Bảo Đại là vị vua thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam....
Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'?
Theo Phạm Cao Phong. Gửi cho BBC từ Paris
Kiếm nào và ấn vàng nào được vua Bảo Đại chuyển giao ngày 30 tháng 8 năm 1945? Xung quanh chuyện này có nhiều dị bản. Những ghi chép của Phạm Khắc Hòe, Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận, Nguyễn Hữu Đang, lời kể của Thứ phi Mộng Điệp cũng như tài liệu đã công bố của phía Pháp có nhiều mâu thuẫn.
Chuyện tướng Pháp François Jean Antonin Gonzalez de Linares loan báo việc tìm thấy ấn vàng và kiếm triều Nguyễn, chắc chắn không phải ấn kiếm đã được trao hôm 30 tháng 8 năm 1945, sau ngày Toàn quốc kháng chiến tại Nghĩa Đô ngày 28 tháng 2 năm 1952 rồi tổ chức trao lại cho chính phủ Bảo Đại hôm 8 tháng 3 năm 1952, có thể được xem như một đòn chiến tranh tâm lý đánh vào sự ngây thơ, cả tin của dân chúng về những câu sấm, những cơ trời "Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về".
Vua Bảo Đại (trong ảnh cùng Tướng Pháp Jean de Lattre de Tassigny hồi năm 1950 ở Buôn Mê Thuột) không có mặt trong buổi trao lại ấn kiếm năm 1952...AFP GETTY Chính ông Phạm Khắc Hòe cũng múa câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để khuyên Bảo Đại nhường ngôi. Có trận đánh nào ở vùng này mà lính Pháp đào công sự gần chùa? Lính đi càn gần Hà Nội đào công sự để chống xe tăng Việt Minh tháng 2 năm 1952? Sự nhanh nhẩu trong vòng chỉ một tuần tìm ra báu vật và trao lại, không biên bản thẩm định đó là ấn kiếm thật hay giả, cũng như sự vắng mặt của Bảo Đại trong ngày Pháp tổ chức trao trả giải thích ra sao? Bằng chứng thuyết phục hơn cả về chuyện trao trả ấn kiếm chỉ là đòn tâm lý là chiếc ấn truyền quốc quý nhất, được chính Gia Long gọi là chiếc ấn truyền ngôi là Kim bảo ấn "Đại việt quốc Nguyễn Vĩnh Trấn chi bảo - 大 越 國 阮 主 永 鎮 之 寶" đúc ngày 6 tháng 12 năm 1709 do chúa Nguyễn Phúc Chu làm hiện là sở hữu của Bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại sao?
Sách Đại Nam thực lục, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn, chép lai lịch chiếc ấn: "Mùa đông tháng 12 ngày Nhâm Dần, đúc Quốc bảo. Sai Lại bộ Đồng Tri là Qua Tuệ Thư coi việc chế tạo. Năm ấy đúc xong, về sau liệt thánh truyền nhau lấy làm Quốc bảo. Đến khi Duệ tông Hiếu Định Hoàng đế (tức Chúa Nguyễn Phúc Thuần – Định Vương – 1765 – 1775) vào Nam, cũng đem ấn đấy đi theo. Duệ tông Hiếu Định Hoàng đế băng hà thì để lại cho Thế tổ Cao hoàng đế (tức là Nguyễn Thế Tổ – Phúc Ánh – 1802 – 1819).
"Bấy giờ binh lửa trên 20 năm, ấn ấy mất rồi lại tìm thấy nhiều lần. Mùa hạ năm Nhâm Dần, giặc (nhà Tây Sơn theo cách dùng văn từ của nhà Nguyễn) đánh Sài Gòn, Thế Tổ ra đảo Phú Quốc, điều khiển Ngô Công Quý mang ấn theo sau bị lạc. Đến khi Chu Văn Tiếp phá được giặc, rước vua hồi loan, Công Quý cũng từ Long Hồ đem ấn về hiến. Lại đến chiến dịch Ba Lai, quân Tây Sơn đuổi gấp, tòng thần theo vua mang ấn lội sông chạy, ấn rơi xuống nước, rồi người lội sau vướng chân chạm phải, lại mò được, đem hiến ở hành tại. Lại khi vua lánh giặc (chỉ nhà Tây Sơn) ra ngoài vụng đảo Thổ Châu, từ giá (mẹ vua) và cung quyến (vợ con vua) đều ở lại đảo, vua Xiêm sai tướng là Thát Xỉ Đa đem binh thuyền đến đón vua mời vào nước họ. "Trong lúc thảng thốt, bụng dạ người Xiêm chưa lường được thế nào, vua mật sai tòng thần là Hựu đem ấn vượt biển lên bờ giấu kín. Khi vua đến thành Vọng Các, thấy vua Xiêm thết đãi rất cung kính, không có ý gì khác, vua mới sai người về đảo Thổ Châu để đón từ giá và cung quyến, tên Hữu cũng mang ấn ấy đi theo. Năm Gia Long, vua dụ Hoàng thái tử, tức Thánh tổ nhân Hoàng đế rằng: “Ấn báu này các đời truyền nhau, ngày xưa đã trải nhiều phen binh lửa, người chẳng chắc còn, mà ấn này vẫn cứ giữ trọn trước sau, chiếu văn và bổ dụng quan lại đều dùng ấn này, giữ tín trong nước, ai cũng hưởng ứng. Ấn này quan hệ với quốc gia không nhỏ, tức là ngôi báu trời cho vẫn có quỷ thần giúp đỡ, khiến cho ngọc bích của Triệu lại trở về. Vả lại nước ta liệt thánh nối nhau, chồng chất sáng hòa, hơn 200 năm, nay nhờ yêu dấu thiêng liêng mà thống nhất cả nước, phúc chứa vốn đã lâu đời... Huống là cái ấn Quốc bảo của tổ tiên ta để lại ư? Từ nay về sau nên lấy ấn này làm vật báu truyền ngôi. Con cháu ta phải đời đời để lại cho nhau, đừng làm mất đi mà truyền đến ức muôn năm dài lâu mãi mãi”...
Như vậy "Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" ngay khi hai chúa Thế tổ nhà Nguyễn là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương bị Tây Sơn Nguyễn Huệ quây bắt và chém chết tháng 9 năm 1777 tại Cà Mau, chỉ còn cháu trai của Nguyễn Phúc Lân là Nguyễn Ánh lúc ấy mới 14 tuổi trốn thoát sau này trở thành vua Gia Long mà ấn vẫn không bị mất và những lời Gia Long được ghi rõ chính sử Nguyễn nói thay giá trị của bảo vật triều đại này. Nó hiện nằm trong tay chính quyền tiếp quản chính thức nhà Nguyễn thì phải hiểu thế nào cho đúng ? Vua Bảo Đại từ bỏ ngai vàng trở thành công dân Vĩnh Thụy thì đương nhiên đúng theo nguyên tắc phải trao lại ấn này chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...
|
|