Nếu mới sắm một chiếc smartphone mới thì những thông tin tham khảo đối với các vấn đề thường gặp sau đây sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc sử dụng điện thoại một cách hiệu quả hơn.
1. Pin kém
Điểm “nổi bật” của smartphone chính là pin kém, nhất là khi bạn dùng Facebook, e-mail hoặc chơi candy crush. Với kiểu sử dụng như thế thì pin chưa chắc đã qua nổi một ngày. Thực tế các dòng điện thoại Android quản lý pin hơi kém. Tuy nhiên, bạn có thể tinh chỉnh hoặc cài thêm một số ứng dụng quản lý năng lượng để khắc phục vấn đề này, chẳng hạn như Juice Defender, Battery Defender, Go Power Master Battery Saver, Autorun Manager hoặc Tasker.
Thông thường, bạn nên giảm độ sáng màn hình xuống khoảng 50% và tắt chế độ “push” e-mail là đã có thể tăng được đáng kể thời gian sử dụng pin. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắm thêm một chiếc sạc di động dự phòng hoặc loại sạc pin đa năng Jumper Card có nhiều đầu nối khác nhau và hỗ trợ nhiều loại điện thoại khác nhau.
2. Vỡ màn hình
Theo khảo sát, những chiếc điện thoại do teen sử dụng hay bị vỡ hoặc nứt màn hình nhất. Tất nhiên, nguy cơ va đập hoặc rơi vỡ cũng không loại trừ điện thoại của ai. Cách tốt nhất để giảm thiểu va đập là sử dụng vỏ máy. Tuy nhiên, nhiều người lại không thích phụ kiện này bởi vỏ máy thường làm giảm tính thẩm mỹ (đối với dòng vỏ rẻ tiền) cũng như khiến cho máy thêm cồng kềnh và nặng thêm.
Trong trường hợp dùng vỏ máy, bạn nên chọn lựa kỹ các kiểu dáng sao cho phù hợp với thẩm mỹ của mình nhất. Tiếp đến là chọn những mẫu vỏ đa năng – có nghĩa là ngoài tác dụng bảo vệ chúng còn nhiều chức năng khác. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng loại kính bảo vệ cho màn hình để trong trường hợp va đập hoặc rơi, chúng sẽ giảm thiểu tối đa khả năng vỡ hoặc rạn nứt màn hình. Cả kể trong trường hợp màn hình có bị tác động đi chăng nữa thì nguy cơ hỏng hóc (máy bị trục trặc) sẽ giảm bớt đi và khi đó phí thay thế hoặc bảo hành /bảo dưỡng sẽ nhẹ nhàng hơn.
3. Thiếu dung lượng lưu trữ
Ở thời điểm mua máy mới có thể dung lượng 8GB hoặc 16GB là đủ cho ứng dụng, ảnh, nhạc và những thứ khác. Nhưng theo thời gian khi cường độ sử dụng cao hơn và cần phải lưu trữ nhiều hơn thì mức dung lượng này sẽ chẳng là cái gì đối với bạn.
Nếu bạn là “fan” của iPhone thì xin chia buồn bởi bạn chẳng có thể làm gì để tăng thêm dung lượng cho điện thoại. Còn nếu đang sử dụng Android thì những chiếc smartphone hỗ trợ nền tảng này thường có thêm khe cắm thẻ microSD để nâng cấp thêm. Đó cũng là cách khắc phục dễ dàng nhất cho trường hợp thiếu không gian lưu trữ trên điện thoại.
Rất nhiều model điện thoại Android hỗ trợ giao thức USB on-the-Go (OTG) – đồng nghĩa với việc nó sẽ biến thành thiết bị lưu trữ ngoài khi cắm vào cổng Micro-USB. Khi đó chúng sẽ có những chức năng tương đồng với thẻ nhớ, thẻ flash hay thậm chỉ là ổ cứng máy tính.
Với những smartphone không có khả năng mở rộng lưu trữ thì có thể tận dụng công nghệ lưu trữ di động không dây. Đó là những chiếc ổ cứng hoặc thiết bị lưu trữ trung tâm có thể kết nối với điện thoại thông qua Wi-Fi. Bạn có thể tham khảo qua các mẫu thiết bị lưu trữ di động sau đây. Chúng hỗ trợ Wi-Fi và có thể tăng cường khả năng lưu trữ cho smartphone: Corsair Voyager Air (1TB) - 199USD, Seagate Wireless Plus (1TB) - 368USD, LaCie Fuel, SanDisk Connect Wireless Media Drive (64GB) - 188USD, Kingston Wi-Drive (32GB) - 231USD, G-Technology G-Connect - 363USD.
Nếu không có khả năng trang bị thêm các thiết bị lưu trữ không dây trên, bạn có thể thử theo cách truyền thống - đó là upload ảnh, nhạc, video lên các dịch vụ trực tuyến như Dropbox (miễn phí 2GB) để giảm tải cho smartphone trong khi vẫn truy cập được bình thường các tài nguyên này. Drobox và các ứng dụng đám mây tương tự khác hỗ trợ phương thức streaming để kết nối điện thoại với ứng dụng qua Internet.
4. Camera chụp ảnh bị mờ
Những chiếc smartphone hiện đại thường được tích hợp máy ảnh rất mạnh, tuy nhiên không phải ai cũng hài lòng với chất lượng ảnh chụp của chúng. Vấn đề ở đây nằm ở chính người chụp bởi kỹ thuật chụp ảnh bằng smartphone cần sự khéo léo hơn là chụp với máy ảnh chuyên nghiệp hoặc thông thường.
Đối với những người mới làm quen với khái niệm chụp ảnh bằng smartphone thì cũng nắm rõ rằng chiếc điện thoại đó có thể không hỗ trợ zoom quang. Bạn vẫn có thể zoom số nhưng điều đó đơn giản chỉ là làm giảm độ phân giải của ảnh bằng việc thu nhỏ và phóng to vùng cần chụp. Nói một cách đơn giản thì zoom số sẽ khiến cho bức ảnh của bạn xấu hơn và do đó ảnh sẽ mất đi độ sắc nét.
Giải pháp ở đây là bạn cần dùng… chân để zoom. Đó là hãy bước gần tới vật thể cần chụp thay vì đứng từ xa và zoom vào. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng đàn flash để chụp bởi trong hầu hết các trường hợp nó sẽ không mang lại kết quả ưng ý. Nếu chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng thì hãy cố gắng tìm thêm các nguồn sáng khác thay vì bật đèn flash lên.
1. Pin kém
Điểm “nổi bật” của smartphone chính là pin kém, nhất là khi bạn dùng Facebook, e-mail hoặc chơi candy crush. Với kiểu sử dụng như thế thì pin chưa chắc đã qua nổi một ngày. Thực tế các dòng điện thoại Android quản lý pin hơi kém. Tuy nhiên, bạn có thể tinh chỉnh hoặc cài thêm một số ứng dụng quản lý năng lượng để khắc phục vấn đề này, chẳng hạn như Juice Defender, Battery Defender, Go Power Master Battery Saver, Autorun Manager hoặc Tasker.
Thông thường, bạn nên giảm độ sáng màn hình xuống khoảng 50% và tắt chế độ “push” e-mail là đã có thể tăng được đáng kể thời gian sử dụng pin. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắm thêm một chiếc sạc di động dự phòng hoặc loại sạc pin đa năng Jumper Card có nhiều đầu nối khác nhau và hỗ trợ nhiều loại điện thoại khác nhau.
2. Vỡ màn hình
Theo khảo sát, những chiếc điện thoại do teen sử dụng hay bị vỡ hoặc nứt màn hình nhất. Tất nhiên, nguy cơ va đập hoặc rơi vỡ cũng không loại trừ điện thoại của ai. Cách tốt nhất để giảm thiểu va đập là sử dụng vỏ máy. Tuy nhiên, nhiều người lại không thích phụ kiện này bởi vỏ máy thường làm giảm tính thẩm mỹ (đối với dòng vỏ rẻ tiền) cũng như khiến cho máy thêm cồng kềnh và nặng thêm.
Trong trường hợp dùng vỏ máy, bạn nên chọn lựa kỹ các kiểu dáng sao cho phù hợp với thẩm mỹ của mình nhất. Tiếp đến là chọn những mẫu vỏ đa năng – có nghĩa là ngoài tác dụng bảo vệ chúng còn nhiều chức năng khác. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng loại kính bảo vệ cho màn hình để trong trường hợp va đập hoặc rơi, chúng sẽ giảm thiểu tối đa khả năng vỡ hoặc rạn nứt màn hình. Cả kể trong trường hợp màn hình có bị tác động đi chăng nữa thì nguy cơ hỏng hóc (máy bị trục trặc) sẽ giảm bớt đi và khi đó phí thay thế hoặc bảo hành /bảo dưỡng sẽ nhẹ nhàng hơn.
3. Thiếu dung lượng lưu trữ
Ở thời điểm mua máy mới có thể dung lượng 8GB hoặc 16GB là đủ cho ứng dụng, ảnh, nhạc và những thứ khác. Nhưng theo thời gian khi cường độ sử dụng cao hơn và cần phải lưu trữ nhiều hơn thì mức dung lượng này sẽ chẳng là cái gì đối với bạn.
Nếu bạn là “fan” của iPhone thì xin chia buồn bởi bạn chẳng có thể làm gì để tăng thêm dung lượng cho điện thoại. Còn nếu đang sử dụng Android thì những chiếc smartphone hỗ trợ nền tảng này thường có thêm khe cắm thẻ microSD để nâng cấp thêm. Đó cũng là cách khắc phục dễ dàng nhất cho trường hợp thiếu không gian lưu trữ trên điện thoại.
Rất nhiều model điện thoại Android hỗ trợ giao thức USB on-the-Go (OTG) – đồng nghĩa với việc nó sẽ biến thành thiết bị lưu trữ ngoài khi cắm vào cổng Micro-USB. Khi đó chúng sẽ có những chức năng tương đồng với thẻ nhớ, thẻ flash hay thậm chỉ là ổ cứng máy tính.
Với những smartphone không có khả năng mở rộng lưu trữ thì có thể tận dụng công nghệ lưu trữ di động không dây. Đó là những chiếc ổ cứng hoặc thiết bị lưu trữ trung tâm có thể kết nối với điện thoại thông qua Wi-Fi. Bạn có thể tham khảo qua các mẫu thiết bị lưu trữ di động sau đây. Chúng hỗ trợ Wi-Fi và có thể tăng cường khả năng lưu trữ cho smartphone: Corsair Voyager Air (1TB) - 199USD, Seagate Wireless Plus (1TB) - 368USD, LaCie Fuel, SanDisk Connect Wireless Media Drive (64GB) - 188USD, Kingston Wi-Drive (32GB) - 231USD, G-Technology G-Connect - 363USD.
Nếu không có khả năng trang bị thêm các thiết bị lưu trữ không dây trên, bạn có thể thử theo cách truyền thống - đó là upload ảnh, nhạc, video lên các dịch vụ trực tuyến như Dropbox (miễn phí 2GB) để giảm tải cho smartphone trong khi vẫn truy cập được bình thường các tài nguyên này. Drobox và các ứng dụng đám mây tương tự khác hỗ trợ phương thức streaming để kết nối điện thoại với ứng dụng qua Internet.
4. Camera chụp ảnh bị mờ
Những chiếc smartphone hiện đại thường được tích hợp máy ảnh rất mạnh, tuy nhiên không phải ai cũng hài lòng với chất lượng ảnh chụp của chúng. Vấn đề ở đây nằm ở chính người chụp bởi kỹ thuật chụp ảnh bằng smartphone cần sự khéo léo hơn là chụp với máy ảnh chuyên nghiệp hoặc thông thường.
Đối với những người mới làm quen với khái niệm chụp ảnh bằng smartphone thì cũng nắm rõ rằng chiếc điện thoại đó có thể không hỗ trợ zoom quang. Bạn vẫn có thể zoom số nhưng điều đó đơn giản chỉ là làm giảm độ phân giải của ảnh bằng việc thu nhỏ và phóng to vùng cần chụp. Nói một cách đơn giản thì zoom số sẽ khiến cho bức ảnh của bạn xấu hơn và do đó ảnh sẽ mất đi độ sắc nét.
Giải pháp ở đây là bạn cần dùng… chân để zoom. Đó là hãy bước gần tới vật thể cần chụp thay vì đứng từ xa và zoom vào. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng đàn flash để chụp bởi trong hầu hết các trường hợp nó sẽ không mang lại kết quả ưng ý. Nếu chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng thì hãy cố gắng tìm thêm các nguồn sáng khác thay vì bật đèn flash lên.
Tuệ Minh - (Theo Cnet)