phối hợp với quân Mỹ, tấn công toàn tuyến vào quân đội nhân dân Trung Triều ở chiến trường Triều Tiên, tập đoàn Tưởng Giới Thạch chuẩn bị dùng 25 vạn binh lực đột phá Hạ Môn và Sán Đầu, mở ra chiến trường thứ hai để kiềm chế giải phóng quân; đồng thời hạ lệnh cho tàn quân Quốc dân đảng lẩn trốn ở Bắc Miến phản công vào Vân nam để tiếp ứng cho bọn thổ phỉ ở các nơi vùng Tây Nam, nhằm khôi phục Tây Nam. Thế nhưng do vì ở khu vực Đông Nam giải phóng quân phòng giữ nghiêm mật, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đành phải vứt bỏ ý đồ lên đất liền xâm phạm quấy rối với quy mô lớn, tiếp tục tiến hành lên đất liền xâm phạm quấy rối với quy mô vừa và nhỏ. Thế nhưng đặc điểm bọn Quốc dân đảng xâm phạm quấy rối ở khu vực ven biển Đông Nam trong giai đoạn này là chuyển hướng vào khu vực miền núi ở trong đất liền, hòng xây dựng những căn cứ địa địch hậu. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan trước sau đã thành lập được Bộ tổng chỉ huy quân chống cộng cứu nước Phúc Kiến ở Đảo Kim Môn, thành lập được Tổng bộ chỉ huy quân chống Cộng cứu nước nhân dân Giang Triết ở đảo Đại Trần, thành lập được ẹy ban công tác địch hậu và Bộ Tổng chỉ huy du kích đại lục ở Đài Loan, đã xây dựng được Ban huấn luyện thủ lĩnh Du kích, tổng cộng đã huấn luyện được hơn một vạn tên thổ phỉ vũ trang, chuẩn bị phân nhau tiến sâu vào hoạt động trong đại lục, đợi thời cơ phối hợp với tập đoàn Tưởng Giới Thạch phản cộng đại lục.Từ tháng 6 trở đi, tập đoàn Tưởng Giới Thạch có kế hoạch tổ chức phân công bọn phỉ biển đi sâu vào quấy rối ở vùng núi đất liền, mưu đồ Xây dựng lại khu du kích, Căn cứ địa du kích. Từ tháng 6 đến tháng 8, chúng đã cử đội vũ trang lớn tổng Cộng có 6 đội lên tới hơn 800 người, từ huyện Quỳnh Hải đảo Hải Nam, huyện Tượng Sơn, huyện Lạc Thanh tỉnh Triết Giang và huyện Huệ An tỉnh Phúc Kiến, thế nhưng đại bộ phận đều bị tiêu diệt, có đến mà chẳng có về.Ngày mồng 4 tháng 9, hơn ba vạn tên Đội chống cộng cứu nước tỉnh Phúc Kiến trên đảo Ô Khâu, dưới sự lãnh đạo của Đô Sát Trưởng Cục cảnh sát huyện Tiên Du, Trần Lệnh Đức Tư lệnh Tung đội Tuyền châu và huyện trưởng huyện Đức Hóa, Tư lệnh tung đội Vĩnh An Trần Vĩnh a, đã chia làm hai cánh quân từ huyện Huệ An Phúc Kiến bước lên đất liền, vượt qua đường quốc lộ Phúc Hạ tiến về phía Tây, hòng xâm nhập quấy rối tới vùng núi Đới Vân, Dần dần thi hành nhiệm vụ phản công đại lục, thế nhưng đã bị mấy nghìn quân giải phóng và mấy vạn dân quân bao vây tiêu diệt. Tung đội Tuyền châu ỷ vào ưu thế hỏa lực súng cơ giới kiểu Mỹ đã thoát khỏi sự cản trở của dân quân. Tung đội Vĩnh An hóa trang thành quân giải phóng, mạo xưng là bộ đội tiễu phỉ thế nhưng vẫn không thể thoát ra khỏi thiên la địa võng bao vây tiễn trừ của quân giải phóng. Ngày mồng 6 và mồng 7 tháng 9, hai cánh quân thổ phỉ này đều bị bao vậy chia cắt, Trần Vĩ Bân bị bắn chết ở núi Thất Khâu, Trần Lệnh Đức hóa trang thành hòa thượng đi hóa duyên để tìm đường chạy trốn, thế nhưng cũng không thể lừa nổi những dân quân canh gác chặn giữ. Đến hạ tuần tháng 9, hai cánh quân này xưng hiệu là Tung đội vũ trang, tổ chức thành những Tình báo viên vạn năng trang bị kiểu Mỹ, ngoài 8 tên chạy thoát ra, số còn lại đã bị hoàn toàn tiêu diệt.Trong giai đoạn này, tập đoàn Tưởng Giới Thạch, đồng thời với việc tiến hành thọc sâu quấy rối vào trong lục địa ở khu vực ven biển phía đông nam, tập đoàn Tưởng Giới Thạch cũng tổ chức chỉ huy bộ đội tàn dư quân Quốc dân đảng và thổ phỉ địa chủ ác bá trốn sang Miến Điện, Việt Nam và Lào tiến hành vũ trang quấy rối ở biên giới Vân Nam.Tàn dư quân Quốc dân đảng chạy trốn chiếm giữ miền bắc Miến Điện là quân đoàn 8, quân đoàn 26 nuôi quân đoàn một trung đoàn bị tiêu diệt trong chiến dịch Điền Nam tổng cộng hơn 1400 người. Tháng 9 năm 1950, Tưởng Giới Thạch cử Lý Di (nguyên là quân đoàn trưởng quân đoàn 8, tư lệnh binh đoàn thứ 13) tới Bắc Miến Điện chủ trì đám tàn quân, đã thành lập Vân Nam nhân dân chống cộng Cứu quốc quân. Đầu năm 1951 đã phát triển tới trên 13500 quân. Tàn quân Quốc dân đảng chạy trốn sang chiếm cứ phía bắc Việt Nam có quân đội của Chu Quang Lộc, quân đội của Dương Quốc Hoa, quân đội của Hạ Quang Dung, cũng là đám tàn quân lẻ tẻ lọt lưới trong chiến dịch Điền Nam đã hỗn độn tổ chức đội thổ phỉ vũ trang của tổ chức địa chủ ác bá, tổng cộng có hơn 2 vạn tên Đoàn biên chế mới độc lập của chống Cộng cứu quốc quân chạy sang chiếm cứ miền bắc Lào ở núi Tháp Lạc, lấy vũ trang của địa chủ ác bá làm chính, tổng cộng có hơn 700 người. Chúng đều nghe lệnh của Lý Di ngồi trấn giữ ở miền bắc Miến Điện. Đầu tháng 5 năm 1951 từ phía bắc Việt Nam, Lào, Miến Điện tiến hành đợt kích quấy rối vùng biên giới Vân Nam.Trong rất nhiều hoạt động phản công tiến hành vào năm 1951 của tập đoàn Tưởng Giới Thạch, bọn tàn quân ở biên giới Trung Miến, Trung Việt, Trung Lào do Lý Di chỉ huy, điên cuồng quấy phá Vân Nam là một lần quy mô lớn nhất, thời gian dài nhất.Ngày 15 tháng 3 năm 1951, quân Mỹ xâm lược Triều Tiên đã chiếm lĩnh Hàn Thanh lần thứ hai. Tưởng Giới Thch được cổ vũ lớn lao, lại một lần nữa hạ lệnh cho Lý Di dẫn bọn tàn quân bắc tiến, lợi dụng Quân liên hiệp quốc đại thắng ở Triều Tiên liền vào uy bức Côn Minh. Thế nhưng do vì Lý Di từ Đài Loan đến thời gian không dài, việc chỉnh biên bọn tàn quân chưa hoàn thành, cho nên đã kéo dài mãi tới hạ tuần tháng 4 mới chuẩn bị được tạm xong cộng tác phản công. Lúc này Lý Di không những là tổng chỉ huy của Vân Nam nhân dân chống cộng cứu quốc quân, mà còn là chủ tịch chính phủ tỉnh Vân Nam và Chủ nhiệm cơ quan Tuy Tịnh Tỉnh Vân Nam, cho nên lần này hắn phản công Vân Nam còn chỉ huy cả các loại vũ trang phản động ở trong biên cảnh Vân Nam.Lý Di hạ lệnh cho phó tư lệnh Đàm Anh Ninh chỉ huy Quân chống cộng biên khu Điền Quế Kiềm hoạt động ở khu vực giáp giới Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam, dẫn quân tiến công các huyện La Bình, Quảng Nam, Khâu Bắc, hòng lôi kéo giải phóng quân ở Côn Minh. Điển Tịnh tới Điền Đông; Sau đó hạ lệnh cho quân đội của Hạ Quang Vinh, quân đội của Ninh Thụy Nam tiến công Văn Sơn và Cá Cựu thu hút giải phóng quân ở mặt Khai Viễn, Ngọc Khê về hướng Điền Nam, còn hạ lệnh cho bộ đội của Tung đội thứ hai là Dương Quốc Hoa Quân chống Cộng Điền Việt ở mặt Kim Bình, Lục xuân hoạt động về phía Giang Thành, Tư Mao, thu hút giải phóng quân ở khu vực Điền Tây kéo về phía đông sông Lan Thương. Mưu đồ tính toán của Lý Di là thu hút chủ lực giải phóng quân Vân Nam kéo về phía Điền Quế, Điền Kiềm, Điền Việt, Xa rời trục đường tiến công phản công lần này để tiện cho việc dẫn chủ lực tàn quân chạy trốn sang Miến Điện tiến thẳng vào, áp sát tới Côn Minh.Lý Di biết rằng để tiện cho 4 cánh quân phỉ tác chiến phải hấp dẫn khối lượng lớn giải phóng quân tới khu vực dự định, biên giới Trung Miến cũng không thể không có giải phóng quân. Để tạo thành hình thái có lợi hơn, Lý Di đã chia Vân Nam nhân dân phản Cộng cứu quốc quân ở bắc Miến ra thành 4 đường. Đường thứ nhất 400 người từ hứng Cảnh Đống, Đả Lạc tiến công Mạnh Hải, Cảnh Hông, chiếm lấy hai huyện Thành, ngăn chặn giải phóng quân ở hướng Tư Mao chi viện cho phía nam; Đường thứ hai 2000 tên, tiến công theo hướng Mạnh Liên, Lan Thương, chiếm lấy hai huyện Thành, sau đó chuyển làm quân dự bị. Đường thứ ba 2.500 tên, chủ yếu công kích về hướng Tây Ninh. Thương Nguyên, Song Giang lâm thương, đầu tiên chiến lấy 4 huyện, sau đó phát triển theo hướng Đại Lý, Côn Minh. Con đường thứ tư 1500 tên, công kích theo hướng Trấn Khang, Vĩ Đức, sau khi chiếm đoạt lấy 2 huyện thì phát triển theo hướng Xương Ninh Phượng Khánh. Phương án của Lý Di là bảo hộ hai cánh, chủ công ở giữa, trong đó lại lấy đường thứ ba làm chính. Hắn dự tính trước hết chiếm lấy các huyện Trấn Khang, Thương Nguyên, Tây Minh, v.v..xây dựng căn cứ phản công, sau đó tiến chiếm Cảnh Mã, Song Giang, Lâm Thương, làm bước đi thứ nhất của cuộc phản công.Dưới sự chỉ huy của kế hoạch Lý Di, quân đội tàn binh Quốc dân đảng ở khu vực biên giới Trung Việt trước hết đã gây rối, tiếp đó, quân đội phỉ của Đàm Anh Ninh cũng bắt đầu vây đánh các huyện thành ở Điền Đông, quân khu Vân Nam của quân giải phóng lại cử quân đội đi tiễu trừ quân phỉ ở các nơi.Lý Di nhìn thấy thời cơ để cho tàn quân phỉ chạy sang Miến Điện nhập cảnh quấy rối đã tới, liền dẫn hơn 6000 quân kéo vào Điền Tây ngông cuồng tuyên bố trong ba tháng sẽ chiếm được Côn Minh, nghênh tiếp chính phủ Trung ương rời về Tỉnh Điền, rồi lần lượt chiếm lĩnh các huyện thành Cảnh Mã, Mạnh Liên, Mãnh Hải, Trấn Khang v.v...và các khu vực bộ phận. Chính trong lúc Lý Di đắc chí mưu ý, đòi Đài Loan khen công tặng thưởng, quân khu Vân Nam của giải phóng quân đã tuyên bố mệnh lệnh tác chiến tiêu diệt quân Quốc dân đảng vào quấy rối. Bắt đầu từ thượng tuần tháng 6, các cánh quân giải phóng quân lần lượt bao vây tiêu diệt hơn 800 tên Quốc dân đảng từ Bắc Miến xâm nhập vào, số còn lại đều chạy trốn ra nước ngoài vào cuối tháng 6. Trung tuần tháng 7, do vì quân Mỹ ở Triều Tiên lại một lần nữa vượt quá Vĩ Tuyến 38, mũi nhọn đã đạt tới đường Kim Hóa, Cán Thành, cục thế bất lợi cho chí nguyện quân Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch đã đánh điện hạ lệnh cho Lý Di lại một lần nữa phản công Vân Nam. Tức thì sau một thời gian ngắn chỉnh đốn và biên chế lại tổ chức, Lý Di lại một lần nữa xâm phạm quấy rối Vân Nam, chiếm lĩnh huyện thành Thương Nguyên và Mạnh Liên. Quân giải phóng sử dụng chiến thuật dụ địch vào sâu, khi chúng tiến sâu vào biên cảnh ở một mức độ nhất định, liền cắt đứt con đường phía sau của chúng, dùng binh lực ưu thế tiến hành bao vây tiêu diệt, truy đuổi tiêu diệt và thanh trừng tiêu diệt, lại tiêu diệt hơn 200 tên địch, Lý Di dẫn toàn quân lại một lần nữa chạy trốn sang bắc Miến vào hạ tuần tháng 7.Trước đó, bộ đội của Dương Quốc Hoa, Ninh Thụy Nam, Hạ Quang Vinh ở Điền Nam đã bị bao vây tiêu diệt vào tháng 5, bị bắn chết hơn 100 tên, bị bắt sống hơn 400 tên. Đàm Anh Ninh ở biên khu Điền Quế kiềm bị bắn chết hơn 1200 tên dưới trướng của hắn hoặc bị bắn chết, hoặc bị bắt sống hoặc chạy tẩu tán đi khắp các nơi.Giai đoạn thứ tư bắt đầu từ năm 1952 đến tháng 7 năm 1953. Sau nhiều lần vấp phải thất bại trong việc phản công mà tập đoàn Tưởng Giới Thạch cử quân đội tiến hành hoạt động quấy rối ở trong đất liền và ở biên giới Trung Miến, từ năm 1952 trở đi, chúng đã thay đổi thủ pháp, xử dụng chiến thuật lấy lớn nuốt bé, tốc tiến tốc thoái, dùng binh lực ưu thế gấp mấy lần, hoặc mười mấy lần, với sự phối hợp của hải quân và không quân, đột nhiên tập kích đánh phá bộ đội đột suất ở bờ biển hoặc các đảo ven biển có lực lượng phòng ngự mỏng và yếu, hòng tiêu diệt bộ đội phòng bị số lượng ít của giải phóng quân. Sau khi gặp thuận lợi hoặc phát hiện bộ phận quân đội lớn của giải phóng quân được tăng viện, liền nhanh chóng rút lui. Loại thủ pháp đột kích bất ngờ lấy lớn nuốt bé này mãi cho đến tháng 7 năm 1953 bị thất bại thảm hại sau khi xâm phạm đảo Đông Sơn mới bắt buộc phải thu lại.Ngày 28 tháng 3 năm 1952, hơn 1000 tên lính của Hồ Tông Nam trên đảo Đại Trần, đột nhiên tập kích vào đảo Bạch Sa Sơn huyện Lâm Hải, một trung đội quân giải phóng giữ đảo đã ngoan cường đánh lại, luôn luôn dựa vào địa hình thuận lợi và trận địa đã bày ra để đánh địch, kiên trì cho tới khi bộ đội tăng viện kéo đến. Quân đội Quốc dân đảng tiến vào xâm phạm sau khi tổn thất hơn 200 tên mới lên thuyền chạy trốn.Ngày 10 tháng 6 năm 1952, Hồ Tông Nam lại dẫn hơn 1200 tên lính tiến vào xâm phạm đảo Hoàng Tiêu huyện Ôn Lĩnh Triết Giang, một đại đội giải phóng quân giữ đảo, quyết giữ trận địa, kịch chiến suốt 18 giờ liền, sau đó lại phối hợp với quân đội tăng viện, tiêu diệt toàn bộ quân Quốc dân đảng chưa kịp lên thuyền chạy trốn. Trong trận chiến đấu này, quân giải phóng bị thương vong 46 người, đã tiêu diệt 310 tên lính của Hồ Tông Nam.Ngày 19 tháng 10 năm 1952, quân giải phóng nhân dân chủ động xuất kích, với binh lực của một tiểu đoàn bộ binh tăng cường và một tiểu đoàn pháo binh, qua 4 giờ vượt biển, đã chèo lên đảo Nam Bành mà quân Quốc dân đảng đánh chiếm. Sau 6 giờ kịch chiến, đã tiêu diệt 118 tên địch ở trên đảo, bắn chết tên thiếu tướng chỉ huy, thu hồi lại đảo Nam Bành.Ngày 14 tháng 12 năm 1952, hơn 1000 tên Quốc dân đảng đã tập kích lên bán đảo Lục Ngạo huyện Chương Phố tỉnh Phúc Kiến. Lúc đó giải phóng quân ở trấn Lục Ngạo chỉ có một trung đội biên phòng, họ đã anh dũng đánh trả sự tập kích của Quốc dân đảng đông gấp mười mấy lần, tiêu diệt chúng trên 100 tên, rồi tiến hành với viện quân truy kích chủng, đánh cho bọn lính tới xâm lược bạt vía kinh hồn phải tháo chạyThế nhưng, loại đột kích bất ngờ lấy lớn nuốt bé này của Quốc dân đảng cũng đã có mấy lần gặp may mắn. Trong năm 1952 chúng đã lần lượt tập kích đảo My Châu, đảo Nam Nhật huyện Bồ Điền tỉnh Phúc Kiến và Ô Nhạn, Vụ Thành huyện Bình Dương Triết Giang, đều đã khiến cho bộ đội chốt giữ của quân giải phóng và quần chúng nhân dân ở nơi đó vấp phải những tổn thất nhất đình, trong đó đặc biệt là đảo Nam Nhật bị xâm phạm quấy rối rất nổi tiếng.Ngày 11 tháng 10 năm 1952, sư đoàn 14 và sư đoàn 75 mỗi sư đoàn có hai trung đoàn cùng bọn phỉ biển của Quốc dân đảng đóng trên đảo Kim Môn, tổng cộng 9000 người, chia nhau ngồi trên chiến hạm, thuyền buồm máy, dưới sự yểm hộ của 8 chiếc máy bay, lần thứ ba đã xâm phạm quấy rối đảo Nam Nhật.Đảo Nam Nhật là một hòn đảo tương đối lớn của huyện Bồ Điền ở miền đông tỉnh Phúc Kiến, từ đông sang tây dài ước 14 ki lô mét, hai đầu chỗ rộng nhất trên dưới 7 kilô mét, trong đó chỗ hẹp nhất chỉ có 700 mét. Phía đông đảo Nam Nhật gỗ ghề tương đối lớn, có các núi Đại Kiều, Cửu Trùng, Bút Giá, Chủ Mẫu đều cao hơn mặt biển tới 130 mét. Thế núi dốc đứng địa hình hiểm yếu, dễ giữ khó đánh. Phía tây đảo là những núi gò đèo đất bằng phẳng, bình quân cao hơn mặt biển trên 40 mét, ngọn núi ở sau làng ven núi nơi cao nhất mới trên 80 mét. Diện tích của đảo Nam Nhật ước khoảng 80 kilô mét vuông có hơn 60 làng, dân cư trên vạn. Đảo Nam Nhật là khu thứ 9 của huyện Bồ Điền, chính phủ khu đặt tại làng Nam Nhật thuộc phía tây Đảo.Ngày mồng 10 tháng 10, quân Quốc dân đảng Kim Môn gọi là Tiến hành cuộc đại diễn tập Lục Hải Không quân để chúc mừng quốc khánh.Sáng sớm ngày 11 tháng 10, hơn mười chiếc tầu đổ bộ và mười mấy chiếc xuồng máy lái khỏi eo biển Liệu La Kim Môn trong màn đêm, biên đội lái về phía nam. Khi trời sáng thì tiếp cận mặt biển Nam Nhật, phát hiện một chiếc thuyền đánh cá, ba chiếc tầu đổ bộ tập trung hỏa lực bắn phá. Chiếc thuyền đánh cá bị bắn trúng, cột buồm bị đổ xuống, có người bị bắn lên không trung. Một chiếc tàu đổ bộ của Quốc dân đảng lại lao về phía chiếc thuyền đánh cá, làm cho chiếc thuyền vỡ tan ra từng mảnh. Mấy ngư dân rơi xuống biển cũng bị lao chết.Hơn 9 giờ sáng, quân Quốc dân đảng rải thành một tuyến Vạn Hồ, Thổ địa bình, làng Nham Hạ cùng Đông Hộ, Tây Hộ leo lên đất liền. Một đại đội quân giải phóng dựa vào địa hình có lợi ngoan cường đánh trả, kịch chiến suốt ngày, đại bộ phận đã hy sinh oanh liệt. Sau 2 giờ chiều ngày 11, quân đội đại lục tăng viện hai tiểu đoàn lần lượt tới, cấp tốc trèo lên đảo, người trước ngã người sau kế tiếp. Một số binh sĩ của tiểu đoàn muốn leo lên từ phía sau đảo, vấp phải sự phong tỏa của hỏa lực địch, bắt buộc phải rút về. Chỉ có một trung đội trôi tới cửa eo, leo được lên bờ, lại gặp phải bọn phỉ biển. Bị kẹp trong vòng vây dày đặc của bọn địch, ngoài 8 người bị bắt sống ra, còn lại toàn bộ đều hy sinh. Đại đội 2 của tiểu đoàn lục chiến vội vã leo lên đất liền từ cửa eo Bạch Sa Dương. Sau khi lên bờ chỉ còn lại binh lực của một đại đội. Quân địch trước hết dùng sự triệt thoái để dụ cho quân giải phóng vào sâu, sau đó chúng đã bao vây chặt ở khu vực làng Thảo Bồ, Xạ thủ súng máy Lý Trung Chí đứng trước tình hình các chiến sĩ toàn trung đội đều bị tử vong hết đã xông thẳng vào đám quân địch, kéo chốt nổ một quả lựu đạn. Đại đội phó đại đội 5 Kinh Ngọc Châm, trong tình trạng các chiến hữu đều bị hy sinh hết, bản thân mình đã bị thương hai chỗ, đã quyết chiến đấu trong hai giờ liền, đánh lùi năm đợt xung phong của địch, cuối cùng đã hy sinh anh dũng.9 giờ tối ngày 12, phó tham mưu trưởng một đơn vị đã dẫn binh lực một tiểu đoàn leo lên đất liền, ngay lập tức đã gặp binh lực ưu thế của quốc dân đảng bao vây chặn đánh. Sáng sớm ngày 13 hai bên triển khai trận đánh giáp lá cà, khi trời sáng rõ, toàn bộ các chiến sĩ phần lớn đều bị hy sinh.ở trên đảo Nam Nhật đồng thời với cuộc chiến đấu đẫm máu giữa giải phóng quân và Quốc dân đảng, trên đại lục phía từ Bờ Điền tới Thạch Thành đang tranh thủ làm con đường vận chuyển quân lính, mấy vạn người ngày đêm phấn đấu, chỉ trong ba ngày đã làm xong con đường dài 60 kilômét, thế nhưng quân đội tăng viện vượt biển thì vẫn vấp phải chặn đánh của hỏa lực máy bay và đại bác Quốc dân đảng, rất nhiều thuyền gỗ bị bắn chìm, binh lực được tăng viện ở trên đảo đã ít lại phân tán, đều bị các cánh quân quốc dân đảng đánh phá.Quân Quốc dân đảng tập kích đảo Nam Nhật, đồng thời với việc bao vây tiến đánh bộ đội viện binh và bộ đội giữ đảo của quân giải phóng, chúng còn cướp bóc hãm hiếp các cư dân trên đảo, phá hoại tổ chức chính quyền địa phương. Bọn đặc vụ địch và những phần tử quản chế ác bá ở trên đảo cũng nhẩy ra, dẫn đường cho Quốc dân đảng, chỉ điểm các cán bộ đảng viên, bao vây tiến đánh các phần tử quần chúng tích cực. Trên đảo Nam Nhật gà bay chó chạy, hỗn loạn vô cùng.Thống kê sau cuộc chiến đấu, các cán bộ khu Nam Nhật chết 5 người, bị bắt 15 người; đội công an chết 3 người; tổn thất súng pạc khoọc 6 khẩu, súng lục 12 khẩu, gạo 800 cân, khoản thuế 160 vạn đồng (tiền nhân dân tệ lúc đầu xây dựng nước, 100 đồng tương đương với 1 đồng). Các con dấu của khu ủy, ủy ban khu, hội phụ nữ, 500 tờ giấy thông hành của công an Huyện cùng với các bản thống kê danh sách dân quân Đảng viên Đoàn viên đều bị cướp đi mất. Quần chúng nhân dân tổn thất mất gà 633 con, vịt 11 con, lợn 324 con, bò 3 con, quần áo 660 bộ lương thực 2835 kilô gam, cánh cửa 75 bộ, quan tài 12 chiếc, dê 10 con, còn có 11 quần chúng nhân dân bị giết hại, 43 người bị thương, 5 người bị bắt làm tù binh đẩy tới Đài Loan.Trong cuộc chiến đấu này, tổng cộng quân giải phóng tổn thất mất hơn 1300 người.Trong đêm ngày 13 toàn bộ quân Quốc dân đảng đã rút lui.Bọn Quốc dân đảng đã mấy lần hoạt động xâm phạm quấy rối theo kiểu lấy lớn nuốt bé đạt kết quả, đã khiến cho tập đoàn Tưởng Giới Thạch vênh vang tự đắc. Trên Hội nghị chiến lược bọn chúng triệu tập tháng 12 năm 1952 có tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ tham dự, đã tuyên bố năm 1953 sẽ là năm phản công của bọn chúng, chúng sẽ tiếp tục tiến hành tác chiến phản công với quy mô đồ sộ. Thế nhưng giải phóng quân nhân dân ở các quân khu ven biển đã căn cứ vào chỉ thị của bộ tham mưu, thực sự thu hút những bài học kinh nghiệm, theo dõi chặt chẽ tình hình địch, thực sự làm tốt công tác chuẩn bị chống tập kích quấy rối, khiến cho năm phản công của tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã biến thành năm thất bại!Ngày 29 tháng 5 năm 1953, một đơn vị quân giải phóng đã tiến hành công kích chiếm luôn bốn hòn đảo như đảo Đê, núi Gà, núi Hươu lớn, Hươu bé, đã tiêu diệt hơn 230 quân Quốc dân đảng chiếm giữ Đảo, bắt sống tên thiếu tướng tư lệnh quân đoàn 42 Triết Giang nhân dân chống Cộng đột kích quân là Hà Trác Quyền. Bốn hòn đảo này nằm ở cửa biển Ôn Châu Loan, vị trí vô cùng quan trọng, trong ba năm sau khi giải phóng đại lục ở Triết Giang, giải phóng quân và bọn Quốc dân đảng từng nhiều lần tranh giành nhau 4 hòn đảo này. Sau khi quân giải phóng chiếm được 4 đảo, Tưởng Giới Thạch vô cùng tức giận, đã ra lệnh cho Hồ Tông Nam Cần phải chiếm lại ngay! Đêm khuya ngày 19 tháng 6, Hồ Tông Nam dẫn hơn 1600 quân, ngồi lên hơn 50 thuyền buồm và xuồng máy, dưới sự yểm hộ của hạm đội chiến đấu số 9 tiến hành phản công chiếm lại. Trước hết chúng dùng hỏa lực pháo tập kích khẩn cấp, tiếp đó quân chia hai đường tấn công lên đảo Dê và núi Hươu nhỏ, chúng còn muốn phát triển theo hướng núi lớn, sau cùng hợp lại đánh núi Gà. Các sĩ quan và binh lính quân giải phóng trấn giữ bảo vệ đảo dê, đã liên tục đánh tan 8 đợt xung kích của quân Quốc dân đảng, lại còn tổ chức 6 đợt phản kích, giữ chắc trận địa. Một đại đội bảo vệ núi Hươu nhỏ, đã liên tục đánh lui 7 lần xung phong của quân Quốc dân đảng. Đúng 9 giờ ngày 21, quân giải phóng bảo vệ núi Hươu lớn, bắt đầu phản công, quân Quốc dân đảng đã để mất hai trung đội có nhiệm vụ yểm hộ, chúng đã hốt hoảng tháo chạy. Trong cuộc chiến đấu gần hai ngày, quân giải phóng đã đánh tan sự phản công của quân quốc dân đảng, tiêu diệt 736 tên của chúng, bắn bị thương 5 tàu chiến địch, bắn chìm 12 thuyền địch, cả bốn hòn đảo đều được khống chế chặt chẽ trong tay giải phóng quân.Thế nhưng, Tưởng Giới Thạch không cam tâm với thất bại ở Ôn Châu Loan, đã ra lệnh cho quân đội Quốc dân đảng tiếp tục chấp hành phương châm lấy lớn nuốt bé, tăng cường các cuộc xâm phạm đối với ven bờ đại lục và hải đảo. Cuộc chiến ở đảo Đông Sơn chính đã phát sinh trong bối cảnh như vậy.Ngày 16 tháng 7 năm 1953, quân Quốc dân đảng xâm phạm đảo Đông Sơn, đây là một lần hoạt động xâm phạm quấy rối lớn nhất từ sau khi tập đoàn Tưởng Giới Thạch tháo chạy ra Đài Loan, chúng đã nếm đòn đả kích và thất bại cũng nặng nề và thảm hại nhất.Đảo Đông Sơn là hòn đảo lớn thứ hai của Phúc Kiến, diện tích 165 kilô mét vuông, nhân khẩu ước khoảng 83000 người là tấm bình phong che mặt biển của Mân Nam. Số quân đội đóng giữ đảo Đông Sơn là hai tiểu đoàn của Trung đoàn 80 (thiếu một đại đội) công an giải phóng quân. 21 giờ ngày 15 tháng 7, thượng tướng tư lệnh trưởng Hồ Liên quân đội phòng vệ Kim Môn của Quốc dân đảng, đã dẫn sư đoàn 45 (thiếu 2 tiểu đoàn của trung đoàn 133) trung đoàn 53 sư đoàn 18 và đại đội đột kích 1,2 của phỉ biển v.v... ngồi trên 13 chiếc tàu chiến, xuất phát từ Kim Môn lái ra ngoài biển. Những động hướng khác thường của quân quốc dân đảng ở Kim Môn đều được cơ quan chỉ huy quân khu Hoa Đông đặt ở trên biển lúc đó nắm biết hết. Vào lúc 23 giờ ngày hôm đó quân khu Hoa đông thông báo: Tên tướng phỉ Kim Môn Hồ Liên đã đích thân dẫn 4 trung đoàn quân chính quy, 4 đại đội phỉ biển, phối hợp với Hải quân và không quân, xuất phát từ đảo Kim Môn và lúc 9 giờ tối ngày 15. Thủ trưởng quân khu Phúc kiến phán đoán, nếu bọn địch đi về phía bắc, có khả năng sẽ tập kích đảo Nam Nhật, hoặc đảo Bình Đàm; đi về phía nam có khả năng sẽ tập kích đảo Đông Sơn, bởi vì cự ly của chúng đều cách Kim Môn khoảng trên dưới 150 kilô mét vừa đúng là hành trình một đêm trên biển. Trong đó bọn địch rất có khả năng sẽ tiến đánh đảo Đông Sơn, thứ nữa mới là đảo Bình Đàm, Đại Đăng và Hạ Môn. 1 giờ ngày 16, thủ trưởng quân khu Phúc Kiến quyết tâm. Nếu bọn địch tiến vào xâm phạm Bình Đàm, Nam Nhật Đại Đăng, Hạ Môn, quân đóng ở đó sẽ kiên quyết giữ, sau đó sẽ tiếp tục viện trợ dần. Nếu bọn địch xâm phạm Đông Sơn, quân đội giữ đảo sau khi đánh trả sẽ rút lui, bởi vì diện tích của đảo Đông Sơn lớn mà binh lực lại quá ít. Thủ trưởng quân khu Phúc Kiến đặc biệt chỉ rõ cho bộ đội giữ đảo Đông Sơn biết: Lưu lại một tiểu đoàn tinh nhuệ tiến hành phòng ngự cơ động. Những nhân viên không phải chiến đấu, phải yểm hộ cho các nhân viên Đảng và chính quyền huyện Đông Sơn rời khỏi đảo trước khi trời sáng. Bộ đội giữ đảo nếu vấp phải binh lực ưu thế của địch tấn công, thì có thể tìm cơ hội di chuyển.Giữa lúc quân khu Hoa Đông và quân khu Phúc Kiến của quân giải phóng đang khẩn trương tiến hành chuẩn bị tác chiến, trên sân bay Tân Trúc ở phía bắc Đài Loan, có 487 lính nhảy dù của dù đội đảo Lăng Hình đang chuẩn bị lên máy bay bay đi, để tiến hành một cuộc diễn tập. Đúng 4 giờ, 16 chiếc máy bay quân dụng vận tải cất cánh từ Tân Trúc, bay thẳng tới đảo Đông Nam ở phía Tây nam. Trước khi lên máy bay, tổng đội trưởng lính dù Cố Bảo Dụ tuyên bố đi chấp nhành nhiệm vụ tác chiến, yêu cầu không thành công, thì thành nhân.Tại sân bay Tân Trúc, khi bọn lính dù bước lên máy bay, hơn một vạn quân Quốc dân đảng do Hồ Liên soái lĩnh đã tới gần mặt biển Đảo Đông Sơn. Hồ Liên là thượng tướng lục quân Quốc dân đảng, cuối tháng 10 năm 1949 sau khi giải phóng quân đánh đảo Kim Môn gặp thế thất lợi, hắn đã phát đường quan vận. Trong quân giới Quốc dân đảng, hắn tuy bị châm biếm là đứa thất phu, thế nhưng sau trận đánh ở Kim Môn, hầu như hắn đã nổi lên như một ngôi sao chói lọi nhất trong quân đội Quốc dân đảng. Cho nên. Trận phản công ở tiền tiêu đại lục của quân đội Quốc dân đảng này, đột kích vào đảo Đông Sơn đã giao cho Hồ Liên chỉ huy.Hồ Liên đã dạn dày với chiến trận, rất chú ý thận trọng. Hắn cho rằng quân giải phóng ở Tuyền châu muốn tăng viện cho đảo Đông Sơn, ít nhất phải mất ba ngày. Trong đó, điều mấu chốt nhất là chiếc cầu lớn Cứu Long Giang ở gần Chương Châu đã bị máy bay Quốc dân đảng bỏ bom phá hủy. Bởi vì trên con đường dài 270 kilô mét từ Tuyền châu tới Đảo Đông Sơn, chiếc cầu lớn Cửu Long Giang ở vào nơi hiểm yếu, chiếc cầu này chưa khôi phục được, viện binh Tuyền Châu liền không thể đi xuống phía nam Đông Sơn đựoc. Viện binh không tới, hắn sẽ đảm bảo chỉ trong ba hôm sẽ lấy được Đông Sơn. Buổi trưa ngày 14 tháng 7, sau khi hắn nhận được báo cáo cầu Cửu Long Giang vẫn chưa khôi phục được, hắn liền hạ lệnh bắt đầu hành động. 4 giờ 40 phút ngày 16, máy bay vận tải và máy bay tiêm kích cất cánh từ Đài Loan vụt qua trên đầu của biên đội Hồ Liên, bộ đội địch lên bờ đã đổi chỗ ngồi hoàn tất, Hồ Liên liền ra lệnh cướp bãi.4 giờ 50 phút ngày 16, trung đoàn trưởng trung đoàn 80 Công An đóng ở đảo Đông Sơn của quân giải phóng là Du Mai Diệu, đang tổ chức rút lui khỏi đảo Đông Sơn, bỗng nhiên nhận được báo cáo bọn địch đã nhẩy dù ở bến đò Bát Xích Môn về phía Bắc đảo. Trung đoàn trưởng Du liền hạ lệnh cho một đại đội lính thủy ở địa phương này: Kiên quyết giữ chắc bến đò, ông sẽ lập tức cử viện binh tới. Lời nói vừa buông, lại báo cáo số quân của địch từ thôn Doanh lên đất liền ở phía nam đảo, đông tới hàng ngàn người. Du Mai Diệu thoáng nghĩ đã biết ngay là tình thế xấu, bởi vì bọn địch dùng lính nhẩy dù từ xưa chưa hề có, hơn nữa lính nhẩy dù đã bao vậy chặt bến đò Bắt Xích Môn, dựa theo kế hoạch trước rút lui về Đông Sơn đã không thể được nữa. Các nhân viên ở trên đảo chỉ có kiên trì giữ để đợi viện trợ, tức thì Du liền hạ lệnh cho trung đoàn hậu cần của Trần Đại đối diện với bến đò Bát Xích Khẩu cử quân vượt biển về phía nam, chi viện cho đại đội lính thủy đánh lại bọn lính nhẩy dù. Chiêu này đã có tác dụng quan trọng. Cấp trên đã đồng ý cho trung đoàn trưởng Du gắng sức giữ vững để chờ viện binh, hơn thế còn hạ lệnh cho trung đoàn 272 tiếp cận viện trợ cho Đông Sơn, ra lệnh cho sư đoàn 82 ở gần Tuyền Châu hỏa tốc tăng viện. Quân ủy trung ương cũng ra lệnh cho sư đoàn 122 của quân khu Quảng Đông cấp tốc đông tiến phối hợp tác chiến.Chỉ huy các cấp đánh điện qua lại, trong khi điều binh khiển tướng, trên đảo Đông Sơn đã là một biển lửa. 4 giờ 45 phút, một đại đội lính thủy đang chuẩn bị rút lui, phần lớn các sĩ quan và binh lính đã lên thuyền, trên bờ chỉ có đại đội trưởng và 6 người lính thủy. Khi phát hiện lính dù địch đã nhẩy dù xuống núi Tây làng Hậu Lâm, đại đội trưởng một mặt hạ lệnh cho các lính thủy ở trên bờ quay lại kho lấy súng máy, một mặt báo cáo tình hình với trung đoàn trưởng Du Mai Diệu, hơn nữa còn cử người đi gọi các binh sĩ đã lên thuyền quay trở lại. Sau năm ba phút, 4 khẩu súng máy ở trong tay 7 người đại đội lính thủy cùng nổ súng lên trời. Đội hình của máy bay địch bị đánh liền rối loạn, độ cao nhẩy dù cũng từ 200 mét lên tới 1000 mét, trật tự nhẩy dù hỗn loạn, có nhiều tên nhẩy dù xuống biển. Đúng 6 giờ, dân quân ở làng Hậu Lâm cũng gia nhập tác chiến, họ đã dựa vào kiểu cấu trúc vườn không nhà trống mà trước đây 300 năm các anh hùng dân tộc đã dùng để đánh giặc, giành từng tấc đất triển khai cuộc chiến đấu đẫm máu với bọn lính dù. Đúng 8 giờ một trung đội của trung đoàn hậu cần 80 Công An cử đến đã lên đất liền tại bến đò Bát Xích Môn, kết hợp cùng tác chiến với các lính thủy, cuối cùng đã khống chế được bến đò.Trong lúc quyết chiến ở bến đò Bát Xích Môn quân đội Quốc dân đảng lần lượt lên đất liền vào làng Thân Doanh, làng Hồ Vĩ, chúng đã dùng 21 chiếc xe tăng dẫn đầu, đi nhanh vào thẳng đã chiếm lĩnh rất nhanh thành huyện Đông Sơn. Du Mai Diệu đã căn cứ vào số bộ đội thu thập được quyết tâm cố giữ làm chủ trận địa, ra lệnh cho các đơn vị bộ đội tiền duyên nhanh chóng thu hẹp lại, phối hợp với chủ lực. Thế nhưng do vì bọn địch tiến triển tương đối nhanh, trung đội 1 đại đội bị vây khốn ở khu vức Mã yên sơn, toàn bộ đã bị hy sinh, trung đội 2 của đại đội 1 bị vây khốn ở Quan Lộ Vĩ, cũng không một người sống sót. Đại đội của huyện Công An cũng chưa kịp di chuyển đã bị vây khốn thương vong mất quá nửa. Thế nhưng quân đội đã tìm trăm phương ngàn kế rút về tới vị trí kiên quyết giữ vững trận địa, đã đánh lui bọn địch hết đợt tấn công này tới đợt tấn công khác.Trong khi quân giải phóng bị vây, bị chia cắt, chiến đấu đẫm máu ở đảo Đông Sơn, trên các đường giao thông chủ chốt từ Phúc Kiến, Quảng Đông đi về hướng đảo Đông Sơn chiến xa rầm rộ, các đơn vị tăng viện hăng hái đổ về chiến khu. Các xe ôtô vận chuyển hàng hóa hành khách men theo tuyến Tuyền châu, Chương Châu sôi nổi tập kết về Tuyền châu và Chương Châu. Hành khách ở trên xe xuống xe, hàng hóa xếp dọn ở bên đường, lập tức vận chuyển bộ đội, ngày đêm tấp nập. Những xe ôtô bị máy bay địch bỏ bom phá đổ nằm ở bên đường, các xe ở phía sau vẫn tiếp tục tiến lên. Lại nói tới chiếc cầu lớn Cửu Long Giang ở gần Chương Châu, buổi trưa ngày 14 khi máy bay địch trinh sát thấy vẫn chưa được sửa chữa, thế nhưng buổi tối ván cầu đã được lắp xong, cho nên cuộc chiến đấu vừa mở màn, xe ôtô của quân giải phóng đã tấp nập đi qua, rất nhanh chóng tập trung ở Đông Sơn.Bộ đội viện binh lên đảo trước nhất là tiểu đoàn 3 trung đoàn 272. Sau khi họ lên đảo lúc 10 giờ 30 phút, đã đập tan ngay bọn lính dù khống chế chắc chắn bến đò Bát Xích Môn. Thế nhưng so sánh lực lượng đôi bên vẫn là bên mười bên một, cuộc chiến đấu càng thêm căng thẳng khẩn trương.Buổi chiều ngày 16, Đảo Đông Sơn trừ ba ngọn núi chính là núi Công Vân, núi Ngưu Độc, núi Vương Da và bến đò Bát Xích Môn đất đai rộng khoảng ba bốn kilô mét vuông vẫn ở trong tay quân giải phóng ra, tất cả đều nằm trong tay địch. Lúc này Hồ Liên báo cáo về Đài Loan, hắn đã chiếm đoạt được đảo Đông Sơn. Đài Loan bắt đầu chúc mừng, thổi phồng Màn mở đầu phản công đại lục đã kéo lên, Đảo Đông Sơn đã giành được thắng lợi mang tính quyết định v.v.. Lúc này, Đại đội 2 trung đoàn 80 Công An kiên trì giữ núi Công Vân, chẳng sợ kẻ thù bao vậy ba mặt, chỉ dựa vào 7 chiếc lô cốt xây, hơn 200 mét chiến hào và đoạn rãnh đất dài chưa đầy trăm mét, đã đánh lui được 18 đợt xung phong của quân đội Quốc dân đảng. Đại đội 12 trung đoàn 272 sau khi được tăng viện, họ lại cùng đánh lui 13 đợt xung phong của Quốc dân đảng. Khi trời tồi ở trước trận địa núi Công Vân đã nằm ngổn ngang 413 xác chết của địch. Đại đội 5, đại đội 6 của trung đoàn 80 Công An đã kết hợp với nhau kiên trì giữ chắc làm chủ trận địa núi Ngưu Độc, sau khi chiến đấu với địch đã giành lại được bộ phận trận địa phía ngoài tiền duyên, họ lại tổ chức lực lượng phản kích, giành lại trận địa, đã đánh lùi năm đợt xung phong của một tiểu đoàn địch, bắn chết hơn 200 tên. Quân quốc dân đảng tấn công vào trận địa chính núi Vương Da, trước sau cũng không thể đột phá được trận địa chính.Trong đêm khuya ngày 16, cuộc chiến đấu vẫn rất ác liệt. Bởi vì quân đội tăng viện của giải phóng quân chỉ có tiểu đoàn 3 trung đoàn 272 lên đảo, số còn lại vẫn đang trên đường kéo đến. Binh lực quân giải phóng ở trên đảo càng ngày càng ít. Vào lúc 22 giờ, Hồ Liên điều chỉnh sắp xếp, quyết tâm phát khởi cuộc công kích toàn diện trước lúc 24 giờ, cần phải chiếm được toàn đảo trước khi trời sáng. Bởi lẽ hắn dự đoán buổi sáng ngày mai, bộ đội phía sau của giải phóng quân sẽ tới bờ bên kia. Đúng 23 giờ, Hồ Liên đã đem quân đội dự bị cuối cùng ném vào cuộc chiến đấu, đánh mạnh vào ba trận địa chính. Thế nhưng 23 giờ 30 phút, sư đoàn 82 và sư đoàn 122 dẫn đầu của đại quân viện binh cùng với chủ lực trung đoàn 272 đều bắt đầu lên đảo. Tư lệnh viên quân khu Phúc Kiến là Diệp Phi quyết tâm đợi toàn bộ quân đội tăng viện sau khi lên đảo hết, chập tối ngày 17 đã phát khởi cuộc phản kích.Sáng sớm ngày 17, ba trận địa chính của đảo Đông Sơn Vân ở trong tay quân giải phóng. Bọn địch lại phát giác, đại bộ phận quân giải phóng đã lên đảo. Hồ Liên biết rằng đánh phá Đông Sơn đã vô vọng, quyết tâm rút về. Đúng 7 giờ, quân giải phóng phát hiện địch có dấu hiệu rút chạy, tư lệnh viên Diệp Phi quyết định lập tức phát khởi cuộc phản kích toàn diện. 10 giờ 30 phút, cuộc phản kích của giải phóng quân đã bắt đầu, cả ba đường đều chỉ hướng về thôn Hồ Vĩ.18 giờ ngày 17 các đội quân phản kích của Giải phóng quân đều bức tới gần thôn Hồ Vĩ, quân Quốc dân đảng chen chúc nhau đổ về ven biển, cướp thuyền chạy trốn. Tàu chiến chẳng đợi xếp đầy đã vội vã tháo chạy, quân Quốc dân đảng còn lại đành phải nộp súng đầu hàng. 19 giờ, cuộc chiến đấu kết thúc thắng lợi, tổng cộng giải phóng quân đã tiêu diệt 3379 tên quốc dân đảng, phá hủy hai chiếc xe tăng, bắn chìm 3 tàu chiến đổ bộ cỡ nhỏ, bắn rơi hai máy bay. Quân giải phóng cũng đã phải trả giá thương vong và mất tích 1250 người.Cuộc chiến đấu ở Đảo Đông Sơn là một lần giành thắng lợi lớn nhất trong hoạt động đánh trả bọn quốc dân đảng tới xâm phạm quấy rối của quân dân đại lục. Câu chuyện thần thoại của tập đoàn Tưởng Giới Thạch rùm beng phản công đại lúc đã bị phá diệt. Cuộc chiến đấu vừa kết thúc, chủ tịch Mao Trạch Đông đã chỉ thị: Cuộc chiến đấu ở Đông Sơn không chỉ là thắng lợi của Đông Sơn, cũng không phải chỉ là thắng lợi của Phúc Kiến mà là thắng lợi của cả nước!Trong giai đoạn từ đầu năm 1952 đến tháng 7 năm 1953 này, ngoài việc phái cử quân đội tới xâm phạm quấy rối khu vực ven biển vùng Đông Nam, tập đoàn Tưởng Giới Thạch còn tích cực tăng cường lực lượng cho bọn tàn binh Quốc dân đảng chạy trốn sang Miến, chỉ đạo chúng cử quân đội vào đất liền quấy rối. Tháng 2 năm 1952 phía Đài Loan đã phái cử ba viên chức quan trọng tới Bắc Miến đảm nhận chức phó tổng chỉ huy, Quân đoàn trưởng v.v.. bọn tàn binh. Ngoài ra chúng còn cử hơn 700 tên sĩ quan cơ sở và đặc công tới Miến, chỉnh đốn tổ chức tàn quân huấn luyện tác chiến mạnh mẽ thêm. Tức thì, đồng thời với lấy lớn nuốt bé của quân Quốc dân đảng ở khu vực ven biển vùng Đông nam, bọn tàn quân chạy sang Miến đã tiến hành bừa bãi các cuộc quấy rối cỡ nhỏ. Chỉ nửa đầu năm 1952, các đội vũ trang cỡ nhỏ của chúng đã tiến hành quấy rối tới hơn 60 lần ở ba huyện Đằng Xung, Long Lăng, Trấn Khang tỉnh Vân Nam, sát hại trên 100 người cán bộ khu, xã và quần chúng nhân dân. Trong đó riêng đêm ngày 22 tháng 3 chúng đã giết hại tới 82 người ở trong biên giới huyện Long Lăng.Tại khu vực ven biển Đông Nam, từ mùa thu năm 1949 tới năm 1953, tập đoàn Tưởng Giới Thạch ngoài việc tiến hành lên bờ xâm phạm quấy rối với quy mô vừa và nhỏ tới trên 100 lần đối với đại lục, chúng còn không ngừng phái quân đội dùng máy bay tiến hành các hoạt động phá hoại như bỏ bom bắn phá, càn quét, trinh sát, thả dù, đổ bộ đường không v.v...Từ tháng 11 năm 1949 đến tháng 2 năm 1950, máy bay Quốc dân đảng đã tiến hành 26 lần bỏ bom bắn phá và quấy rối đối với Thượng Hải Đặc biệt là ngày 6 tháng 2 năm 1950, 17 chiếc máy bay không quân Quốc dân đảng đã bỏ bom bắn phá điên cuồng đối với các mục tiêu như công ty điện lực và nhà máy đóng thuyền Thượng Hải, phá hủy hơn 2000 căn nhà, bắn chết và bắn bị thương hơn 1400 người, các nhà máy bị phá hoại nghiêm trọng.Miền ven biển Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông là khu vực thường xuyên bắn phá quấy rối của máy bay không quân Quốc dân đảng, chủ yếu tập trung ở giữa Sán Đầu của Quảng Đông và Tùng Môn của Triết Giang. Lúc đó không quân của quân giải phóng còn rất yếu và nhỏ, Phúc Kiến và Việt Đông còn chưa có sân bay, số lượng bộ đội cao xạ pháo ít, trang bị cũ kỹ, không có sự bảo vệ che chở của tình báo Ra đa. Do đó máy bay địch hoạt động rất điên cuồng, mãi tới năm 1952, sau khi liên tục bắn rơi hai chiếc máy bay địch, khí thế của không quân Quốc dân đảng mới co cụm lại.Đồng thời với thời gian này, sự quấy rối trên biển của hải quân Quốc dân đảng cũng rất hung hăng. Chúng đã dựa vào ưu thế sức mạnh trên biển, dùng những hòn đảo ven biển đông nam đại lục mà chúng chiếm cứ để làm căn cứ, rất nhiều lần thềm lục địa và ngư trường ven biển đại lục, cướp bóc và bắt giữ các thuyền buôn qua lại, bắt giữ ngư dân, phá hoại nghiêm trọng việc vận chuyển đường biển và sản xuất nghề cá của đại lục. Chỉ riêng hai tỉnh Mân Triết từ mùa thu năm 1949 tới mùa đông năm 1953, số thuyền đánh cá bị hải quân Quốc dân đảng pháo kích, cướp bóc đã lên tới hơn 2000 chiếc, số ngư dân bị bắt đi đã có tới hơn 1 vạn người, đã khiến cho hơn 50 vạn ngư dân trực tiếp tham gia công việc sản xuất nghề cá đã không thể ra biển bắt đánh cá bình thường được. Nhằm thẳng vào tình hình này, quân ủy Trung ương và quốc vụ viện đã phát ra mệnh lệnh đối với việc vũ trang bảo vệ đường biển, bảo đảm an toàn trên biển, yêu cầu hải quân của giải phóng quân tăng cường tuần tra, đánh trả sự quấy rối trên biển của bọn Quốc dân đảng, đảm bảo an toàn việc vận chuyển đường biển. Các thuyền buôn cũng phải thành lập đội vũ trang của mình, để cùng đấu tranh chống lại các cuộc quấy rối của quân địch. Sau đó đã nhiều lần giành được thắng lợi trong cuộc đánh trả sự tập kích quấy rối của hải quân Quốc dân đảng.Cao trào phản công đại lục lần thứ nhất của tập đoàn Tưởng Giới Thạch là thời gian từ 1950 đến năm 1953, thế nhưng thực sự rủ cờ im trống là từ sau khi quân giải phóng chiếm được Đảo Nhất Giang Sơn, quân quốc dân đảng đã triệt thoái ra khỏi đảo Đại Trần.Ngày 18 tháng 1 năm 1955, quân giải phóng đã chỉ huy 3 đạo quân Lục, Hải, Không quân thuộc quân khu Hoa Đông, phát động cuộc tác chiến liên hợp đối với bọn Quốc dân đảng chiếm đảo Nhất Giang Sơn, trải qua 10 giờ liền chiến đấu ác liệt, đã tiêu diệt toàn bộ quân giữ đảo là 1086 tên, bắn chìm 3 tàu chiến địch, bắn bị thương 4 chiếc tỏ rõ năng lực tác chiến hùng mạnh của quân giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã không thể không đem quân quốc đảng ở trên các đảo Đài Châu lấy đảo Đại Trần làm trung tâm rút lui ra Đài Loan. Tới hạ tuần tháng 2 năm 1955, các hòn đảo ở ven biển Triết Đông đã toàn bộ trở về trong lòng nhân dân.