Áo dài- từ “biểu tượng văn hóa” đến… “thảm họa văn hóa” (II)
- Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến con đường trở thành… “thảm họa văn hóa” của áo dài?
“Hiện tượng hoang mang về bản sắc”
Những cách tân, “cải cách” vô độ trên tà áo dài những năm gần đây khiến công chúng không ít lần “nhức mắt”. Sắc màu lòe loẹt, kiểu dáng quái lạ, kết hợp không giống ai… đã biến nhiều áo dài trở thành tâm điểm chú ý giữa nhiều đám đông hiếu kỳ. Nhiều người đẹp diện áo dài “cách tân” theo xu hướng “quái lạ” đã nhận “gạch đá” không thương tiếc từ công chúng.
Những cách tân áo dài bị dư luận chỉ trích
Giải thích cho kiểu áo dài “không giống ai”, những áo dài “thảm họa”, NTK Minh Hạnh chia sẻ: “Trong cuộc sống hiện nay xảy ra một hiện tượng có thể gọi tên là: hoang mang về bản sắc. Câu chuyện về cách tân áo dài cũng là một hiện tượng kiểu này. Nhiều nhà thiết kế muốn sáng tạo, muốn làm mới trên tinh thần gìn giữ văn hóa truyền thống nhưng họ bất lực. Trước biến động dữ dội của thời đại, các nhà thiết kế muốn đưa ra những sản phẩm thật độc đáo, không giống ai, không bị trùng lặp về ý tưởng. Họ làm mới tức thì, họ muốn thể hiện tính độc đáo ngay lập tức… Nhưng, họ quên rằng, quy luật phát triển của thời trang không dựa trên những đặc điểm đó. Sự độc đáo, không giống ai- không đồng nghĩa với sự lập dị. Mọi sự biến đổi phải cần có sự kiểm chứng, sự bảo đảm của cả một quá trình dài phát triển. Thời trang đích thực không bao giờ có chỗ cho sự lập dị”.
"Áo dài phải đẹp rực rỡ nhưng không lòe loẹt, áo dài đẹp đa sắc nhưng không được diêm dúa"- NTK Minh Hạnh cho biết.
Theo NTK Minh Hạnh phân tích, các nhà thiết kế của những mẫu áo dài bị chỉ trích đã không thể hiện được nội lực và bản lĩnh nghề nghiệp của mình. “Giữa vòng xoáy phát triển, họ bị lạc lối. Họ hoang mang về bản sắc. Họ không biết phát huy điều gì và loại bỏ điều gì. Hay nói cách khác, họ không có nền tảng văn hóa vững vàng để giữ gìn và bảo vệ bản sắc”.
Xuất phát điểm của hiện tượng “hoang mang về bản sắc” trong thiết kế áo dài là do các nhà thiết kế chưa có sự hiểu biết thấu đáo về lịch sử, cũng như ý nghĩa, và lòng tự tôn dân tộc trên chiếc áo truyền thống.
“Chúng ta có thể nhìn thấy những cô gái nhuộm tóc vàng hoe diện áo dài. Điều đó thật khó để… “chịu đựng”. Nếu là phụ nữ phương Tây tóc vàng, họ mặc áo dài vẫn đẹp. Nhưng là phụ nữ Việt nhuộm tóc vàng để mặc áo dài… Phải nói là, không chịu đựng nổi. Họ không hiểu bản chất, không hiểu giá trị thực sự của áo dài”- NTK Minh Hạnh lấy ví dụ.
Cũng giống như việc, khi phụ nữ phương Tây mặc váy đầm, họ quan điểm phải hở khe ngực mới là đẹp. Nhưng phụ nữ Việt nếu mặc áo dài cũng cố gắng khoe ngực to, ngực đầy- theo NTK Minh Hạnh, là sự phản cảm, thiếu hiểu biết.
"Áo dài không phải là kiểu áo để khoe thân một cách lộ liễu"
Thế nên, những sự “cách tân” được dán mác mới lạ, độc đáo, học hỏi, hiện đại… trong các thiết kế dành cho áo dài đôi khi chỉ là sự học đòi kệch cỡm. Với trang phục truyền thống có lịch sử lâu đời như áo dài, những sự thiếu hiểu biết, “hoang mang về bản sắc” được thể hiện rất rõ nét trên những thiết kế được khẳng định là “cách tân”.
NTK Minh Hạnh cho rằng, muốn cách tân, “cải cách” áo dài, phải thực sự hiểu về áo dài, phải có nền tảng văn hóa vững chắc, thêm nữa, cần phải có nội lực, bản lĩnh nghề nghiệp của người làm thiết kế.
“Phải giữ lấy linh hồn dân tộc trên tà áo dài”
Áo dài với tiến trình lịch sử phát triển lâu dài, với phong cách thiết kế đặc biệt, với những câu chuyện văn hóa gắn liền… nên, áo dài luôn có một vị trí đặc biệt trong đời sống, trong vẻ đẹp, trong tâm hồn của người Việt. Bởi thế, NTK Minh Hạnh nhấn mạnh, nền tảng văn hóa vững vàng của các nhà thiết kế khi bắt tay vào công việc cách tân áo dài. “Bên cạnh tình yêu với áo dài phải có sự thấu hiểu, sự hiểu biết về áo dài, để thấy trên mỗi tà áo là linh hồn dân tộc, là linh hồn văn hóa. Chỉ khi nhận thức rõ được điều đó, các nhà thiết kế mới ý thích được sự trân trọng trong mỗi thiết kế áo dài”.
Điều quan trọng nhất trong thiết kế áo dài để tà áo vừa “truyền thống vừa hiện đại” theo NTK Minh Hạnh, “Tinh thần thời đại trên mỗi thiết kế áo dài, rất quan trọng. Ví dụ, cùng là một chiếc áo sơ-mi, nhưng chiếc này bạn thấy lỗi thời, chiếc kia bạn thấy hiện đại. Nhà thiết kế phải biết chọn lựa, chi tiết nào đã lỗi thời thì bỏ đi. Những nét văn minh của tà áo phải biết giữ lại và khai thác tận cùng. Chỉ có cách làm đó mới giúp tà áo dài vừa giữ nét truyền thống, vừa mang hơi thở, tinh thần của thời đại”.
Trong những thiết kế áo dài của mình, NTK Minh Hạnh đặc biệt yêu thích chất liệu thổ cẩm. “Với những sản phẩm có tính truyền thống, việc sử dụng chất liệu truyền thống là một cách tăng thêm ý nghĩa sâu sắc, tăng thêm phần linh hồn cho chiếc áo”. Tuy nhiên, trong xu hướng mới của thời trang hiện đại, có những chất liệu mới mang tính khuynh hướng như ren, lưới, voan… Với những chất liệu này, NTK Minh Hạnh khẳng định, hoàn toàn có thể đưa vào thiết kế áo dài. “Tuy nhiên, nhà thiết kế phải đủ bản lĩnh nghề nghiệp để đặt những chất liệu đó vào thiết kế áo dài một cách hợp tình, hợp lý. Phải giữ được linh hồn dân tộc trên tà áo truyền thống”.
"Thiết kế áo dài nếu chỉ chú trọng vẻ bề ngoài- đó sẽ chỉ là vẻ đẹp hời hợt"
Trước ý tưởng đưa áo dài chính thức trở thành Quốc phục, Lễ phục của Việt Nam, NTK Minh Hạnh cho rằng, đó là việc nâng tầm một “biểu tượng văn hóa” như áo dài. Nhưng, khi thiết kế áo dài, điều quan trọng nhất là… linh hồn của chiếc áo.
“Áo dài là một vật thể có linh hồn. Vẻ đẹp của áo dài được định hình bởi tinh thần tinh dân tộc. Bởi thế, nếu chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài của áo dài, đó sẽ chỉ là một vẻ đẹp hời hợt”- NTK Minh Hạnh khẳng định.
Hào Hoa
“Hiện tượng hoang mang về bản sắc”
Những cách tân, “cải cách” vô độ trên tà áo dài những năm gần đây khiến công chúng không ít lần “nhức mắt”. Sắc màu lòe loẹt, kiểu dáng quái lạ, kết hợp không giống ai… đã biến nhiều áo dài trở thành tâm điểm chú ý giữa nhiều đám đông hiếu kỳ. Nhiều người đẹp diện áo dài “cách tân” theo xu hướng “quái lạ” đã nhận “gạch đá” không thương tiếc từ công chúng.
Những cách tân áo dài bị dư luận chỉ trích
Giải thích cho kiểu áo dài “không giống ai”, những áo dài “thảm họa”, NTK Minh Hạnh chia sẻ: “Trong cuộc sống hiện nay xảy ra một hiện tượng có thể gọi tên là: hoang mang về bản sắc. Câu chuyện về cách tân áo dài cũng là một hiện tượng kiểu này. Nhiều nhà thiết kế muốn sáng tạo, muốn làm mới trên tinh thần gìn giữ văn hóa truyền thống nhưng họ bất lực. Trước biến động dữ dội của thời đại, các nhà thiết kế muốn đưa ra những sản phẩm thật độc đáo, không giống ai, không bị trùng lặp về ý tưởng. Họ làm mới tức thì, họ muốn thể hiện tính độc đáo ngay lập tức… Nhưng, họ quên rằng, quy luật phát triển của thời trang không dựa trên những đặc điểm đó. Sự độc đáo, không giống ai- không đồng nghĩa với sự lập dị. Mọi sự biến đổi phải cần có sự kiểm chứng, sự bảo đảm của cả một quá trình dài phát triển. Thời trang đích thực không bao giờ có chỗ cho sự lập dị”.
"Áo dài phải đẹp rực rỡ nhưng không lòe loẹt, áo dài đẹp đa sắc nhưng không được diêm dúa"- NTK Minh Hạnh cho biết.
Theo NTK Minh Hạnh phân tích, các nhà thiết kế của những mẫu áo dài bị chỉ trích đã không thể hiện được nội lực và bản lĩnh nghề nghiệp của mình. “Giữa vòng xoáy phát triển, họ bị lạc lối. Họ hoang mang về bản sắc. Họ không biết phát huy điều gì và loại bỏ điều gì. Hay nói cách khác, họ không có nền tảng văn hóa vững vàng để giữ gìn và bảo vệ bản sắc”.
Xuất phát điểm của hiện tượng “hoang mang về bản sắc” trong thiết kế áo dài là do các nhà thiết kế chưa có sự hiểu biết thấu đáo về lịch sử, cũng như ý nghĩa, và lòng tự tôn dân tộc trên chiếc áo truyền thống.
“Chúng ta có thể nhìn thấy những cô gái nhuộm tóc vàng hoe diện áo dài. Điều đó thật khó để… “chịu đựng”. Nếu là phụ nữ phương Tây tóc vàng, họ mặc áo dài vẫn đẹp. Nhưng là phụ nữ Việt nhuộm tóc vàng để mặc áo dài… Phải nói là, không chịu đựng nổi. Họ không hiểu bản chất, không hiểu giá trị thực sự của áo dài”- NTK Minh Hạnh lấy ví dụ.
Cũng giống như việc, khi phụ nữ phương Tây mặc váy đầm, họ quan điểm phải hở khe ngực mới là đẹp. Nhưng phụ nữ Việt nếu mặc áo dài cũng cố gắng khoe ngực to, ngực đầy- theo NTK Minh Hạnh, là sự phản cảm, thiếu hiểu biết.
"Áo dài không phải là kiểu áo để khoe thân một cách lộ liễu"
Thế nên, những sự “cách tân” được dán mác mới lạ, độc đáo, học hỏi, hiện đại… trong các thiết kế dành cho áo dài đôi khi chỉ là sự học đòi kệch cỡm. Với trang phục truyền thống có lịch sử lâu đời như áo dài, những sự thiếu hiểu biết, “hoang mang về bản sắc” được thể hiện rất rõ nét trên những thiết kế được khẳng định là “cách tân”.
NTK Minh Hạnh cho rằng, muốn cách tân, “cải cách” áo dài, phải thực sự hiểu về áo dài, phải có nền tảng văn hóa vững chắc, thêm nữa, cần phải có nội lực, bản lĩnh nghề nghiệp của người làm thiết kế.
“Phải giữ lấy linh hồn dân tộc trên tà áo dài”
Áo dài với tiến trình lịch sử phát triển lâu dài, với phong cách thiết kế đặc biệt, với những câu chuyện văn hóa gắn liền… nên, áo dài luôn có một vị trí đặc biệt trong đời sống, trong vẻ đẹp, trong tâm hồn của người Việt. Bởi thế, NTK Minh Hạnh nhấn mạnh, nền tảng văn hóa vững vàng của các nhà thiết kế khi bắt tay vào công việc cách tân áo dài. “Bên cạnh tình yêu với áo dài phải có sự thấu hiểu, sự hiểu biết về áo dài, để thấy trên mỗi tà áo là linh hồn dân tộc, là linh hồn văn hóa. Chỉ khi nhận thức rõ được điều đó, các nhà thiết kế mới ý thích được sự trân trọng trong mỗi thiết kế áo dài”.
Điều quan trọng nhất trong thiết kế áo dài để tà áo vừa “truyền thống vừa hiện đại” theo NTK Minh Hạnh, “Tinh thần thời đại trên mỗi thiết kế áo dài, rất quan trọng. Ví dụ, cùng là một chiếc áo sơ-mi, nhưng chiếc này bạn thấy lỗi thời, chiếc kia bạn thấy hiện đại. Nhà thiết kế phải biết chọn lựa, chi tiết nào đã lỗi thời thì bỏ đi. Những nét văn minh của tà áo phải biết giữ lại và khai thác tận cùng. Chỉ có cách làm đó mới giúp tà áo dài vừa giữ nét truyền thống, vừa mang hơi thở, tinh thần của thời đại”.
Trong những thiết kế áo dài của mình, NTK Minh Hạnh đặc biệt yêu thích chất liệu thổ cẩm. “Với những sản phẩm có tính truyền thống, việc sử dụng chất liệu truyền thống là một cách tăng thêm ý nghĩa sâu sắc, tăng thêm phần linh hồn cho chiếc áo”. Tuy nhiên, trong xu hướng mới của thời trang hiện đại, có những chất liệu mới mang tính khuynh hướng như ren, lưới, voan… Với những chất liệu này, NTK Minh Hạnh khẳng định, hoàn toàn có thể đưa vào thiết kế áo dài. “Tuy nhiên, nhà thiết kế phải đủ bản lĩnh nghề nghiệp để đặt những chất liệu đó vào thiết kế áo dài một cách hợp tình, hợp lý. Phải giữ được linh hồn dân tộc trên tà áo truyền thống”.
"Thiết kế áo dài nếu chỉ chú trọng vẻ bề ngoài- đó sẽ chỉ là vẻ đẹp hời hợt"
Trước ý tưởng đưa áo dài chính thức trở thành Quốc phục, Lễ phục của Việt Nam, NTK Minh Hạnh cho rằng, đó là việc nâng tầm một “biểu tượng văn hóa” như áo dài. Nhưng, khi thiết kế áo dài, điều quan trọng nhất là… linh hồn của chiếc áo.
“Áo dài là một vật thể có linh hồn. Vẻ đẹp của áo dài được định hình bởi tinh thần tinh dân tộc. Bởi thế, nếu chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài của áo dài, đó sẽ chỉ là một vẻ đẹp hời hợt”- NTK Minh Hạnh khẳng định.
Hào Hoa