Xin mời tất cả Huynh Đệ Tỷ Muội cùng xem sự tích những tên gọi địa danh của Sài Gòn....
6. Kênh Tàu Hủ.
Tàu Hủ là tên gọi sau này của kênh Ruột Ngựa, được đào vào cuối năm 1772 nhằm thông lưu Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ. Đến ngày nay, kênh Tàu Hủ đã trải dài từ Đông sang Tây Sài Gòn.(Nguồn: Internet) Kênh Tàu Hủ. Với tổng chiều dài 22km, vắt ngang giữa TP.HCM và trải dài trên địa bàn 8 quận huyện, kênh Tàu Hủ khiến không ít người thắc mắc về nguồn gốc cái tên “nghe thôi đã thèm” trong khi quanh khu vực này không hề có truyền thống làm tàu hủ?.
Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19), thì đoạn phốđi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thành Tàu Hủ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhìn kinh nước đen và những “món phụ gia” trôi nổi trên ấy, rất hôi thối, mà người dân liên tưởng đến tương chao, tàu hủcho có phần… thi vị, nên gọi như vậy.
Kênh Tàu Hủ chưa bao giờ mang vẻ đẹp thơ mộng làm say đắm người nhìn, nhưng nó vẫn nằm sâu trong tiềm thức của người Sài Gòn với hình ảnh thuyền lớn thuyến nhỏ buôn bán tấp nập và cả một giai đoạn lịch sử đặc biệt .
7. Ngã tư Bảy Hiền..
Ngã tư Bảy Hiền.. (Nguồn: Internet) Ngã tư Bảy Hiền: Là nút giao thông quan trọng thuộc phường 4, quận Tân Bình, ngã tư Bảy Hiền không chỉ gắn liền với những chiến thắng oanh liệt của người dân Sài Gòn năm xưa mà còn mang một chút gì đó bí ẩn đằng sau tên gọi dân dã, gần gũi Bảy Hiền.
Theo Lê Minh Quốc trong sách “Người Quảng Nam”, vùng Bảy Hiền nổi tiếng với làng dệt do những cư dân Quảng Nam vào đây lập nghiệp (sau năm 1954). Theo đó, Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê “cóc” sinh thứ Bảy, tên Hiền. Được biết, ông Bảy Hiền này cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan – phu nhân vua Bảo Đại.
Đến khoảng năm 1940, người Sài Gòn dần lược bỏ chữ “ông” trong tên gọi, thành ra “ngã tư Bảy Hiền” cho đến ngày nay.
8. Cầu Chà Và..
Một góc cầu Chà Và. (Nguồn: Internet) Cầu Chà Và: Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ đã góp phần thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Cầu Chà Và có chiều rộng khoảng 30m, chiều dài 190m, có thêm 2 nhánh phụ lên xuống đại lộ Đông Tây, đảm bảo các phương tiện đi trên cầu không giao cắt nhau nhằm hạn chế tối đa kẹt xe.
Thật ra, Chà Và là cách người Việt phát âm chữ Java – tên một hòn đảo ở Indonesia. Chà Và dùng để chỉ người đến từ đảo Java, về sau dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm như Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma Ní (Manila, Philippines). Thế mới rõ vì sao khu vực cầu Chà Và từng là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải lại được gọi thành Chà Và. Ngoài ra, ở đầu cầu Chà Và về phía quận 8 có rạp hát Phi Long nổi tiếng, thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng.
Cây Vấp, Loại Cây Liên Quan Đến Địa Danh Gò Vấp.
Cây vấp sót lại trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn Theo nhiều người, có thuyết cho rằng nguồn gốc của địa danh Gò Vấp là do xa xưa nơi này là một ngọn đồi trồng cây vấp. Gần đây, có một người dân Sài Gòn, tên là Sơn Trần, ngụ tại quận Gò Vấp, từng nghe nói nhiều về cây vấp và mối liên hệ giữa địa danh Gò Vấp với cây vấp nên đã quyết tâm đi tìm… Mở đầu bài tường thuật trên Tuổi Trẻ online (TTO), anh Sơn Trần nêu ý kiến của một số nhà nghiên cứu cho rằng ngoài tên gọi Gò Vấp còn có Gò Vắp và đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra..
Anh Sơn Trần viết: “Tôi sống tại quận Gò Vấp đã gần tròn 34 năm, được biết mối liên hệ giữa tên gọi Gò Vấp với cây vấp mới đi dò hỏi các vị cao niên, các bậc trưởng lão của Gò Vấp, thì đều nhận được cái lắc đầu. Các cụ đều nói trước đây cây vấp nhiều lắm, giờ đô thị hóa nên không còn nữa. Lên Internet hỏi Google cũng chỉ nhận được những thông tin về tên gọi, công dụng chữa bệnh, nguồn gốc và một số hình ảnh nhưng không có một địa chỉ cụ thể nào để có thể tìm thấy một cây vấp đang sống, đang xanh tốt. Một thời gian sau, tôi được một chú lớn tuổi bảo là ở Gò Vấp thì hổng còn cây vấp nào đâu, nghe nói trong Sở Thú còn vài cây.”
Theo anh Sơn Trần, giữa Sở Thú – tức Thảo Cầm Viên Sài Gòn – rộng mênh mông, có đến mấy ngàn cây xanh, anh đã hỏi thăm đến mười mấy người, từ soát vé, chăm sóc cây, tỉa cành, và cả cán bộ làm công tác quản lý nhưng họ đều không biết loài cây này, hoặc biết nhưng không thể nhớ được vị trí của cây vấp dù cây nào ở đây cũng có đánh số và ghi bảng tên.
Cây vấp sót lại trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn và bảng lý lịch. Cuối cùng thật may mắn gặp được anh quản lý thảm thực vật. Lật cuốn sổ lý lịch cây, anh này cho biết Thảo Cầm Viên chỉ còn 2 cây vấp và vị trí chính xác của 2 cây vấp này. Cây thứ nhất thân khá cao, số hiệu đã mờ, bảng tên là cây vấp (Mesua Ferrea). Cây thứ hai không cao lắm, gốc cổ thụ, khá già nua, phải cần ba cây sắt phụ chống đỡ “tấm thân già”, số hiệu 1190, bảng tên là vấp nhiều hoa (Mesua Floribunda). Anh quản lý sổ lý lịch cây cho biết thêm là hiện nơi đây đang ươm giống cây vấp để bảo tồn loài cây này.
Như vậy là sau một thời gian dài tìm kiếm cuối cùng thì người viết đã có thể tận tay ôm một, mà không, tới hai cây vấp còn đang xanh tốt giữa Sài Gòn. Anh Sơn Trần kết luận chỉ tiếc là chưa tìm ra cây vấp nào trên đất Gò Vấp.
|
|