Những chuyện khó lý giải ở miếu Hai cô
Những kẻ mạo phạm đến ngôi miếu đều không thoát được sự trừng phạt còn người thành tâm tới cầu xin đều 'cầu được ước thấy'.
Cứ đến ngày rằm hay mùng một hàng tháng, miếu thờ Hai cô (thuộc xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) lại đông nghẹt người tới đây để làm lễ, thắp hương.
Ông Bùi Trí Trai (77 tuổi) là người cao niên trong xã, cũng là người được giao nhiệm vụ trông nom ngôi miếu thờ Hai cô thành tâm nói: “Tôi là người không tin vào những chuyện ma quỷ, thánh thần. Nhưng quả thật từ khi được trông nom ngôi miếu thờ Hai cô này, tôi mới thực sự nhận ra rằng trong cuộc sống này có rất nhiều chuyện không tài nào lý giải nổi, nó khó tin mà lại có thật đấy”.
Quả thật, mỗi khi nhắc tới miếu thờ Hai cô thì người dân trong xã hay ở địa phương lân cận khi qua đây chẳng ai dám mạo phạm. Bởi rất nhiều trường hợp đã bị “trừng phạt” dù cho vô tình hay cố ý thì nặng nhẹ đều có. Chỉ cho tới khi nào người nhà của những kẻ dám cả gan “mạo phạm” mang lễ tới cầu xin thì người nhà của họ mới bình thường trở lại.
Một lần nọ, có một nhóm học sinh cấp 3 đi ngang qua ngôi miếu thờ Hai cô, những nữ sinh thì cứ tấm tắc ngôi miếu thờ Hai cô này linh thiêng lắm. Một nam sinh ngỗ nghịch buột mồm nói rằng: “Ôi giời thiêng cái gì, toàn chuyện nhảm nhí”. Khi về tới nhà, không hiểu sao đêm hôm đó miệng của nam sinh này bỗng dưng méo xệch trông như người bị phong giật.
Vào ngày rằm, mùng một, miếu Hai cô luôn đông đúc người đến đây để thắp hương, cầu nguyện.
Người nhà của cậu nam sinh này đi tìm chữa hết thầy này, thuốc nọ mà miệng của cậu ta vẫn cứ méo mó chẳng thể như trước. Dò hỏi mãi mới biết là con mình đã phạm vào miếu thờ Hai cô, gia đình tất tả làm lễ, lòng thành tới tạ lỗi và cầu xin tha thứ thì khi ấy miệng của cậu nam sinh này mới trở lại bình thường như lúc trước.
Còn nhiều trường hợp khác khi đi qua ngôi miếu trót dại dột đi vào miếu Hai cô để lấy đồ thờ cúng ăn mà không xin phép thì khi ra về ai nấy đều “dở dở, ương ương”. Sau khi mang lễ lạt tới xin thì mới trở lại bình thường. Ông Bùi Trí Trai nói: “Không biết hư thực như thế nào, nhưng tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp như thế. Quả đúng sau khi người nhà họ mang lễ tới để tạ tội thì người phạm vào mới yên”.
Ông Trai kể: "Có một anh bộ đội từ Hà Nội đưa người nhà đi ngang qua đây. Chẳng hiểu vì lý do gì khi đi qua miếu thờ Hai cô một đoạn thì xe ô tô chết máy. Hì hục sửa chữa, gọi cả thợ vào mà vẫn không thể nổ được. Mãi tới khi tôi nhìn thấy bảo vào đây tôi làm lễ cho biết đâu sẽ thành. Đúng thật sau khi thắp hương cầu khẩn thì khi khởi động xe liền nổ ngay và anh bộ đội này từ đó vẫn thường xuyên tới thăm miếu Hai cô".
Không chỉ có vậy, miếu Hai cô còn là nơi mà những gia đình không may bị trộm, mất của đến đây để cầu lại của. Gia đình nhà ông Thọ, một người dân sống gần ngôi miếu này có một dạo kẻ trộm vào dắt con trâu của ông đi và bán cho lái buôn làm thịt. Ông Thọ sau khi mất trâu đã báo cáo lên chính quyền và đã tổ chức đi tìm kiếm mà chẳng thấy.
Gia đình ông bèn sắp lễ để cầu ở miếu Hai cô thì hôm sau có người dắt trâu tới nhà trả và có nói lại là “con trâu này có người trót lấy trộm và đã bán cho lái thương. Không hiểu sao cứ định giết thịt nó thì lại gặp chuyện chẳng lành thế nên người ta không dám thịt nữa mà đem trả lại cho người đã bán nó…”, kẻ trộm cũng chẳng được yên khi để con trâu ở lại và đã phải nhờ người đem trả lại con trâu cho gia chủ.
Ông Bùi Trí Trai, người coi Miếu kể lại những câu chuyện thiêng về miếu thờ Hai cô.
Từ đó, hễ có ai mất đồ khi tới đây thắp hương cầu khấn đều lấy lại được của cải của mình đã mất. Những người làm kinh doanh đến đây cầu làm ăn phát tài cũng thu được nhiều thành quả. Chính vì vậy, miếu thờ Hai cô cứ ngày rằm hay mùng một đều rất đông người dân thập phương tới cầu khấn…
Theo những vị cao niên trong xã, miếu thờ Hai cô là ngôi miếu thờ hai người con gái thời Trần. Khi vua Trần chống giặc Nguyên Mông lần thứ nhất. Khi địch tấn công vào nơi này, vì quân số của địch quá đông buộc quân ta phải rút. Nhưng để kìm chân giặc Nguyên Mông, đã để lại hai chị em của một nhà nọ, chị là Trần Minh Cơ còn cô em là Trần Minh Lý. Lúc này cả hai chị em đang ở độ tuổi đẹp nhất thời con gái, khoảng 20 tuổi và đều còn trinh tiết. Khi quân giặc phát hiện, đã tra tấn hai cô rất dã man rồi giết, vứt xác xuống đầm Bệnh thuộc khu vực xã Hương Sơn bây giờ.
Sau khi quân giặc bị đánh tan, người dân thương tiếc và cảm phục hai cô gái trẻ vì nước vì dân nên đã lập miếu thờ hai cô tại gò gần cái đầm mà họ bị giặc vứt xác xuống đó. Ban đầu ngôi miếu chỉ như chiếc nhà mồ và được dựng có 4 chân, được lợp bằng lá. Trong quá trình qua đây làm lễ, khách thập phương thấy ngôi miếu quá thiêng nên đã công đức và xây dựng khang trang hơn. Hiện nay, miếu thờ Hai cô cũng đã được người dân và chính quyền địa phương báo cáo và để xuất để công nhận là di tích văn hóa lịch sử.
Theo Pháp Luật & Xã Hội
Những kẻ mạo phạm đến ngôi miếu đều không thoát được sự trừng phạt còn người thành tâm tới cầu xin đều 'cầu được ước thấy'.
Cứ đến ngày rằm hay mùng một hàng tháng, miếu thờ Hai cô (thuộc xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) lại đông nghẹt người tới đây để làm lễ, thắp hương.
Ông Bùi Trí Trai (77 tuổi) là người cao niên trong xã, cũng là người được giao nhiệm vụ trông nom ngôi miếu thờ Hai cô thành tâm nói: “Tôi là người không tin vào những chuyện ma quỷ, thánh thần. Nhưng quả thật từ khi được trông nom ngôi miếu thờ Hai cô này, tôi mới thực sự nhận ra rằng trong cuộc sống này có rất nhiều chuyện không tài nào lý giải nổi, nó khó tin mà lại có thật đấy”.
Quả thật, mỗi khi nhắc tới miếu thờ Hai cô thì người dân trong xã hay ở địa phương lân cận khi qua đây chẳng ai dám mạo phạm. Bởi rất nhiều trường hợp đã bị “trừng phạt” dù cho vô tình hay cố ý thì nặng nhẹ đều có. Chỉ cho tới khi nào người nhà của những kẻ dám cả gan “mạo phạm” mang lễ tới cầu xin thì người nhà của họ mới bình thường trở lại.
Một lần nọ, có một nhóm học sinh cấp 3 đi ngang qua ngôi miếu thờ Hai cô, những nữ sinh thì cứ tấm tắc ngôi miếu thờ Hai cô này linh thiêng lắm. Một nam sinh ngỗ nghịch buột mồm nói rằng: “Ôi giời thiêng cái gì, toàn chuyện nhảm nhí”. Khi về tới nhà, không hiểu sao đêm hôm đó miệng của nam sinh này bỗng dưng méo xệch trông như người bị phong giật.
Vào ngày rằm, mùng một, miếu Hai cô luôn đông đúc người đến đây để thắp hương, cầu nguyện.
Người nhà của cậu nam sinh này đi tìm chữa hết thầy này, thuốc nọ mà miệng của cậu ta vẫn cứ méo mó chẳng thể như trước. Dò hỏi mãi mới biết là con mình đã phạm vào miếu thờ Hai cô, gia đình tất tả làm lễ, lòng thành tới tạ lỗi và cầu xin tha thứ thì khi ấy miệng của cậu nam sinh này mới trở lại bình thường như lúc trước.
Còn nhiều trường hợp khác khi đi qua ngôi miếu trót dại dột đi vào miếu Hai cô để lấy đồ thờ cúng ăn mà không xin phép thì khi ra về ai nấy đều “dở dở, ương ương”. Sau khi mang lễ lạt tới xin thì mới trở lại bình thường. Ông Bùi Trí Trai nói: “Không biết hư thực như thế nào, nhưng tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp như thế. Quả đúng sau khi người nhà họ mang lễ tới để tạ tội thì người phạm vào mới yên”.
Ông Trai kể: "Có một anh bộ đội từ Hà Nội đưa người nhà đi ngang qua đây. Chẳng hiểu vì lý do gì khi đi qua miếu thờ Hai cô một đoạn thì xe ô tô chết máy. Hì hục sửa chữa, gọi cả thợ vào mà vẫn không thể nổ được. Mãi tới khi tôi nhìn thấy bảo vào đây tôi làm lễ cho biết đâu sẽ thành. Đúng thật sau khi thắp hương cầu khẩn thì khi khởi động xe liền nổ ngay và anh bộ đội này từ đó vẫn thường xuyên tới thăm miếu Hai cô".
Không chỉ có vậy, miếu Hai cô còn là nơi mà những gia đình không may bị trộm, mất của đến đây để cầu lại của. Gia đình nhà ông Thọ, một người dân sống gần ngôi miếu này có một dạo kẻ trộm vào dắt con trâu của ông đi và bán cho lái buôn làm thịt. Ông Thọ sau khi mất trâu đã báo cáo lên chính quyền và đã tổ chức đi tìm kiếm mà chẳng thấy.
Gia đình ông bèn sắp lễ để cầu ở miếu Hai cô thì hôm sau có người dắt trâu tới nhà trả và có nói lại là “con trâu này có người trót lấy trộm và đã bán cho lái thương. Không hiểu sao cứ định giết thịt nó thì lại gặp chuyện chẳng lành thế nên người ta không dám thịt nữa mà đem trả lại cho người đã bán nó…”, kẻ trộm cũng chẳng được yên khi để con trâu ở lại và đã phải nhờ người đem trả lại con trâu cho gia chủ.
Ông Bùi Trí Trai, người coi Miếu kể lại những câu chuyện thiêng về miếu thờ Hai cô.
Từ đó, hễ có ai mất đồ khi tới đây thắp hương cầu khấn đều lấy lại được của cải của mình đã mất. Những người làm kinh doanh đến đây cầu làm ăn phát tài cũng thu được nhiều thành quả. Chính vì vậy, miếu thờ Hai cô cứ ngày rằm hay mùng một đều rất đông người dân thập phương tới cầu khấn…
Theo những vị cao niên trong xã, miếu thờ Hai cô là ngôi miếu thờ hai người con gái thời Trần. Khi vua Trần chống giặc Nguyên Mông lần thứ nhất. Khi địch tấn công vào nơi này, vì quân số của địch quá đông buộc quân ta phải rút. Nhưng để kìm chân giặc Nguyên Mông, đã để lại hai chị em của một nhà nọ, chị là Trần Minh Cơ còn cô em là Trần Minh Lý. Lúc này cả hai chị em đang ở độ tuổi đẹp nhất thời con gái, khoảng 20 tuổi và đều còn trinh tiết. Khi quân giặc phát hiện, đã tra tấn hai cô rất dã man rồi giết, vứt xác xuống đầm Bệnh thuộc khu vực xã Hương Sơn bây giờ.
Sau khi quân giặc bị đánh tan, người dân thương tiếc và cảm phục hai cô gái trẻ vì nước vì dân nên đã lập miếu thờ hai cô tại gò gần cái đầm mà họ bị giặc vứt xác xuống đó. Ban đầu ngôi miếu chỉ như chiếc nhà mồ và được dựng có 4 chân, được lợp bằng lá. Trong quá trình qua đây làm lễ, khách thập phương thấy ngôi miếu quá thiêng nên đã công đức và xây dựng khang trang hơn. Hiện nay, miếu thờ Hai cô cũng đã được người dân và chính quyền địa phương báo cáo và để xuất để công nhận là di tích văn hóa lịch sử.
Theo Pháp Luật & Xã Hội