by outlander Fri Apr 28, 2017 12:29 am
Hiệu Ứng Âm Nhạc Đồng Quê Với...Người Tự Sát! (Ig Nobel Y Học 2005)
Ảnh Minh Họa Âm nhạc đồng quê có liên can tới người tự sát không? Có!, Theo nghiên cứu của giáo sư Steve Stack, thuộc trường đại học Wayne State, Hoa Kỳ, trên 49 thành phố lớn nhất thì nơi nào dân ca phổ biến mạnh mẻ nhất, tỉ lệ người tự sát thường cao nhất. Bởi vì nó gợi lại mối thương tâm của con người khi bị thất bại trong tình yêu, sự nghiệp, danh dự. Nó giải thích được 51% trường hợp tự sát của người dân thành phố. Nhiều nhà nghiên cứu xã hội học từng khảo sát ảnh hưởng của âm nhạc đến tỉ lệ tội phạm, nhưng chưa có ai nói đến tỉ lệ tự sát. Với chiến tích nầy Steve Stack được trao giải Ig Nobel y học năm 2005! Có Bao Nhiêu Người Móc...Lỗ Mũi Trên 20 Lần Mỗi Ngày? (Ig Nobel Y Học 2001)
Thật là nghiêm trọng. Mỗi ngày có hàng trăm thanh niên vô tình chọc ngón tay vào lỗ mũi. Theo một nhà nghiên cứu Ấn Độ, sau khi thăm dò 2000 khách hàng, có khoảng 7,6% người móc lỗ mũi trên 20 lần mỗi ngày! Nhà bác học của trường đại học Bangalore nầy cảnh báo : Như thế là quá đáng! Nó dẩn đến nguy cơ chảy máu cam nhiều hơn bình thường. Đã cảnh báo rồi nhé
Tại Sao Chim Bồ Câu Không Bao Giờ Ị...Vào Bức Tượng Takeru No Mikoto? (Ig Nobel Hóa Học 2003)
Đó là một điều làm cho giáo sư Yukiro Hirose thắc mắc từ rất lâu. Khi đi dạo quanh thành phố Kanawana, Nhật Bản, ông nhận thấy bọn chim bồ câu luôn sử dụng các bức tượng đồng làm WC công cộng, ngoại trừ một nơi! Qua nhiều năm liền theo dõi, ông đã biết vì sao chúng chừa ra chổ nầy. Khi phân tích thành phần hóa học của bức tượng nhà bác học mới tìm được câu trả lời : Trong tượng đồng có chứa thành phần độc chất Arsenic cao gấp 5 lần bình thường!(đồng thông thường là hổn hợp đồng, thiếc và vài phần trăm Arsenic). Thế mà bọn bồ câu chẳng cần phân tích gì cũng biết rất rõ! Tính diện tích...một con voi (Ig Nobel toán học 2002)
Bạn có biết công thức nầy : S = 8,245 + 6,807 H + 7,073 FFC? Không, chẳng biết gì ư? Nếu thay thế H bằng chiều cao đến vai của con voi châu Á, và FFC là chu vi dấu chân của nó, bạn sẽ có được diện tích toàn diện của con voi! Để làm gì? Đây là một bước tiến dài so với cách cân trọng lượng con voi từ thời cổ. Ai dám nói toán học là trừu tượng? Làm sao chế tạo màu...từ không màu? (Ig Nobel sinh học 1999)
Bạn có biết Jalapeno là một loại ớt rất cay của Mexico không? Người ta dùng nó để làm tương ớt nổi tiếng thế giới. Thế mà giáo sư Paul Bosland, thuộc viện màu Mexico lại có ý tưởng khác thường. Bằng phương pháp chuyển đổi gien di truyền, ông đã biến tương ớt thành một loại...màu nước, không còn cay nữa! Trong tương lai, có thể ông ta sẽ biến tiêu thành không cay và dầu thành...không béo nữa đấy! Tại sao cá mòi...đánh rắm? (Ig Nobel sinh học 2004)
Khi đêm xuống, bọn cá mòi xả hơi từ hậu môn thành nghung84 bọt nước sôi sục, và phát ra âm thanh chát chúa! Nói nôm na là chúng...đánh rắm! Đó là kết luận của một công trình nghiên cứu tại Canada. Đồng ý là chuyện tiếu lâm, nhưng nghiêm chỉnh! Cho đến bây giờ các nhà khoa học vẫn đang còn
đang tìm cách lý giải. Dường như chúng không có liên can gì đến chuyện ăn uống hay chột bụng của loài cá. Thực ra đó là cách thông tin của cá mòi. Nó giúp chúng quy tụ thành băng nhóm cho dù trong đêm tối đen. Ai dám nói nghiên cứu đánh rắm là...vô bổ? Tổng hợp SVJ 12 - 2005 và Internet
Kiến Thức Ngày Nay