Chiến Tranh Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thanh Hoài
Chương 5
Trong chiến tranh thế giới II, lúc đầu Pháp là kẻ bại trận, bị Đức chiếm đóng; nhưng chung cuộc, thành ra kẻ thắng trận, nhờ lực lượng Đồng minh giải phóng, và nhờ phe Trục bị Đồng minh quất sụm.
Kết quả chiến tranh thế giới II, tuy toàn bộ quân lực Pháp không bị tiêu diệt, những cũng bị thiệt hại rất nhiều. Dầu vậy, đối với xứ thuộc địa cũ Việt Nam, họ vẫn khinh khi, tưởng chỉ với ít ngàn quân do Đô đốc d’Argelieu tướng Leclere chỉ huy là có thể bóp muối dễ dàng.
Thật là một nhầm lẫn vô cùng tai hại, đưa lại sự thiệt hại cho cả Pháp lẫn Việt. Ngay trong vòng 5 năm đầu của cuộc chiến, Pháp đã phải chi phí ở Đông Dương trên 800 tỷ Francs với số lính thương vong như sau:
- Tử trận 43.160 người, chia ra; 1.247 sĩ quan, 4.233 hạ sĩ quan; 5.488 lính lê dương; 5.024 lính Bắc Phi; 17.068 lính bản xứ Việt- Mên-Lào (tài liệu do Bộ Chiến tranh Pháp công bố).
Và nếu tính gộp chung lại từ 1945 đến nửa năm 1954 thì phía Pháp có trên 90 ngàn người vừa tử trận vừa mất tích; chiến phí lên tới khoảng 2.400 tỷ Francs. Riêng tổng số thiệt hại về phía Việt Nam, chẳng thấy bên nào công bố tài liệu chính thức, những cũng được ước lượng là rất cao; nếu kể cả số thường dân bị nạn thì có lẽ gấp ba lần hơm số thương vong của binh sĩ Pháp.
Chiến tranh Việt-Pháp chẳng những làm cho nước Pháp mất người thiệt của mà còn làm cho nội tình chính trị rồi bời, hết nhân vật đảng phái này đến nhân vật đảng phái khác được mời đứng ra thành lập Nội các, nào Xã hội, nào Cấp tiến đủ cả; có vị lãnh đạo Chính phủ được ba ngày; có vị một vài tháng; có vị đáo tới đáo lui làm Thủ tướng những 2-3 lần, và dù đại diện cho khuynh hướng nào thì chung quy vẫn là lo việc giải quyết chiến tranh Việt Nam.
Lúc đầu, các Thủ tướng còn nói đến chuyện tìm chiến thắng nhanh chóng; nhưng về sau, chỉ cốt làm sao rút chân ra khỏi vùng sình Việt Nam với hy vọng giữ lại được những quyền lợi sẵn có.
Mười bảy vị Thủ tướng Pháp trong vòng 9 năm chiến tranh Việt Nam, đã đưa ra hết giải pháp này đến giải pháp khác, chẳng hạn lúc đầu thì ngạo nghễ, phơi bày hẳn bộ mặt thực dân vênh váo ra, nhưng đến khi thấy họ trơ trẽn quá, liền dùng lá bài Bảo Đại để làm mặt nạ, làm lễ trao trả độc lập cho Việt Nam, và đổi danh từ “đạo quân viễn chinh” thành “Quân đội Liên hiệp Pháp” nhưng vẫn bị sa lầy, vẫn bị quần chúng Việt Nam nhận ra bộ mặt thật.
Thủ tiêu Chính phủ Nam Kỳ quốc, đưa Bảo Đại về nước nắm quyền hành, thực dân Pháp muốn lồng chính trị vào quân sự trong vvấn đề Việt Nam và tưởng dùng chiếc bánh vẽ độc lập như là quy tụ được tất cả những người quốc gia, hầu giúp Pháp dễ dàng tiến hành chương trình thực dân, bảo vệ những quyền lợi sắn có tại Đông Dương.
Đây là một lầm lẫn tai hại thứ hai của Pháp, vì Bảo Đại qua bản chất và quá khứ của ông ta, không được bất cứ một người Việt yêu nước chân chính nào tín nhiệm, may ra có một thiểu số thương hại mà thôi.
Vì không được sự tín nhiệm như thế nên ngay từ đầu, giải pháp Bảo Đại đã lúng ta lúng túng, ủy nhiệm hết người nọ đến người kia lập Chính phủ, cải tổ nội các tới lui mà cũng chẳng làm nên tích sự gì.
Tinh ra trong vòng chưa đầy 6 năm, từ khi có giải pháp Bảo Đại (1948-1954), ông ta đã ủy nhiệm và thành lập Nội các và cải tổ nhiều lần; Nguyễn văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Trần văn Hữu (cải tổ Nội các ba lần), Nguyễn văn Tâm (cải tổ nội các hai lần), Bửu Lộc, và cuối cùng là Ngô Đình Diệm.
Với giải pháp Bảo Đại, cuộc chiến Việt Nam đã được khoác cho một bộ mặt mới, và là nguyên thủy đưa tới việc chia đôi Việt Nam vào giữa năm 1954.
Ngoài sáng kiến giải pháp Bảo Đại, các Chính phủ Pháp liên tiếp còn chạy thầy chạy thuốc lung tung, và ông thầy được Pháp gõ cửa trước tiên là Hoa Kỳ.
Hồi này Hoa Kỳ còn đang lâm chiến ở Triều Tiên, nhưng vẫn sẵn sàng giúp Pháp tiền bạc, súng ống, đạn dược, máy bay, tầu chiến, quân trang quân dụng v.v... và nhờ thế mà Pháp cầm cự được tới đầu năm 1954.
Hết cải tổ Chính phủ, đưa ra giải pháp Bảo Đại và nhờ Hoa Kỳ giúp sức, Pháp còn thay đổi liên tiếp Cao ủy và vị Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, nào d’Argenlieu, nào Bolaert, Letourneau, nào De Lattre de Tassigny, nào Paul Ely, nào Salan, nào Navarre v.v. những cuối cùng vẫn đi đến thảm bại.
Với chiến tranh Đông Dương, ngoài những thất bại liên tiếp về quân sự, còn đưa nước Pháp vào hoàn cảnh kiệt quệ tài chính, đồng Francs bị xuống giá dần dần so với đồng Mỹ kim của Hoa Kỳ, và làm cho cho nội tình chính trị nước Pháp trở nên bất ổn khiến Pháp mất rất nhiều ảnh hưởng về mặt ngoại giao quốc tế.
Những năm đầu của cuộc chiến, Pháp còn làm mưa làm gió và nắm thế chủ động trên khắp chiến trường, dồn Chính phủ Việt Minh vào chiến khu. Nhưng từ khi Mao Trạch Đông chiếm hết đại lục Trung Hoa thì quân đội Pháp lâm vào thế bị động, khiến Chính phủ Pháp phải đưa vị danh tướng thượng hạng De Lattre de Tassigny sang làm Tổng tư lệnh ở Đông Dương.
Hồi De Laftre de Tassigny sang Đông Dương thì tình hình quân sự đã hết sức nghiêm trọng các tỉnh miền trung du Bắc Việt bị uy hiếp nặng nề, và tại Hà Nội - Hải Phòng, dân chúng bắt đầu hoang mang giao động.
Khoảng giữa 1950, nhiều nhà giàu ở thủ đô Hà Nội đã nói tới chuyện bán nhà cửa, đồ đạc để chạy vào Sài gòn; sự đi lại giữa tỉnh này đến tỉnh khác hoàn toàn miền Bắc được dân chúng tự hạn chế, vì ai cũng sợ đánh nhau to thì mắc kẹt.
Để cung ứng nhu cầu chiến trường, Pháp mở nhiều lớp đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan cấp tốc, trong đó có lớp Thủ Đức, lớp ở Đập Đá, An Cựu, Huế. Những người lớn tuổi có bằng Thanh chung cũng bị gọi nhập học các khóa huấn luyện cấp tốc này, và sau 4 hoặc 6 tháng tập luyện, họ ra trường với cấp bậc chuẩn uý, được bổ sung sang chiến trường miền Bắc.
Ngoài những thanh thiếu niên có bằng (Trung học đệ nhất cấp), bị gọi đi học khóa huấn luyện sĩ quan cấp tốc, Pháp còn mở những khóa huấn luyện đặc biệt dành cho hạ sĩ quan được đặc cách đi học 4 tháng để trở thành chuẩn uý.
Vì hầu hết học viên khóa này, sau khi tốt nghiệp, đều bị đưa ra Bắc, nên ai cũng sợ; do đó phát sinh ra tệ trạng tham những kinh khủng, con ông cháu cha và những ai có tiền bạc lo lót thì được ở lại Sài gòn, Huế, bằng không, bị đưa tuốt ra Bắc Kỳ, mà ra Bắc thì mười phần kể như chín chết, một phần sống.
Cái tâm trạng sợ hãi của những người lính bị đưa ra Bắc hồi bấy giờ, đã nói lên tính cách nghiêm trọng của tình hình chiến sự, và do là lý do khiến Chính phủ Pháp cử tướng De Lattre de Tassigny qua Đông Dương.
De Lattre de Tassigny là một tướng tài, danh bất hư truyền, giống như hổ tướng của Mỹ Mc Arthur trong chiến tranh Cao-Ly, vừa chân ướt chân ráo tới Đông Dương, ông ta đã bắt tay ngay vào công việc phòng thủ Hà Nội và chặn đứng không để quân kháng chiến Việt Nam tràn vào Trung du Bắc bộ; nhờ thế mà chiến dịch tổng phản công của kháng chiến Việt Nam bị bẻ gẫy.
Công việc đầu tiên của tướng De Lattre là xây dựng những đồn luỹ kiên cố vòng cánh cung xung quanh Hà Nội và đặt nhiều khẩu đại pháo khổng lôg để bảo vệ thủ đô. Tiếp đến là mở các cuộc phản công táo bạo bằng cách đổ bộ Hòa Bình - Nà Sản, áp dụng chiến thuật đánh bọc hậu địch, đánh giữa lòng địch. Chiến thuật của tướng De Lattre tuy mang lại hiệu quả nhất thời, giữ không cho quân kháng chiến Việt Nam đánh chiếm thủ đô Hà Nội, nhưng lại gây cho quân đội Pháp một thiệt hại đáng kể về nhân mạng.
Trận Hòa Bình được tướng De Lattre nghiên cứu và thực hiện về cả hai mặt quân sự lẫn chính trị. Quân sự thì cho nhiều Tiểu đoàn ồ ạt nhảy dù rồi thiết lập công sự phòng thủ vững chắc, y như tính chuyện lâu dài. Còn về chính trị thì ông mời Quốc trưởng Bảo Đại đích thân đáp máy bay đến mặt trận để tham viếng uý lạo binh sĩ.
Dạo ấy, có nhiều giai thoại ngụ ý châm biếm về chuyện Quốc trưởng Bảo Đại đi quan sát mặt trận Hòa Bình. Có kể nói Bảo Đại bị De Lattre ép buộc phải đi, dầu trong bụng rất run sợ.
Kẻ khác bảo rằng đây là lần đầu tiên trong đời, Bảo Đại đi thăm viếng mặt trận, mà lại mặt trận hết sức nguy hiểm. Tuy ông ta lưu lại Hòa Bình chừng một tiếng đồng hồ, nhưng “bị” De Lattre “lôi” đi cùng hết, xuống cả hầm chứa thương bệnh binh, và chính mắt Bảo Đại thấy người sống nằm chồng lên người chết.
Hòa Bình là yếu địa của quân kháng chiến, nếu để Pháp chiếm Hòa Bình thì những cánh quân ở trung châu bị cô lập. Bởi thế Võ Nguyên Giáp bắt buộc phải rút các đơn vị vùng trung châu về để giai tỏa áp lực Pháp.
Cho đến nay, những tài liệu liên quan tới trận đánh Hòa Bình được tiết lộ rất ít, chỉ biết rằng quyết định đổ bộ Hòa Bình, tướng De Lattre đã hành động hết sức mạo hiểm, vì tất cả đều phải dùng bằng Không lực chứ không thể dùng bằng đường bộ, nên tiến thì dễ, mà rút lui lại vô phương, Bởi thế, khi bị quân kháng chiến vây hãm và tràn ngập bằng chiến thuật biển người, tướng De Lattre phải quyết định thí quân, cho B-26 và nhiều khu trục tới dội bom, hủy diệt cả quân kháng chiến lẫn quân đội viễn chinh Pháp.
Có dư luận đồn rằng chính trong trận Hòa Bình này, tướng De Lattre bị súng phòng không của quân kháng chiến Việt Nam bắn bị thương khi ông ngồi trên máy bay quân sát mặt trận; sau đó được đưa về Pháp và qua đời, nhưng vì sợ mất thể diện, nên Chính phủ Pháp loan báo tướng De Lattre chết vì bị chứng bệnh ung thư máu.
Trước ngày tướng De Lattre từ trần chừng 7 tháng, đứa con trai duy nhất của ông là trung úy Bernard cũng tử trận tại Ninh Bình. Cái chết của trung úy Bernard De Lattre gây xúc động dư luận dạo ấy.
Sau trận Hòa Bình, Pháp rút lui luôn Nà Sản, Nà Sản tuy không bị thiệt hại về nhân mạng, nhưng bao nhiêu cơ giới và súng ống nặng đều bị phá hủy hết ngay tại chỗ trước khi người lính Pháp cuối cùng bước lên phi cơ.
Ngoài Nà Sản, Pháp còn rút lui thêm nhiều đồn bốt khác dọc biên giới vì không chịu nổi áp lực hết sức nặng nề của quân kháng chiến Việt Nam, và những cuộc rút lui liên tiếp này càng làm cho tình hình Bắc Việt lúc bấy giờ thêm khẩn trương.
Từ năm 1950, Việt Minh nhờ được tăng viện của Trung Cộng, mở những trận tấn công lớn, gây cho Pháp tổn thất nặng nề. Qua năm 1951, dầu tướng tài De Lattre de Tassigny chỉ huy, nhưng phạm vi kiểm soát của Pháp bị thu hẹp lại, hầu như chỉ ở vùng trung châu, còn vùng Thượng du Bắc Việt kể như mất hẳn.
Để đương đầu với tình thế, và để có đủ quân sĩ, một mặt Pháp gửi viện binh từ mẫu quốc qua; mặt khác, buộc Bảo Đại phải gấp rút thành lập quân đội quốc gia với quân số khoảng trên 100 ngàn người; đồng thời Pháp chạy đi cầu cứu Hoa Kỳ viện trợ tiền vũ khí.
Trước đó, cả ba kỳ Nam-Trung-Bắc, người Pháp đã thành lập được những đơn vị biệt lập, nhưng chưa thống nhất danh xưng, mãi năm 1951 mới gọi chung là Quân đội quốc gia Việt Nam, và một số đông người Việt Nam vốn đi lính cho Pháp, mang cấp bậc sĩ quan quân đội Pháp, được giao hoàn về chỉ huy quân đội Việt Nam vừa thành lập mỗi người trở về như vậy đều được đặc cách thăng lên một hoặc hai ba cấp. Các tướng Nguyễn văn Hinh, Nguyễn văn Vỹ, Nguyễn Ngoc Lễ v.v. trở về hang ngũ quân đội Việt Nam thời kỳ này. Riêng trung tá Nguyễn văn Hinh được thăng lên hàng tướng làm Tổng Tham mưu trưởng quân đội quốc gia Việt Nam.
Đại tướng Pháp De Lattre de Tassigny tài thì có tài thật, nhưng mãnh hổ nan địch quần hổ, ông không thể dốc hết sở trường võ học của ông để điều khiển và khai thác một quân đội nhiều về quân số, sống hoàn toàn chẳng có chút tinh thần nào.
Nói rõ hơn, đội quân mà tướng De Lattre làm Tổng tư lệnh đội quân ô hợp, đa số toàn là những thành phần bị ép buộc phải sang Đông Dương chịu trận, còn tệ hơn cả bọn chuyên đi đánh giặc thuê.
Thì làm thế nào mà viên danh tướng De Lattre có thể nhồi vào óc những người dân Phi châu như Maroc, Angerie, Tunisie, Madagassca, Lê Dương v.v. và cả những thanh niên bản xứ Việt - Mên - Lào một lý tưởng cao đẹp để họ chiến đấu hăng say và dám chết cho lý tưởng đó?
Đaho quân Lê dương của Pháp có tiếng là đánh giặc liều mạng nhất, và cũng phá phách dân chúng Việt Nam dữ dội nhất thì đa số gồm toàn tù binh Bắc Phi bị bắt trong chiến tranh thế giới II. Họ đi lính cho Pháp với tự cách những kẻ đi đánh thuê.
Đạo quân thứ hai gồm toàn người da đen Phi châu, ở những xứ thuộc địa của Pháp như Maroc, Tunisie, Angerie, đa số binh lính trong đạo quân này sang Đông Dương là vì bị Pháp ép buộc, nên khi lâm trận thì hoặc đầu hàng kháng chiến Việt Nam, hoặc vứt súng chạy; còn ở đơn vị thì vô kỷ luật, nhiều lúc dám tỏ sự uất ức và lòng căm phẫn ngày trước mặt các sĩ quan Pháp.
Một số trong đạo quân da đen này, bị Việt Minh bắt làm tù binh, được nhồi sọ và huấn luyện theo kiểu Cộng sản, rồi thành phần nào “tiến bộ” thì được Việt Minh tìm cách cho trở về nguyên quán, gây phong trào kháng chiến chống Pháp, giành độc lập sau này. Nhiều tin tức tiết lộ rằng một số đảng viên Cộng sản Phi châu hiện nay, vốn từng đi lính cho Pháp sang Đông Dương và hấp thụ được chủ nghĩa duy vật trong các trại giam Việt Minh.
Nói thế không phải tất cả những người lính Phi châu qua Đông Dương đều trở thành các phần tử chống Pháp. Trong đó cũng có những tên dựa vào thế lực Pháp để sau này quay về ức hiếp đồng bào, và một thiểu số khác trở thành nhân vật lãnh đạo quốc gia họ, chẳng hạn Tổng thống Bokassa ở Trung Phi mà báo chí Việt Nam hồi 1971 đã nói nhiều, qua việc ông tìm thấy con gái của ông rơi rớt ở Việt Nam khi ông còn là một sĩ quan trong quân đội Liên hiệp Pháp sang chiến đấu giúp Pháp ở Đông Dương.
Ngoài hai hạng lính trên, trong quân đội Pháp lúc bấy giờ còn có các đơn vị Partisan; họ là những người Việt Nam hoàn toàn vô ý thức về chính trị phần nhiều đi lính cho Pháp vì kế sinh nhai, hoặc uốn có cuộc làm phách làm lối với đồng bào. Dĩ nhiên trong hàng ngũ Partisan cũng có một thiểu số thù oán Việt Minh Cộng sản vì có thân nhân bị sát hại.
Sau này, khi giải pháp Bảo Đại ra đời, các Chính phủ kế tiếp - đặc biệt hai Chính phủ Trần văn Hữu, Nguyễn văn Tâm, đã dốc toàn lực lập cho Pháp một quân đội Quốc gia với quân số 100 ngàn người, nhưng thực chất của “đạo quân quốc gia” này cũng chỉ là những tên partisan không hơn không kém.
Về việc thành lập “quân đội quốc gia Việt Nam”, trong bài diễn văn đọc nhân buổi lễ trình diện Nội các cải tổ lần thứ hai, tổ chức sáng 8-3 1953, Thủ tướng Trần văn Hữu báo cáo chưa đầy một năm, ông đã thành lập được 26 Tiểu đoàn. Tới khi Trần văn Hữu xuống, Nguyễn văn Tâm lên (tháng 6-1952) quân đội quốc gia Việt Nam đã có quân số khoảng trên 100 ngàn. Qua đầu năm 1954 quân số này tăng lên đến 175 ngàn, nhưng trong đó gồm cả lực lượng các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên.
Phải công nhận Nguyễn văn Tâm là người có công nhất trong việc giúp Pháp thành lập quân đội mà còn lập thêm lực lượng cảnh sát, công an, hồi Nguyễn văn Tâm làm Thủ tướng thì con trai là trung tướng Nguyễn văn Hinh giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội rất trung thành với Pháp.
Những ai ở Hà Nội, Sài gòn vào khoảng đầu năm 1954, hẳn còn nhớ phong trào bắt lính của Thủ tướng Nguyễn văn Tâm. Việt Nam lâm cảnh chiến tranh tàn khốc đã nhiều, nhưng chưa lúc nào phong trào bắt lính gay gắt như hồi bấy giờ, bắt bằng lối chặn đường bao vây các rạp hát, nhà thổ, những nơi trà đình tửu quán có đông đàn ông lui tới; bắt ồ ạt, bắt bất chấp luật lệ và luật pháp; vớ được ai bắt nấy, miễn đừng đui què mẻ sứt và đừng già lão quá.
Bắt lính kiểu đó, đưa xuống chật ních Trung tâm huấn luyện Quang Trung, hết lớp này đến lớp khác, được huấn luyện qua loa vài ba tháng rồi tống ngay ra mặt trận.
Bắt lính ồ ạt, thành thử theo danh nghĩa là quân đội quyết định Việt Nam, nhưng bản chất vẫn ô hợp không kém gì những đơn vị Phi châu hay Partisan, con số đào ngũ ngày một tăng cao, đẻ ra nạn lính ma, đục khoét công quỹ.
Dầu tướng Tổng tư lệnh có tài, dầu quân đội quốc gia Việt Nam ngày một tăng nhân số, nhưng tình gình Đông Dương lúc bấy giờ nói chung, vẫn ở trong tình trạng nguy kịch, khiến Chính phủ Pháp phải vơ vét lính bên chính quốc, cấp tốc gửi qua hết đợt này đến đợt khác.
Lính thì nhiều mà tinh thần không có, lại hoàn toàn thiếu chính nghĩa, nên cái tài của tướng De Lattre de Tassigny chỉ có thể giúp không cho quân kháng chiến Việt Nam mở cuộc Tổng phản công tràn vào Hà Nội để ăn Tết 1951 như lời Hồ Chí Minh tuyên bố.
Tháng Chạp 1951, tướng De Lattre phải trở về Pháp, vì “bị bệnh” (?) và ngày 11-4-1952 thì ông từ trần.
Cái chết đột ngột của tướng De Lattre là dịp tốt để quân kháng chiến Việt Nam khai thác, nhằm làm giảm tinh thần binh sĩ Pháp đang chiến đấu ở Việt Nam, nên có nhiều tin đồn rằng ông ta bị quân kháng chiến Việt Minh bắn trọng thương trong lúc ngồi trân phi cơ quan sát mặt trận. Chính phủ Pháp đã chính thức công bố về cái chết này, nói rằng tướng De Lattre từ trần do chứng ung thư máu (máu đóng cục trong huyết quản).
Dầu sao cái chết của tướng De Lattre cũng ảnh hưởng lớn tới chiến tranh Việt Nam, bởi lẽ lúc đầu, khi ông mới qua Đông Dương nhậm chức Tổng tư lệnh các lực lượng Liên hiệp Pháp, người ta đã đề cao ông nhiều quá.
Tướng De Lattre chết, tướng Salan lên thay. Ông này là một quân nhân Pháp kỳ cựu ở Đông Dương nên hiểu rất rõ tình hình Việt Minh, những vì không có tài bằng De Lattre, nên chỉ để lại một huyền thoại là vào khoảng 1949, nghe đâu có nhà báo Thụy Điển, cộng tác với tờ Expresse, sang Việt Nam, tìm cách len lỏi được chiến khu Việt Bắc, phỏng vấn Hồ Chí Minh.
Trong cuộc phỏng vấn này, phóng viên của tờ Expresse hỏi Hồ Chí Minh rằng Võ Nguyên Giáp xuất thân trường Võ bị nào mang cấp bậc Đại tướng? Hồ Chí Minh trả lời rằng “Chú Giáp dầu không xuất thân trường Võ bị nào, nhưng đánh thắng trung tướng Salan của Pháp thì tất nhiên phải mang sao đại tướng”. (Hồi này tướng Salan chưa là quyền Tổng tư lệnh quân đội Pháp, chỉ mới Tư lệnh lực lượng Pháp ở Bắc Việt).
Tuy không nổi danh ở Việt Nam, những đại tướng Salan lại rất có tiếng tăm ở Angerie về sau, khi chiến tranh Việt - Pháp chấm dứt, bởi vì ông đã dám chống lại Tổng thống De Gaulle trong việc trao trả độc lập cho Angerie. Vì cuộc chống đối này mà tướng Salan bị bắt, bị kết án tử hình, nhưng may nhờ vượt ngục chạy sang Tây Ban Nha nên thoát chết.
Trong suốt 1952, chiến trường Đông Dương đặc biệt là Việt Nam vẫn luôn luôn sôi động, và ý định của Việt Minh đã được trông thấy rõ rệt là muốn chiếm vùng Trung châu Bắc Việt, bao vây quân đội Pháp.
Cần nhấn mạnh rằng trong suốt 9 năm chiến tranh Việt - Pháp, chiến trường Bắc Việt luôn luôn được kể là chiến trường chính, vì ở đây, Việt Minh có nhiều lợi thế.
Trước hết, Bắc Việt có biên giới chung với Trung Hoa. Biên giới này Pháp chỉ kiểm soát được phần nào từ 1946 đến 1950, là khi bên Trung Hoa nội chiến Quốc-Cộng còn diễn ra ác liệt. Từ 1950 trở về sau, vì lục địa Trung Hoa đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng sản, nên Pháp chẳng còn đủ sức kiểm soát biên giới đó.
Biên giới Bắc Việt - Trung Cộng là cái vú sữa cung cấp đủ thứ cho Việt Minh. nhất là vũ khí, dân công từ khắp nơi, nhất là Liên khu IV, được điều động tới đây để vận chuyển vũ khí rất đông; vũ khí nặng như đại bác dùng voi kéo. Những đoàn dân công này thường hoạt động về đêm, còn ban ngày thì ấn núp trong rừng, vì sợ máy bay Pháp oanh tạc.
Ngoài lợi thế về biên giới, miền thượng du Bắc Việt lại toàn rừng già, rất thích hợp cho việc lập chiến khu, tích luỹ lương thực - nhiên liệu, vũ khí và huấn luyện binh sĩ.
Rừng già Bắc Việt ăn thông sang Thượng Lào giúp cho Việt Minh có con đường vận chuyển an toàn tới Vương Quốc Ai Lào, để từ đây có thể đánh thọc vào hông các lực lượng của Pháp.
Ngoài ra cũng cần phải kể đến khu độc lập hoàn toàn của Việt Minh ở Liên khu IV, gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Từ Bắc vào, quân Pháp chỉ chiếm được Ninh Binh; còn từ Trung ra, quân Pháp chỉ chiếm tới Đồng Hới là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình.
Trong khu độc lập an toàn đó, Việt Minh tuyển mộ nhiều binh sĩ, thiết lập nhiều kho dự trữ quân trang, biến thành một hậu cứ hùng hậu, đe dọa trực tiếp vùng trung châu Bắc Kỳ.
Trong những điều kiện thuận lợi đó, dĩ nhiên Việt Minh phải nhắm tới việc thanh toán chiến trường Bắc Việt trước tiên, vì thanh toán xong chiến trường này thì cuộc chiến kể như là được giải quyết gần một nửa. Bởi vậy, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy ở Nam và Trung, quân kháng chiến chỉ đánh cầm chừng, cốt phân tán mỏng lực lượng Liên hiệp Pháp, không cho họ đổ dồn ra Bắc, thì tại Bắc, nhiều trận đánh long trời lở đất luôn luôn tiếp diễn.
Lợi dụng địa thế hiêm trở của núi rừng Việt Bắc, và nhờ vào nhiều yếu tố khác, năm 1952, quân kháng chiến Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ tình hình vùng Thượng du Bắc Việt, những vẫn chưa có thể tiến về Trung châu, vì còn nhiều ngàn quân Pháp ở mé biên giới Lào-Việt.
Thế là mặt trận mới được mở ra, suốt một dải từ Thượng Lào đến Trung Lào, quân Việt Minh gây áp lực nặng nề, khiến Bộ chỉ huy Pháp ở Đông Dương bối rối, không biết cho nào là điểm, chỗ nào là diện.
Thoạt tiên, quân kháng chiến pháo kích và bày tỏ ý định bao vây Nà Sản, quân Pháp phải kéo tới tăng cường nhưng vừa tăng cường xong lại nghe tin Sầm Nưa bị tấn công..
Trong khi trận Sầm Nưa chưa ngã ngũ thì quân kháng chiến lại bao vây Cánh đồng Chum, và cũng cái mủng cũ, lừa Pháp tăng viện xong, lại kéo tới uy hiếp Cố đô Luang-Prabang.
Cứ cái trò ú tim ấy, quân kháng chiến Việt Nam làm cho lực lượng Pháp vô cùng vất vả, có mấy Tiểu đoàn Nhảy dù tinh nhuệ như Tiểu đoàn 7, Tiểu đoàn 8 v.v. thì nay bắt đi nhảy cứu nguy chỗ này, mãi bắt đi nhảy cứu nguy chỗ khác, có những trận lớn xảy ra ở miền Trung, như trận Khe Sanh ngày 18-2-1951, cũng xách hai Tiểu đoàn Dù này vào mới giải vây được.
Vì những trận trên đây chỉ là “đòn nhử” nên khi chưa có quân tiếp viện tới thì quân kháng chiến làm như vẻ đánh mạnh, đánh mau, và khi tiếp viện tới rồi thì họ biến mất; do đó, binh lính và sĩ quan Pháp mới gọi quân kháng chiến là quân ma, chỉ nghe tiếng mà chẳng thấy người.
Nhồi đi nhồi lại mấy trận như vậy, Pháp mới dò dẫm biết rằng có nhiều đơn vị kháng chiến đã đột nhập vùng Trung châu, nhưng biết thì đã muộn, một số tỉnh sát nách Hà Nội - Hải Phòng bị tấn công.
Tướng Raoul Salan mệt bở hơi tai vì trò chơi ú tim của quân kháng chiến Việt Nam nhưng ông cũng mở được một vài trận phản công. Dầu vậy, tình hình vẫn không sáng sủa mà còn trở thành nghiêm trọng hơn.
Raoul Salan bị kể như bất lực, có tin đồn Thống chế Juin sẽ sang thay, nhưng sau khi sang Việt Nam quan sát tình hình chiến trường trở về, Thống chế Juin đề nghị đưa viên Tham mưu trưởng của ông là tướng Henri Navarre sang làm Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương thay thế Salan.
Tướng Navarre tên tuổi chưa nổi lắm, những cũng là một trong số quân sự gia có đôi chút thưhc tài, song khi ông sang Việt Nam thì tình hình đã quá bét, nên phải hứng lấy cái nhục thất trận Điện Biên Phủ.
Trận Điện Biên Phủ là trận đánh cuối cùng, kết thúc chiến tranh Việt - Pháp. và chia đôi Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Tướng Henri Navarre phải gánh một phần trách nhiệm về trận đánh này.
Vừa được cử sang làm Tổng tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp lại Đông Dương, sau khi quan sát một vòng, tướng Navarre đã nhận thấy tình gình Bắc Việt hết sức nguy kịch. Vùng Thượng du kể như mất hẳn rồi, Hà Nội và vùng Trung châu chỉ có thể đứng vững nếu ngăn chặn được quân kháng chiến ở mạn Tây bắc giáp giới Ai Lao.
Mất Bắc Việt, kể như tất cả Đông Dương, đó là một nhận định chung của hầu hết các nhân vật quân sự và chính trị đương thời của Pháp. Muốn giữ cho toàn cõi Bắc Việt khỏi roi vào tay quân kháng chiến Việt Nam thì còn hai cách: Hoặc phản công ráo riết; hoặc tìm cách không cho lực lượng kháng chiến từ Thượng du và từ miền Tây bắc áp xuống.
Phản công là điều mơ hồ, với khả năng sẵn có, lực lượng Liên hiệp Pháp không thể nào thực hiện được. Vậy chỉ còn vấn đề ngăn chặn mà thôi.
Nhận định như vậy, chiều 19 tháng 11 năm 1953 tướng Henri Navarre gửi về Ba Lê một bức mật điện dài nói rằng các đơn vị của Việt Minh, trong đó có Sư đoàn 316, đang đe dọa nặng nề vùng Tây bắc giáp giới Ai Lao. Muốn ngăn chặn các đơn vị này, cần phải tái chiếm khu lòng chảo Điện Biên Phủ.
Trong bức mật điện, tướng Navarre còn giải thích rằng nếu lực lượng Pháp chiếm đóng Điện Biên Phủ thì chẳng những bảo vệ được Cố đô Luang Prabang, mà còn giữ thế quân bình cho vùng Trung châu Bắc Việt.
Bức mật điện đánh đi chiều 19-11-1953 thì sáng 20-11-1954, nhiều Tiểu đoàn thiện chiến trong lực lượng iên hiệp Pháp, dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Gilles, được phi cơ Hoa Kỳ do phi công Pháp lái, chở tới nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên Phủ.
Điện Biên Phủ là một khu lòng chảo hình bầu dục, cách Hà Nội khoảng 300 cây số về phía Tây bắc, xung quanh có đồng ruộng khô, và qua đồng ruộng là núi đồi trùng trùng điệp điệp.
Khi quyết định tung quân chiếm đóng khu lòng chảo Điện Biên Phủ, ăt hẳn tướng Navarre phải suy luận rằng nếu Pháp không chiếm gấp thì các Sư đoàn 304, 308, 312, 316 sẽ chiếm để kiểm soát một vùng rộng lớn nằm giữa ba biên giới Việt - Hoa - Lào. Quân kháng chiến kiểm soát được vùng này thì vùng Thượng Lào và Trung Lào bị uy hiếp nghiêm trọng.
Chiếm khu lòng chảo Điện Biên Phủ, tướng Navarre nhất định phải yên chí lớn, vì xét về địa thế, nó vô cùng hiểm trở, bộ binh di chuyển cũng khó lòng, chứ đừng nói tới cơ giới.
Cơ giới thì chắc quân kháng chiến Việt Nam không có; nếu có cũng ít ỏi, cũng chẳng đáng kể, Giả sử họ có đội quân cơ giới chăng nữa thì thử hỏi làm sao mà vận chuyển vào sát khu lòng chảo Điện Biên Phủ.
Như vậy, về mặt phòng thủ, chỉ cần hầm hố, công sự đào cho sâu, cho chắc với nhiều vòng đai, nhiều điểm tựa thì Việt Minh khó lòng mà tấn công.
Phòng thủ được bảo đảm thì Điện Biên Phủ sẽ là một nút chặn tái ác đối với quân kháng chiến vì tiến ngược không thông, tiến xuôi không lối, và tiến ngang cũng khó lòng. Với nút chặn đó, quân kháng chiến chỉ còn cách len lách, và không có điểm để tập trung toàn lực hầu tấn công hoặc Ai Lao, hoặc Trung châu Bắc Việt.
Suy tính kỹ càng nlnr vậy, sáng 20-11-1953, tướng Navarre hạ lệnh chia quân làm hai đợt, nhảy xuống khu vực phía Bắc gọi là Natacha, và khu vực phía Nam, gọi là Simone, gồm toàn những Tiểu đoàn dù thiện chiến.
Trong ngày đầu, Pháp thả xuống khu lòng chảo Điện Biên Phủ ba Tiểu đoàn dù và vừa đặt chân tới mặt đất là chạm súng ngay với quân kháng chiến Việt Nam, nhưng sau mấy tiếng đồng hồ thử thách, quân kháng chiến biến mất dạng, để lại trận địa mấy chục xác chết.
Qua ngày thứ hai, tướng Gilles cùng Bộ tham mưu của ông nhảy xuống, và qua ngày thứ ba thì số đơn vị dù của Pháp ở Điện Biên Phủ là sáu Tiểu đoàn, tổng cộng khoảng năm ngàn binh sĩ.
Công tác đầu tiên của đạo quân tiên phong này là thiết lập sân bay. Nhờ cố công gắng sức, nên ngày 29-11-1953, chiếc Dakota chở tướng Navarve và tướng Cogny đã hạ cánh xuống phi trường Điện Biên Phủ.
Công việc bố phòng giai đoạn đầu rưỡi tạm ổn, đại tá De Casirie đang hành quân ở Thái Bình, được lệnh gọi về để lên chỉ huy toàn bộ khu lòng chảo Điện Biên Phủ, thay thế tướng Gilles, và lễ bàn giao được cử hành hôm 8-12-1953.
Kể từ ngày đó, tên tuổi De Castries được báo chí quốc tế luôn luôn nhắc tới. Có thể nói nhờ Điện Biên Phủ mà nhiều người trên khắp thế giới nghe danh De Castries, những cũng vì nó mà ông ta bị ô nhục, mặc dầu được thăng cấp tướng.
Vị trí mà Pháp chiếm ở khu lòng chảo Điện Biên Phủ gồm một khoảng rộng chừng 6 cây số, và dài chừng 12 cây số, chia ra thành ba khu vực: Khu chỉ huy, tức là khu trung ương, nơi đặt Bộ Tư lệnh của tướng De Castries, và khu phía Nam, khu phía Bắc.
Để bảo vệ Bộ Tư lệnh, sân bay và phòng thủ chung toàn khu lòng chảo Điện Biên Phủ, nhiều điểm được thiết lập hầu tạo thế ỉ dốc cho nhau, trong đó có các điểm tựa đáng kể như Beatrice, Claudine, Francoise, Dominique, Anne-Marie, Eliane v.v...
Hai điểm tựa Gabrielle và Beatrice là quan trọng nhất. Gabrielle nằm về phía Bắc - Nam, trên đường mòn Pavie, có mục đích ngăn chặn không cho các đơn vị quân kháng chiến Việt Nam từ phía Lai Châu tràn xuống, vì Lai Châu chỉ cách Điện Biên Phủ chừng 90 cây số. Còn điểm tựa Beatrice thì giữ những cánh quân kháng chiến từ các triền đồi, không cho họ nhòm ngó khu lòng chảo.
Từ ngày 6 Tiểu đoàn dù của Pháp nhảy xuống trấn đóng khu lòng chảo Điện Biên Phủ thì khu này kẻ như được tuyệt đối ưu tiên, hễ cần cái gì, cứ điện về Hà Nội là được tướng Cogny tức tốc lo liệu.
Cũng kể từ ngày đó, Bộ tham mưu của Pháp ở Hà Nội gồm các tướng Bodet, Cogny, Dechaux mệt nhừ, vì hầu như không phút giây nào ma chẳng có tin điện vô tuyến từ Điện Biên Phủ gọi về.
Trong những ngày đầu, chỉ có sĩ quan và binh sĩ trấn đóng Điện Biên Phủ là mệt nhoài, vì phải làm việc quần quật suốt ngày đêm, nào lo canh gác tuần phòng; nào lo đào hào đắp luỹ, thiết lập công sự phòng thủ, thiết lập sân bay, thiết lập bộ chỉ huy và các điểm tựa v.v... còn tất cả tướng tá ở Hà Nội đều hả hê, ngay đến phái đoàn quân sự cao cấp từ Ba Lê qua, sau khi quan sát căn cứ Điện Biên Phủ, cũng bày to niềm lạc quan không kém.
Người hả hê tin tưởng nhất có lẽ là đại tướng Navarre và trung tướng Cogny. Hai nhân vật này coi việc chiếm đóng Điện Biên Phủ là một kỳ công, một sáng kiến tuyệt diệu mà dù quân kháng chiến Việt Nam có ba đầu, sáu tay cũng không thể nào tấn công nổi.
Nói cách khác, ngay từ đầu và cho cả tới khi quân kháng chiến Việt Nam bắt đầu tấn công, tướng Navarre vẫn tin tưởng như đinh đóng cột cầu rằng Điện Biên Phủ sẽ trơ như đá, vững như đồng, không tài nào thất thủ.
Với con mắt nhà nghề, tướng Navarre, tướng Cogny cũng như nhiều tướng lãnh Pháp khác lúc bấy giờ, đều nhận thấy trước hết muốn tấn công khu lòng chảo Điện Biên Phủ thì quân kháng chiến phải sử dụng ít nhất 4 Sư đoàn, và không phải chỉ đánh ngày một ngày hai là triệt hạ nổi căn cứ này, mà phải hàng tháng. Như vậy thử hỏi quân kháng chiến lấy cơm đâu mà ăn? Đạn đâumà bắn?
Tiếp tế ư? Khó lòng lắm! Nếu sử dụng những đoàn công-voa (convoy) thì thứ nhất phải xẻ đường, phải bạt núi, phải lấp suối, phải bắc cầu. Làm việc này, tiếc rằng quân kháng chiến không có một Phàn Khoái như Lưu Bang để đốc thúc dân quân đắp lại đường sạn đạo vốn bị Trương Lương đốt cháy. Nếu làm được thì máy bay Pháp tuần phòng ngày đêm có để yên cho mà làm không? Tiếp liệu không có thì ý định đánh căn cứ Điện Biên Phủ, nếu thực hiện, là hành động tự sát.
Giả sử quân kháng chiến có cặp giò cứng như thép với đôi vai rắn như đồng, vừa vác súng ống, đạn dược và cơm gạo, vừa trèo đèo lội suối để tiến sát khu lòng chảo Điện Biên Phủ, nhưng tới nơi rồi, làm sao mà vượt qua được những vòng đai phòng thủ hết sức kiên cố, và làm sao cự nổi hỏa lực hết sức hùng hậu của 17 ngàn binh sĩ trấn phòng?
Theo các chiến lược gia Pháp, muốn đánh khu lòng chảo Điện Biên Phủ, quân kháng chiến Việt Nam cũng phải có một lực lượng cơ giới hùng hậu, nếu không hơn thì ít ra chẳng thua Pháp; nghĩa là phải có máy bay oanh kích, có trọng pháo xối xả vào, có xe tăng thì giúp mở đường cho bộ binh tiến. Máy bay khu trục thì chắc chắn quân kháng chiến Việt Nam không thể nào có được. Xe tăng, thiết giáp và đại pháo thì họ có thể nhờ Trung Cộng giúp, nhưng làm sao khiêng những thứ cồng kềnh ấy vào khi đường sá không có ó, vì chung quanh khu việc Điện Biên Phủ toàn núi cao, đèo dốc và suối sâu?
Yên chí lớn nlnr vậy, nhưng căn cứ Điện Biên Phủ vẫn được đặt trong tình trạng báo động thường xuyên. Trên trời, máy bay thám thính bay suốt ngày đêm; xạ kích, dội bom, kể cả bom xăng đặc (napalm) xuống những chỗ khả nghi có quân kháng chiến tập trung, Dưới đất, thường nhật từng đoàn thiết giáp từ khu Trung ương và từ các điểm tựa xông ra, theo sau là bộ binh, mở những cuộc tuần thám, có khi cách xa căn cứ Điện Biên Phủ 6 km.
Ngay trong căn cứ, chỉ có những giàn đại bác là để lộ thiên, còn tất cả đều nằm sâu dưới mặt đất. Hệ thống giao thông hào chằng chịt, hố cá nhân đào cũng khắp nơi, biến 17 ngàn lính trú phòng thành đàn chuột.
Nói tóm lại, Điện Biên Phủ là căn cứ vĩ đại nhất, bố phòng kiên cố nhất do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong suốt 9 năm gây chiến, nhăm mục đích bảo vệ Ai Lao và Bắc Việt, tức là bảo vệ quyền lợi Pháp ở Đông Dương. Chả trách khi nghe tướng Cogny báo cáo 4 Sư đoàn quân kháng chiến đang rục rịch tiến về Điện Biên Phủ với ý định tấn công căn cứ này thi tướng Navarrre liền nhún vai tỏ vẻ khinh khi, hao rằng họa có điên quân kháng chiến mới dám liều như vậy, và khuyên tướng Cogny đừng lo chuyện hão huyền đó.
Chiếc dù đầu tiên của người lính Pháp nở trên trên vòm trời Điện Biên Phủ vào khoảng lúc 10 giờ 15 sáng 20-11-1953, với nụ cười thật tươi trên mới đại tướng Tổng tư lệnh Navarre, thì sáu ngày sau, Võ Nguyên Giáp thẳng thắn tuyên bố trong một bản nhật lệnh: “Điện Biên Phủ sẽ là trận chiến quyết định”.
Song song với lời tuyên bố này, tin tức tình báo phát giác rằng quân kháng chiến từ ba mặt bốn hướng đang nối đuôi nhau đổ dồn về khu lòng chảo Điện Biên Phủ với ý định bao vây. Tin này, thoạt tiên tướng Navarre cho là tin phịa, song tới ngày 14-2-1954 thì nó không còn là tin phịa nữa mà đã trở thành sự thật, vì toàn thể khu lòng chảo Điện Biên Phủ đã bị bao vây.
Nửa tháng sau ngày Pháp đổ bộ Điện Biên Phủ, tướng Cogny đã bắt đầu lo ngại, khi thấy quân kháng chiến cắt đứt trục giao thông Pavie-Lai Châu. Trục này bị cắt đứt có nghĩa là đồn binh Pháp đóng ở Lai Châu sẽ lâm nguy.
Không đánh ngay Điện Biên Phủ mà lại uy hiếp Lai Châu, mục đích của quân kháng chiến là bẻ gẫy kế hoạch của tướng Navarre khi muốn dùng căn cứ Điện Biên Phủ yểm trợ cho Lai Châu rồi mở phòng tuyến rộng ra đến Thượng Lào, ssể từ đó ba mặt giáp công: Từ Thượng Lào đánh xuống, từ Trung du bảo vệ đánh lên, và từ khu lòng chảo Điện Biên Phủ đánh ra, dồn quân kháng chiến Việt Nam vào thế khốn đốn.
Căn cứ Điện Biên Phủ thiết lập chưa hoàn bị mà Lai Châu đã bị đánh, nếu tiếp viện chỗ này thì sơ hở chỗ kia, nwn cuối cùng, tướng Cogny đề nghị với tướng Navarre, rút hết quân đội trú phòng ởLai Châu về nhập chung với Điện Biên Phủ. Kế hoạch rút lui này được chấp thuận và thực hiện vào ngày 8-12-1953.
Khi Lai Châu bắt đầu diệt thoái thì đại tá De Castries phải tung ba Tiểu đoàn dù vào cuộc hành quân tảo thanh, cách căn cứ Điện Biên Phủ khoảng 15 cây số. Cuộc hành quân bị thiệt hại nặng, nhưng cứu được mấy Tiểu đoàn ở Lai Châu kéo về, khỏi bị lực lượng kháng chiến Việt Nam tiêu diệt.
Với chiến dịch Điện Biên Phủ mỗi bên có một mục đích: Pháp thì muốn biến khu lòng chảo thành một căn cứ vừa phòng ngự vừa tấn công, làm cho quân kháng chiến mất cái rốn tập trung, và như vậy sẽ là một mũi tên bắn ra nhằm cùng lúc ba cái đích: Bảo vệ Trung châu Bắc Việt, giữ vững Thượng Lào, phân tán lực lượng đối phương.
Phía kháng chiến thì muốn nhử cho Pháp tập trung lực lượng vào một nơi để dễ bề tiêu diệt, hầu tạo chiến thắng cuối cùng, đi đến kết thúc chiến tranh.
Nếu các tướng lĩnh như Navarre, Cogny, Salan v.v... đều nhìn thấy Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược tối quan trọng thì nhất định Bộ tham mưu quân kháng chiến Việt Nam cũng phải biết như vậy, những có lẽ vì tự phụ, vì khinh địch, vì đánh giá quá thấp khả năng tiếp tế và tinh thần chiến đấu của đối phương, nên tướng Navarre cùng Bộ tham mưu cao cấp nhất của Pháp đã tự đâm đầu vào chỗ chết.
Nên nhớ trước khi Pháp tung quân dù xuống chiếm đóng khu lòng chảo Điện Biên Phủ thì lực lượng kháng chiến đã bộc lộ ý định đúng như tướng Navarre dự đoán; nghĩa là họ hoạt động mạnh ở vùng Tây bắc sát biên giới Lào -Việt, khi thì tấn công Nà Sản, khi thì uy hiếp Cố đô Luang-Prabang, khi thì tràn về Cánh đồng Chum, rồi xâm nhập ở một số tỉnh ở Trung châu Bắc Việt. Như vậy, phải chăng Bộ tham mưu cao cấp của Pháp đã mắc mưu đối phương khi tung quân chiếm đóng một khu vực mà đối phương đang mong muốn.
Vì hai bên đều coi Điện Biên Phủ là chố quyết định nên phía kháng chiến, họ chờ lúc quân Pháp vừa đổ quân xuống là tung vào trận chiến bốn Sư đoàn với chừng 50 ngàn dân công đi bộ từ 100 đến 600 cây số để tới Điện Biên Phủ.
Quân kháng chiến chỉ dùng sức người, tháo rời các bộ phận của những khẩu trọng pháo để khiêng vào sát khu lòng chảo 40 khẩu 105 ly. Họ không đặt những khẩu đại pháo này trên các ngọn đồi bao bọc xung quanh Điện Biên Phủ như Navarre dự đoán, đục hầm trong núi để đặt đại pháo vào.
Một tài liệu tiết lộ sau này, cho thấy cứ một đại đội quân kháng chiến phụ trách khiêng vào khu lòng chảo Điện Biên Phủ một khẩu đại pháo. Ban đầu họ định dùng voi, nhưng khi nghiên cứu địa thế thấy rằng nếu voi kéo chắc không tránh khỏi tai nạn để pháo rơi xuống hố.
Công cuộc kéo pháo thật vô cùng vất vả; dọc đường, pháo nghiến mất một số cán binh và làm bị thương nhiều cán binh khác.
Không đời nào tướng Navarre lại nghĩ tới chuyện quân kháng chiến có thể dùng sức người để khiêng khẩu đại pháo vào sát khu lòng chảo Điện Biên Phủ; và cũng không đời nào ông ta lại tưởng tượng quân kháng chiến đục núi thành hầm để bố trí pháo.
Trong cuộc thanh sát cứ điểm Điện Biên Phủ Phu ngày 3-1-1954, chính Tổng ủy Dejean đã chỉ những ngọn đồi chung quanh, nói với tướng Navarre rằng ông sợ quân kháng chiến dùng những ngọn đồi để bố trí trọng pháo. Tướng Navarre đoan chắc với ông Tổng ủy là quân kháng chiến không thể đưa trọng pháo vào; ví thử có đưa vào được ít khẩu thì cũng không đủ đạn để bắn, vì đường tiếp tế quá xa, lại toàn núi bước đèo. Hơn nữa, nếu quân kháng chiến bố trí trọng pháo như thế thì không quân Pháp sẽ triệt hạ ngay.
Sự tin tưởng lạc quan quá đáng đó của tướng Navarre chẳng được bao lâu, vì chỉ mấy tuần sau, quân kháng chiến nã trọng pháo 105 ly vào Điện Biên Phủ nư mưa, mỗi loạt 40 trái.
Các vụ pháo kích lúc đầu của quân kháng chiến, phần lớn đều nhằm vào phi trường chính và phi trường phụ ở Điện Biên Phủ cốt phá hỏng phi đạo, không cho máy bay Dakota đáp xuống. Về sau, khi phi trường đã hoàn toàn vô dụng thì đại pháo lại chĩa mũi vào các cứ điểm trọng yếu như cứ điểm Trung ương, nơi đặt Bộ chỉ huy của đại tá De Castries, cứ điểm Beatrice, Gabrielle, Elizabelle v.v...
Ngoài đạn đại pháo gồm 40 khẩu 105 ly, quân kháng chiến cũng đưa vào khu lòng chảo Điện Biên Phủ nhiều súng cối 120 ly và đại bác phòng không. Đặc biệt đội phòng không của quân kháng chiến hoạt động rất ráo riết, bắn phi cơ Pháp rụng như sao sa, lắm chiếc nó tung trên trời, nhiều chiếc khác bị pháo trúng ngay lúc vừa đáp xuống phi đạo.
Lúc này, lực lượng không quân Pháp chẳng có nhiều, so với Hoa Kỳ lúc bấy giờ thì ngàn phần chưa được một. Dầu vậy, họ cũng phải tập trung tất cả mọi khả năng, mọi phương tiện để tiếp tế thực phẩm, đạn dược, quân trang, quân cụ, chẳng những cho cứ điểm Điện Biên Phủ mà còn cho những toán thám báo hoạt động rải rác khắp toàn vùng.
Cuộc bảo vệ sân bay đối với Pháp là nặng nề nhất, nếu sân bay bị phá hỏng thì vấn đề tiếp tế cho quân sĩ trú phòng Điện Biên Phủ sẽ trở nên nguy kịch, Bởi thế, những cứ điểm bao bọc xung quanh sân bay nhiều phen phải liều mạng, bất chấp các đợt pháo kích dữ dội của quân kháng chiến, cứ phải bò ra để lấp hố pháo và kéo xác những chiếc phi cơ bị nạn vào, hay lấy lối cho Dakota đáp xuống.
Trong những ngày đầu, khi cuộc tấn công của quân kháng chiến mới mở mán, phi trường Điện Biên Phủ còn tương đối sử dụng được, máy bay có thể hạ cánh khẩn cấp, thả đồ tiếp tế rồi bốc vội một ít thương binh và cất cánh ngay. Sau này, vì quân kháng chiến vừa pháo kích, vừa cho những toán đặc công xung phong, dùng chất nố phá hoại phi đạo, nên việc lên xuống của máy bay thật khó khăn, và bị hạn chế rất nhiều. Đến lúc quân kháng chiến từ ngoài vòng đai phòng thủ khu vực Điện Biên Phủ, đào được đường hầm thông lên chính giữa sân bay, cắt sân bay thành bốn phần thì tuyệt đối, không còn một chiếc máy bay nào có thể lên xuống.
Sân bay bị hủy diệt, công cuộc tiếp tế cho căn cứ Điện Biên Phủ gặp nhiều khó khăn. Nên nhớ từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, không thể sử dụng đường bộ, tất cả đều trông vào cầu hàng không.
Thiết lập cầu không vận Hà Nội - Điện Biên Phủ để tiếp tế cho 17 ngàn quân trú phòng mỗi ngày chừng 100 tấn thực phẩm, dúng ống, đạn dược và nhiên liệu, đối với Hoa Kỳ ngày nay chẳng có gì là khó khăn, nhưng đối với Pháp hồi đầu năm 1954 là cả một vấn đề rắc rối.
Từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, phi cơ phải bay khứ hồi trên 500 cây số. Bấy giờ là một đòi hỏi qua nhiều đối với khả năng của loại máy bay Dakota, hơn thế, thời tiết Điện Biên Phủ cuối mùia đông sang đầu mùa xuân thật xấu, mưa tầm tã suốt ngày, bầu trời luôn luôn xám xịt, gió bắc lạnh căm căm phi cơ muốn thả dù tiếp tế cho trúng đích phải nhờ những quả khinh khí cầu từ dưới đất thả lên.
Đến tháng 3-1954, tình hình Điện Biên Phủ bắt đầu bi đát, phạm vi phòng thủ bị thu hep lại nên phần lớn đồ tiếp tế do phi cơ thả xuống bằng dù, bay lạc ra ngoài.
Khốn khổ nhất là hầm ngập đầy nước, xác chết không có đất chôn, trương bụng lên, sinh thối không thể nào chịu nổi.
Thương bệnh binh ngày một nhiều, máy bay không đáp xuống được để tải đi, phải năm lẫn lộn với xác chết trong những hầm ngập đầy nước, tình cảnh bi ai không bút nào tả xiết.
Muốn đánh gì thì đánh, những cần phải giải quyết số phận các thương binh trước tiên. Mấy lâu, vài chiếc phi cơ mạo hiểm định đáp liều xuống phi trường Điện Biên Phủ để chở thương binh, nhưng khi vừa xả bánh thì đã bị súng phòng không và đại bác bắn tới tấp vào phi trường, nên đành phải lấy đà bay lên.
Bên cạnh đó, De Castries phải dùng máy vô tuyến liên lạc với đối phương, yêu cầu ngừng bắn một thời gian để cho phi cơ Hồng thập tự đáp xuống chở thương binh, những đối phương nhất định không chấp thuận.
Tự mình nói, đối phương không nghe, De Castries bèn đề nghị đại tướng Tổng tư lệnh Navarre chính thức đặt thẳng vấn đề này với Bộ Tư lệnh phe kháng chiến; vì thế ngày 27-3-1953, đài phát thanh Hirondelle (Con Én) của quân đội Pháp đặt tại Hà Nội, liên tiếp truyền đi nhiều lần bức điệp văn của tướng Navarre gửi Võ Nguyên Giáp, yêu cầu vì lòng nhân đạo, và chiểu theo luật lệ chiến tranh, hãy để cho phi cơ Hồng thập tự đáp xuống Điện Biên Phủ, thực hiện công tác di tản thương binh.
Điệp văn của tướng Navarre đọc trên đài phát thanh “Con Én” bị cuốn theo chiều gió, chẳng nhận nửa tiếng hồi âm.
Không nản lòng, tối 3-4-1954, đài phát thanh “Con Én” lại truyền đi một bức điệp văn khác của tướng Navarre. Lan này, không xin xỏ, không yêu cầu, không kêu gọi lòng nhân đạo của đối phương, Navarre đơn phương quyết định và thông báo cho đối phương biết rằng trưa 5-4-1954, các phi cơ Hồng thập tự sẽ đáp xuống phi trường Điện Biên Phủ làm nhiệm vụ chở thương binh. Trong phi cơ chẳng có ai khác hơn là những nhân viên y tế, và trên không phận Điện Biên Phủ vào lúc đó sẽ không có một phi vụ nào oanh tạc, ngoài trừ một chiếc Dakota bay thật cao, chở ký giả ngoại quốc và vài đại diện trung lập. Bức điệp văn này cũng chẳng nhận được hồi âm nên trưa ngày 5-4-1945, không thấy bóng một chiếc phi cơ nào mang dấu Hồng thập tự bay trên vòm trời Điện Biên Phủ.
Về tinh thần binh sĩ Pháp trú đóng ở Điện Biên Phủ, những tài liệu sau này cho biết họ bị quân đội kháng chiến làm cho mất ăn mất ngủ, thấp thỏm suốt ngày đêm, nhất là sau khi một số điểm tựa như Beatrice, Isabelle bị tràn ngập.
Ban ngày, họ phải bò dưới làn đạn để lấp hố lấp hầm mà địch vừa mới đào bới hồi hôm. Họ vô cũng phải ra khỏi vị trí để mở những cuộc tuần thám ngoài phạm vi phòng thủ. Các cuộc tuần thám này rất nguy hiểm, có một đơn vị Lê Dương chống đối, chẳng chịu đi.
Ban đêm địch vừa pháo kích vừa reo hò, vừa dùng cuốc xẻng đào địa đạo, nghe đinh tai nhức óc. Nhiều khi, quân trú phòng có cảm tưởng hình như địch ở ngay dưới chân họ và sắp sửa khơi lỗ chui lên. Những người lính Pháp tham dự trận Điện Biên Phủ, sống sót trở về kể chuyện rằng có rất nhiều hôm, cả ngày lẫn đêm họ chẳng ngủ được một phút nào cả.
Quân đội Pháp chiến đấu trong một tình trạng thiếu thốn về vật chất, căng thẳng về thần kinh như vậy được tất cả 55 ngày, cho tới ngày 7-5-1954 thì quân kháng chiến tràn ngập, bắt sống tướng De Castries (vừa mới được thăng cấp tướng ngày 14-4-1954) và toàn bộ tham mưu của ông, cùng tất cả binh sĩ thuộc quyền.
Đến bây giờ, vẫn còn nhiều giả thuyết liên quan đến việc tướng De Castries đầu hàng hay vẫn kháng cự đến phút chót. Phía Pháp nói rằng khi quân kháng chiến Việt Nam tràn vào phòng chỉ huy, tướng De Castries vẫn hiên ngang cầm súng lục trong tay; nghĩa là ông bị bắt cho không phải đầu hàng. Trái lại, phía kháng chiến, sau này có phổ biến một tấm hình, cho thấy De Castries giơ cao hai tay khỏi đầu trước họng súng đối phương.
Sau khi bị bắt, tướng De Castries với Bộ tham mưu và toàn thể binh sĩ trú phòng Điện Biên Phủ phải xếp hàng dài, cuốc bộ 17 cây số để các phóng viên điện ảhh quay phim (đa số gồm toàn phóng viên các nước Cộng sản Đông Âu); sau đó, họ mới dành riêng cho tướng De Castries một chiếc xe Jeep.
Trong suốt thời gian bị giam giữ, quân kháng chiến các cấp chỉ gọi viên tướng Pháp thất trận này bằng cái tên cộc lốc; De Castries; mãi tới khi hiệp định Genève được ký kết, và việc phóng thích tù binh được bắt đầu họ mới trịnh trọng xưng hô với De Castries: “Thưa thiếu tướng!”
Chuyện De Castries bị bắt hay đầu hàng không quan hệ. Điều quan hệ là trận Điện Biên Phủ Pháp đã thua, và cùng với cái thua này, Pháp đã mang lại cho Việt Nam một hình thức chiến tranh mới.