Người bác sĩ coi rắn như con
Bác sĩ Lương đã ăn, ở và thức cùng với rắn để nghiên cứu sự sinh sản của chúng. Khi rắn con ra đời, anh cũng chăm sóc, nâng niu như con mình.
Bác sĩ Vũ Ngọc Lương hiện là phó giám đốc Trung tâm nuôi trồng, chế biến dược liệu của trại rắn Đồng Tâm (thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Anh lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở Phụng Thượng (Phúc Thọ, Hà Nội) từ nhỏ phải gắn bó với cuộc sống bươn chải khắp nơi để kiếm tiền mưu sinh. Để có tiền ăn học và phụ giúp cha mẹ mỗi khi vào đầu năm học mới, anh Lương phải đi bắt những con rắn độc bán kiếm tiền.
Anh cười cho biết: "Có lẽ tôi tuổi rắn nên không hề sợ những con rắn độc. Mặt khác, gia đình lại có truyền thống gắn bó với những con rắn, chính vì vậy nên dù còn nhỏ nhưng với tôi cái nghề nguy hiểm ấy cũng không lạ lẫm gì". Cuộc sống ở vùng quê nghèo, vất vả không khiến anh Lương bỏ quên công việc học tập của mình. Với sự nỗ lực và cố gắng, anh đã đặt chân vào cổng học viện Quân y tại Hà Nội, ngành bác sĩ đa khoa.
Tốt nghiệp học viện, sau khi được chuyển đi công tác nhiều nơi, anh đã được đưa về công tác tại trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu 9 năm 1999 (nay là trung tâm Nuôi trồng, Chế biến dược liệu của trại rắn Đồng Tâm).
Anh Lương cho biết: "Xuất phát từ những kinh nghiệm thực tế trong thời gian bắt rắn ở vùng quê nên việc nuôi trồng và nghiên cứu về rắn ở trung tâm có lẽ đó là một cái duyên tình cờ với tôi. Vì lòng yêu nghề, tôi đã cố gắng khắc phục những khó khăn, chứ tôi học bác sĩ đa khoa, là một anh chuyên khám chữa bệnh cho người chứ làm gì có kiến thức nghiên cứu về rắn. Mặc dù vậy, cái duyên với rắn đó đã giúp tôi gắn bó và có nhiều niềm vui cho đến tận bây giờ".
Chỉ cần đi ngang qua là anh Lương biết con rắn có vấn đề gì, con nào khỏe, con nào yếu thế nào.
Gắn bó với những con bò sát đầy nguy hiểm này, anh Lương cho biết: "Có thể nói đây là một nghề không chỉ nguy hiểm mà còn rất mạo hiểm vì chỉ cần sơ suất một chút là ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy đòi hỏi người làm nghề phải có một bản lĩnh, yêu ngành, yêu nghề và phải coi những con rắn như những vật nuôi thân thuộc trong nhà. Bản thân tôi đã phải mày mò qua nhiều lần chăm sóc rắn mới có thể rút ra được những kinh nghiệm làm sao để không bị rắn cắn.
Chính vì vậy, từ năm 2000 đến nay, chúng tôi đã khắc phục được nhiều tai nạn do rắn cắn. Nhiều lần chăm sóc và nựng nịu, có con còn bò lên quấn quýt hết vào chân tôi như một người thân thiết. Mỗi lần phát hiện thấy chúng bị bệnh ho, sổ mũi, ngoài việc trị bệnh cho chúng, chúng tôi còn đút cháo cho chúng ăn như một đứa trẻ và tẩy giun sán theo định kỳ cho rắn để chúng phát triển một cách bình thường và sinh sản tốt hơn".
Để phát hiện được những căn bệnh của rắn, anh Lương cho biết: "Đây là cả một quá trình theo dõi kỹ lưỡng từng hành động của chúng. Bởi trước đó không có một ai dạy cho tôi những kiến thức này, thậm chí nhiều bác sĩ thú y cũng phải bó tay với những vấn đề liên quan đến bệnh của rắn.
Nhiều đêm, tôi phải lặn lội để quan sát xem chúng nằm ở tư thế nào, tâm trạng buồn vui ra sao, đờm giãi của chúng có gì bất thường. Để có thể điều trị và phát hiện được bệnh ở rắn, tôi thí nghiệm cùng lúc ở 2 con bị bệnh nhưng chỉ có một con được điều trị và một con không được điều trị.
Sau khi con rắn không được điều trị chết, tôi là người phẫu thuật nó để tìm hiểu những căn bệnh này. Khi phát hiện ra bệnh của rắn, dựa trên trọng lượng của mỗi con, tôi sẽ cho chúng uống thuốc kháng sinh để chữa trị. Cho đến bây giờ, tôi chỉ cần đi ngang qua là biết con rắn có vấn đề gì, con nào khỏe, con nào yếu như thế nào", anh Lương vui vẻ nói.
Không chỉ chăm sóc, anh Lương còn là một trong những người tiên phong lâp ra quy trình ấp trứng và nuôi rắn con. Để quá trình sinh sản của rắn diễn ra thuận lợi, anh lựa chọn mùa giao phối, thời điểm và tổ chức cho rắn giao phối.
Rắn tại trại rắn Đồng Tâm.
Anh Lương chia sẻ: "Xác định được mùa giao phối đã khó khăn nhưng không phải con nào cũng động dục vào mùa giao phối. Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ những con ít nằm, ruồng ruồng đi, đêm không ăn ngày không ngủ mới là những con có biểu hiện đòi giao phối.
Qua nhiều lần theo dõi, tôi còn biết được cả những con rắn si tình như người và những cuộc làm tình mùi mẫn, không kém phần ác chiến đến cả 2 tiếng đồng hồ. Có nhiều đêm, sau khi xác định được thời gian sinh sản của rắn, anh phải lặn lội dưới nước sình lầy, quần áo săn tét, thậm chí còn ăn, nằm và thức với rắn để quay phim lại và săn những tấm ảnh về việc sinh sản của rắn".
Sau khi rắn đẻ trứng, anh Lương lại cặm cụi với công việc chọn lựa những quả trứng đủ tiêu chuẩn và cho ấp. Không chỉ vậy, để có hiệu quả trong quá trình ấp trứng, anh phải chọn lựa nhiệt độ, độ ẩm, thời gian, phòng ấp một cách rất kỹ lưỡng. Và sau khi rắn con ra đời, chính anh đã chăm sóc chúng như những đứa con của mình.
Thậm chí, anh còn quay phim cả cảnh trứng nở, khi những con rắn con chui ra, chạy khỏi quả trứng như thế nào... Để nuôi dưỡng những chú rắn con, anh phải xác định một ý nghĩ làm thế nào để cho chúng ăn đầy đủ giống như một em bé mới ra đời và điều gì là quan trọng khi lần đầu tiên chúng tiếp xúc với môi trường mới.
Với những kinh nghiệm thực tế của bản thân qua nhiều lần chăm sóc và nuôi rắn, anh Lương nói với vẻ đầy tự tin: "Cho đến bây giờ, chỉ cần nhìn qua là tôi có thể biết được đó là con rắn đực hay rắn cái. Và cũng chỉ một cái nhìn, tôi cũng có thể đoán biết con rắn đó đang muốn gì”.
Xuất phát từ thực trạng trong thời kỳ chiến tranh tỷ lệ người dân chết vì rắn cắn lên tới 23%, trung tâm Nuôi trồng, chế biến dược liệu Đồng Tâm tiến hành khai thác các loại thuốc từ nọc rắn để chữa trị cho người dân đồng bằng sông Cửu Long.
Nơi đây là một vùng quê sông nước, điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sự phát triển, sinh sôi với các loài rắn. Chính vì vậy, người dân vất vả quanh năm gắn bó với đồng ruộng không thể tránh khỏi việc bị rắn cắn. Trên cơ sở những trăn trở cứu người ngày càng cấp thiết, các y bác sĩ của trại rắn Đồng Tâm đã không một chút ngần ngại, không ngừng nghiên cứu để chế biến ra dược liệu quý.
Theo Đời Sống
Bác sĩ Lương đã ăn, ở và thức cùng với rắn để nghiên cứu sự sinh sản của chúng. Khi rắn con ra đời, anh cũng chăm sóc, nâng niu như con mình.
Bác sĩ Vũ Ngọc Lương hiện là phó giám đốc Trung tâm nuôi trồng, chế biến dược liệu của trại rắn Đồng Tâm (thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Anh lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở Phụng Thượng (Phúc Thọ, Hà Nội) từ nhỏ phải gắn bó với cuộc sống bươn chải khắp nơi để kiếm tiền mưu sinh. Để có tiền ăn học và phụ giúp cha mẹ mỗi khi vào đầu năm học mới, anh Lương phải đi bắt những con rắn độc bán kiếm tiền.
Anh cười cho biết: "Có lẽ tôi tuổi rắn nên không hề sợ những con rắn độc. Mặt khác, gia đình lại có truyền thống gắn bó với những con rắn, chính vì vậy nên dù còn nhỏ nhưng với tôi cái nghề nguy hiểm ấy cũng không lạ lẫm gì". Cuộc sống ở vùng quê nghèo, vất vả không khiến anh Lương bỏ quên công việc học tập của mình. Với sự nỗ lực và cố gắng, anh đã đặt chân vào cổng học viện Quân y tại Hà Nội, ngành bác sĩ đa khoa.
Tốt nghiệp học viện, sau khi được chuyển đi công tác nhiều nơi, anh đã được đưa về công tác tại trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu 9 năm 1999 (nay là trung tâm Nuôi trồng, Chế biến dược liệu của trại rắn Đồng Tâm).
Anh Lương cho biết: "Xuất phát từ những kinh nghiệm thực tế trong thời gian bắt rắn ở vùng quê nên việc nuôi trồng và nghiên cứu về rắn ở trung tâm có lẽ đó là một cái duyên tình cờ với tôi. Vì lòng yêu nghề, tôi đã cố gắng khắc phục những khó khăn, chứ tôi học bác sĩ đa khoa, là một anh chuyên khám chữa bệnh cho người chứ làm gì có kiến thức nghiên cứu về rắn. Mặc dù vậy, cái duyên với rắn đó đã giúp tôi gắn bó và có nhiều niềm vui cho đến tận bây giờ".
Chỉ cần đi ngang qua là anh Lương biết con rắn có vấn đề gì, con nào khỏe, con nào yếu thế nào.
Gắn bó với những con bò sát đầy nguy hiểm này, anh Lương cho biết: "Có thể nói đây là một nghề không chỉ nguy hiểm mà còn rất mạo hiểm vì chỉ cần sơ suất một chút là ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy đòi hỏi người làm nghề phải có một bản lĩnh, yêu ngành, yêu nghề và phải coi những con rắn như những vật nuôi thân thuộc trong nhà. Bản thân tôi đã phải mày mò qua nhiều lần chăm sóc rắn mới có thể rút ra được những kinh nghiệm làm sao để không bị rắn cắn.
Chính vì vậy, từ năm 2000 đến nay, chúng tôi đã khắc phục được nhiều tai nạn do rắn cắn. Nhiều lần chăm sóc và nựng nịu, có con còn bò lên quấn quýt hết vào chân tôi như một người thân thiết. Mỗi lần phát hiện thấy chúng bị bệnh ho, sổ mũi, ngoài việc trị bệnh cho chúng, chúng tôi còn đút cháo cho chúng ăn như một đứa trẻ và tẩy giun sán theo định kỳ cho rắn để chúng phát triển một cách bình thường và sinh sản tốt hơn".
Để phát hiện được những căn bệnh của rắn, anh Lương cho biết: "Đây là cả một quá trình theo dõi kỹ lưỡng từng hành động của chúng. Bởi trước đó không có một ai dạy cho tôi những kiến thức này, thậm chí nhiều bác sĩ thú y cũng phải bó tay với những vấn đề liên quan đến bệnh của rắn.
Nhiều đêm, tôi phải lặn lội để quan sát xem chúng nằm ở tư thế nào, tâm trạng buồn vui ra sao, đờm giãi của chúng có gì bất thường. Để có thể điều trị và phát hiện được bệnh ở rắn, tôi thí nghiệm cùng lúc ở 2 con bị bệnh nhưng chỉ có một con được điều trị và một con không được điều trị.
Sau khi con rắn không được điều trị chết, tôi là người phẫu thuật nó để tìm hiểu những căn bệnh này. Khi phát hiện ra bệnh của rắn, dựa trên trọng lượng của mỗi con, tôi sẽ cho chúng uống thuốc kháng sinh để chữa trị. Cho đến bây giờ, tôi chỉ cần đi ngang qua là biết con rắn có vấn đề gì, con nào khỏe, con nào yếu như thế nào", anh Lương vui vẻ nói.
Không chỉ chăm sóc, anh Lương còn là một trong những người tiên phong lâp ra quy trình ấp trứng và nuôi rắn con. Để quá trình sinh sản của rắn diễn ra thuận lợi, anh lựa chọn mùa giao phối, thời điểm và tổ chức cho rắn giao phối.
Rắn tại trại rắn Đồng Tâm.
Anh Lương chia sẻ: "Xác định được mùa giao phối đã khó khăn nhưng không phải con nào cũng động dục vào mùa giao phối. Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ những con ít nằm, ruồng ruồng đi, đêm không ăn ngày không ngủ mới là những con có biểu hiện đòi giao phối.
Qua nhiều lần theo dõi, tôi còn biết được cả những con rắn si tình như người và những cuộc làm tình mùi mẫn, không kém phần ác chiến đến cả 2 tiếng đồng hồ. Có nhiều đêm, sau khi xác định được thời gian sinh sản của rắn, anh phải lặn lội dưới nước sình lầy, quần áo săn tét, thậm chí còn ăn, nằm và thức với rắn để quay phim lại và săn những tấm ảnh về việc sinh sản của rắn".
Sau khi rắn đẻ trứng, anh Lương lại cặm cụi với công việc chọn lựa những quả trứng đủ tiêu chuẩn và cho ấp. Không chỉ vậy, để có hiệu quả trong quá trình ấp trứng, anh phải chọn lựa nhiệt độ, độ ẩm, thời gian, phòng ấp một cách rất kỹ lưỡng. Và sau khi rắn con ra đời, chính anh đã chăm sóc chúng như những đứa con của mình.
Thậm chí, anh còn quay phim cả cảnh trứng nở, khi những con rắn con chui ra, chạy khỏi quả trứng như thế nào... Để nuôi dưỡng những chú rắn con, anh phải xác định một ý nghĩ làm thế nào để cho chúng ăn đầy đủ giống như một em bé mới ra đời và điều gì là quan trọng khi lần đầu tiên chúng tiếp xúc với môi trường mới.
Với những kinh nghiệm thực tế của bản thân qua nhiều lần chăm sóc và nuôi rắn, anh Lương nói với vẻ đầy tự tin: "Cho đến bây giờ, chỉ cần nhìn qua là tôi có thể biết được đó là con rắn đực hay rắn cái. Và cũng chỉ một cái nhìn, tôi cũng có thể đoán biết con rắn đó đang muốn gì”.
Xuất phát từ thực trạng trong thời kỳ chiến tranh tỷ lệ người dân chết vì rắn cắn lên tới 23%, trung tâm Nuôi trồng, chế biến dược liệu Đồng Tâm tiến hành khai thác các loại thuốc từ nọc rắn để chữa trị cho người dân đồng bằng sông Cửu Long.
Nơi đây là một vùng quê sông nước, điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sự phát triển, sinh sôi với các loài rắn. Chính vì vậy, người dân vất vả quanh năm gắn bó với đồng ruộng không thể tránh khỏi việc bị rắn cắn. Trên cơ sở những trăn trở cứu người ngày càng cấp thiết, các y bác sĩ của trại rắn Đồng Tâm đã không một chút ngần ngại, không ngừng nghiên cứu để chế biến ra dược liệu quý.
Theo Đời Sống