Mới 17 tuổi nhưng cậu học sinh người Anh
Nick D’Aloisio đã trở thành triệu phú sau khi bán ứng dụng đọc tin tức nổi tiếng
của mình cho Yahoo với giá đến 30 triệu USD, giúp cậu trở thành một trong những
tỷ phú “tự tay làm nên” trẻ tuổi nhất thế giới.
D’Aloisio
tự học lập trình từ năm 12 tuổi, đã xây dựng nên ứng dụng miễn phí nổi tiếng
trên iPhone có tên gọi Summly, với chức năng tự động tóm tắt các tin tức trên
màn hình cỡ nhỏ, trong phòng ngủ của mình tại London vào năm 2011, khi cậu mới
15 tuổi.
Sau khi ứng dụng Summly nhận được nhiều phản hồi tích cực,
D’Aloisio đã nhận được những khoảng hỗ trợ từ quỹ đầu tư Horizons Ventures, nhà
sáng lập hãng game Zynga, Mark Pinucs và nam diễn viên Ashton Kutcher, người vào
vai Steve Jobs
trong bộ phim về ông.
Mới 17 tuổi nhưng D’Aloisio đã “đút túi” 30 triệu USD
nhờ tài năng của mình
Ấn tượng trước ứng dụng Summly, Yahoo đã có quyết định táo bạo
khi mua lại ứng dụng của cậu học sinh 17 tuổi này với số tiền lên đến 30 triệu
USD, chỉ 4 tháng sau khi Summly được xuất hiện. Đồng thời Yahoo cũng đã tuyển
dụng D’Aloisio vào làm việc tại công ty.
Bản thân ứng dụng Summly sẽ
đóng cửa và gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng App
Store của Apple, tuy nhiên tính năng và công nghệ sử dụng trong ứng
dụng này sẽ được sử dụng các sản phẩm di động của Yahoo.
Trước khi gỡ bỏ
khỏi App Store, Summly đã có gần 1 triệu lượt download, kèm theo thỏa thuận với
250 nhà xuất bản trực tuyến, trong đó có các hãng tin lớn như News Corp. Một
thành quả không tồi đối với một học sinh trung học.
“Với tôi, Yahoo là
công ty tuyệt vời nhất để gia nhập vào thời điểm bây giờ, bởi vì đó là một trong
những công ty Internet lâu đời nhất”, D’Aloisio giải thích về lý do gia nhập
Yahoo. “Với sự dẫn dắt của Marrisa Mayer, Yahoo đang tập trung mạnh vào mảng sản
phẩm di động, và đó là điều hoàn hảo cho Summly”.
Marrisa Mayer, cựu “nữ
tướng” tại Google bắt đầu tiếp quản vị trí CEO tại Yahoo vào mùa hè năm ngoái,
đang tập trung vào công nghệ di động để làm sống lại vị thế của Yahoo trên làng
công nghệ. Từ khi Mayer lên lãnh đạo, Yahoo đã bỏ ra những số tiền không nhỏ để
mua lại các ứng dụng di động, trong đó có không ít ứng dụng chỉ mới được xuất
hiện nhưng có nhiều tiềm năng.
Theo Adam Cahan, Giám đốc bộ phận di động
của Yahoo thì ngày nay, người dùng không chỉ đơn giản là duyệt web bằng cách
kích chuột, mà ngày càng nhiều người dùng kết nối Internet bằng smartphone
và máy tính bảng, điều này làm thay đổi cách thức mà người dùng thu thập thông
tin, và Summly chính là một giải pháp phù hợp để Yahoo tiếp cận điều
này.
“Summly giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp một bức ảnh chụp
những câu chuyện, cho người dùng một cách đơn giản và nhanh chóng để tìm kiếm
những tin tức mà học mong muốn, nhanh hơn bao giờ hết”, Cahan cho
biết.
D’Aloisio, đã từng bảo lưu kết quả học trong 6 tháng để tập trung
toàn thời gian vào phát triển ứng dụng Summly, sẽ bắt đầu làm việc tại văn phòng
của Yahoo ở London và tiếp tục theo đuổi việc học của mình vào buổi tối tại căn
nhà mà cậu đang sống với cha mẹ mình.
Số tiền 30 triệu USD là một số
tiền cực lớn với một cậu học sinh cấp 3, và D’Aloisio cho biết cha cậu, một nhà
quản lý tài chính và mẹ cậu, một luật sư, sẽ giúp cậu quản lý số tài sản khổng
lồ này.
D’Aloisio cho biết những gì mình cần là một chiếc máy tính mới
và một đôi giày thể thao hiệu Nike, và số tiền 30 triệu USD không thực sự là vấn
đề mà D’Aloisio nhắm đến trong thỏa thuận với Yahoo.
“Công nghệ đóng vai
trò quan trọng phía sau toàn bộ thỏa thuận này. Tôi rất háo hức để xem nó đóng
vai trò thế nào tại Yahoo”, D’Aloisio chia sẻ.
Với số tiền 30 triệu USD
kiếm được sau khi bán ứng dụng của mình cho Yahoo, D’Aloisio là một trong những
doanh nhân trẻ dưới 21 tuổi có thể kiếm được hàng triệu USD.
Một trong
những hình ảnh tương tự với D’Aloisio có thể kể đến Patrick Collison, người bắt
đầu làm quen với máy tính từ năm 8 tuổi và đến năm 19 tuổi, Patrick cùng người
anh trai John đã bán đi công ty khởi nghiệp của cả 2 là Auctomatic cho công ty
truyền thông có trụ sở tại Canada Live Current Media, với giá hàng triệu
USD.
Hiện tại, Patrick và John tiếp tục khởi nghiệp với một công ty mới
có tên gọi Stripe, đặt trụ sở chính tại San Fransisco.
“Thật là tuyệt
khi bạn có thể tạo ra một điều gì đó mà người khác hứng thú để mua lại, và sẽ
thật tuyệt hơn nữa khi bạn có số tiền nhiều hơn rất nhiều mà bạn từng có trước
đây. Tuy nhiên, đừng để mọi thứ thay đổi, hãy cứ tiếp tục làm những công việc
hàng ngày, một cách hứng thú, đó mới là điều quan trọng”, Patrick Collison chia
sẻ.
Có cùng quan điểm với Collison, khi được hỏi về bí quyết cho sự thành
công của mình, D’Aloisio chỉ đơn giản nói: “Cứ làm nó, làm điều mà bạn thích và
mơ ước, rồi nó sẽ thành công dù có gặp bao nhiêu thất bại đi chăng
nữa”.
Nick D’Aloisio đã trở thành triệu phú sau khi bán ứng dụng đọc tin tức nổi tiếng
của mình cho Yahoo với giá đến 30 triệu USD, giúp cậu trở thành một trong những
tỷ phú “tự tay làm nên” trẻ tuổi nhất thế giới.
D’Aloisio
tự học lập trình từ năm 12 tuổi, đã xây dựng nên ứng dụng miễn phí nổi tiếng
trên iPhone có tên gọi Summly, với chức năng tự động tóm tắt các tin tức trên
màn hình cỡ nhỏ, trong phòng ngủ của mình tại London vào năm 2011, khi cậu mới
15 tuổi.
Sau khi ứng dụng Summly nhận được nhiều phản hồi tích cực,
D’Aloisio đã nhận được những khoảng hỗ trợ từ quỹ đầu tư Horizons Ventures, nhà
sáng lập hãng game Zynga, Mark Pinucs và nam diễn viên Ashton Kutcher, người vào
vai Steve Jobs
trong bộ phim về ông.
Mới 17 tuổi nhưng D’Aloisio đã “đút túi” 30 triệu USD
nhờ tài năng của mình
khi mua lại ứng dụng của cậu học sinh 17 tuổi này với số tiền lên đến 30 triệu
USD, chỉ 4 tháng sau khi Summly được xuất hiện. Đồng thời Yahoo cũng đã tuyển
dụng D’Aloisio vào làm việc tại công ty.
Bản thân ứng dụng Summly sẽ
đóng cửa và gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng App
Store của Apple, tuy nhiên tính năng và công nghệ sử dụng trong ứng
dụng này sẽ được sử dụng các sản phẩm di động của Yahoo.
Trước khi gỡ bỏ
khỏi App Store, Summly đã có gần 1 triệu lượt download, kèm theo thỏa thuận với
250 nhà xuất bản trực tuyến, trong đó có các hãng tin lớn như News Corp. Một
thành quả không tồi đối với một học sinh trung học.
“Với tôi, Yahoo là
công ty tuyệt vời nhất để gia nhập vào thời điểm bây giờ, bởi vì đó là một trong
những công ty Internet lâu đời nhất”, D’Aloisio giải thích về lý do gia nhập
Yahoo. “Với sự dẫn dắt của Marrisa Mayer, Yahoo đang tập trung mạnh vào mảng sản
phẩm di động, và đó là điều hoàn hảo cho Summly”.
Marrisa Mayer, cựu “nữ
tướng” tại Google bắt đầu tiếp quản vị trí CEO tại Yahoo vào mùa hè năm ngoái,
đang tập trung vào công nghệ di động để làm sống lại vị thế của Yahoo trên làng
công nghệ. Từ khi Mayer lên lãnh đạo, Yahoo đã bỏ ra những số tiền không nhỏ để
mua lại các ứng dụng di động, trong đó có không ít ứng dụng chỉ mới được xuất
hiện nhưng có nhiều tiềm năng.
Theo Adam Cahan, Giám đốc bộ phận di động
của Yahoo thì ngày nay, người dùng không chỉ đơn giản là duyệt web bằng cách
kích chuột, mà ngày càng nhiều người dùng kết nối Internet bằng smartphone
và máy tính bảng, điều này làm thay đổi cách thức mà người dùng thu thập thông
tin, và Summly chính là một giải pháp phù hợp để Yahoo tiếp cận điều
này.
“Summly giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp một bức ảnh chụp
những câu chuyện, cho người dùng một cách đơn giản và nhanh chóng để tìm kiếm
những tin tức mà học mong muốn, nhanh hơn bao giờ hết”, Cahan cho
biết.
D’Aloisio, đã từng bảo lưu kết quả học trong 6 tháng để tập trung
toàn thời gian vào phát triển ứng dụng Summly, sẽ bắt đầu làm việc tại văn phòng
của Yahoo ở London và tiếp tục theo đuổi việc học của mình vào buổi tối tại căn
nhà mà cậu đang sống với cha mẹ mình.
Số tiền 30 triệu USD là một số
tiền cực lớn với một cậu học sinh cấp 3, và D’Aloisio cho biết cha cậu, một nhà
quản lý tài chính và mẹ cậu, một luật sư, sẽ giúp cậu quản lý số tài sản khổng
lồ này.
D’Aloisio cho biết những gì mình cần là một chiếc máy tính mới
và một đôi giày thể thao hiệu Nike, và số tiền 30 triệu USD không thực sự là vấn
đề mà D’Aloisio nhắm đến trong thỏa thuận với Yahoo.
“Công nghệ đóng vai
trò quan trọng phía sau toàn bộ thỏa thuận này. Tôi rất háo hức để xem nó đóng
vai trò thế nào tại Yahoo”, D’Aloisio chia sẻ.
Với số tiền 30 triệu USD
kiếm được sau khi bán ứng dụng của mình cho Yahoo, D’Aloisio là một trong những
doanh nhân trẻ dưới 21 tuổi có thể kiếm được hàng triệu USD.
Một trong
những hình ảnh tương tự với D’Aloisio có thể kể đến Patrick Collison, người bắt
đầu làm quen với máy tính từ năm 8 tuổi và đến năm 19 tuổi, Patrick cùng người
anh trai John đã bán đi công ty khởi nghiệp của cả 2 là Auctomatic cho công ty
truyền thông có trụ sở tại Canada Live Current Media, với giá hàng triệu
USD.
Hiện tại, Patrick và John tiếp tục khởi nghiệp với một công ty mới
có tên gọi Stripe, đặt trụ sở chính tại San Fransisco.
“Thật là tuyệt
khi bạn có thể tạo ra một điều gì đó mà người khác hứng thú để mua lại, và sẽ
thật tuyệt hơn nữa khi bạn có số tiền nhiều hơn rất nhiều mà bạn từng có trước
đây. Tuy nhiên, đừng để mọi thứ thay đổi, hãy cứ tiếp tục làm những công việc
hàng ngày, một cách hứng thú, đó mới là điều quan trọng”, Patrick Collison chia
sẻ.
Có cùng quan điểm với Collison, khi được hỏi về bí quyết cho sự thành
công của mình, D’Aloisio chỉ đơn giản nói: “Cứ làm nó, làm điều mà bạn thích và
mơ ước, rồi nó sẽ thành công dù có gặp bao nhiêu thất bại đi chăng
nữa”.