10 điều bất ngờ về tượng Chúa Cứu thế ở Brazil
Tượng Chúa Cứu thế trên đỉnh núi nhìn xuống thành phố Rio de Janeiro
được xem là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng nhất thế giới
với nhiều bất ngờ thú vị.
Mất 9 năm xây dựng:
Tượng Chúa Cứu thế nằm trên đỉnh Corcovado, một ngọn núi cao 710 m
với rừng rậm rạp ở Brazil. Tượng cao tới 38 m, đồng nghĩa với việc tốn thời gian
dài để hoàn thiện. Trên thực tế, tượng được xây dựng năm 1922 và hoàn thành
năm 1931, tức là đã tốn 9 năm trời. Ảnh: MyLittleAdventure.
Kích cỡ khổng lồ:
Tác phẩm này là một trong những tượng Chúa Jesus cao nhất thế giới.
Với chiều cao 38 m, tượng chỉ đứng sau Cristo de la Concordia ở Bolivia (40 m)
và Christ the King ở Ba Lan (52 m). Ảnh: Culturalbrazil.
Danh hiệu ấn tượng:
Vào tháng 7/2007, tượng được vinh danh là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới.
Ảnh: Culturetrip.
Thường xuyên bị sét đánh:
Do nằm trên đỉnh núi, công trình này dễ bị sét đánh và trên thực tế không ít lần
trở thành cột thu lôi trong năm. Vào năm 2008, một cơn bão lớn đã làm hư hại phần đầu,
lông mày và ngón tay của tượng.
sau đó, vào năm 2014, sét đánh đã làm gãy một ngón tay của tượng. Ảnh: Seduniatravel.
Theo trào lưu nghệ thuật Art Deco:
Chúa Cứu thế là tượng Art Deco lớn nhất thế giới, do nhà điêu khắc người Pháp,
Paul Landowski, thiết kế và kỹ sư người Brazil, Heitor da Silva Costa, kết hợp với
kỹ sư người Pháp, Albert Caquot, xây dựng. Ảnh: Lonely Planet.
Khác bản thiết kế ban đầu:
Theo thiết kế ban đầu, một tay tượng cầm quả địa cầu và tay kia cầm cây thập tự.
Ý tưởng này được chấp thuận nhưng theo thời gian, cuối cùng khi xây dựng,
tượng có tư thế dang rộng tay như ngày nay. Ảnh: Flipboard.
Ngày càng tối màu:
Theo thời gian, bức tượng sẽ dần sẫm lại. Loại đá sáng màu dùng chế tác tượng
được lấy từ mỏ gần thành phố Ouro Preto ở Minas Gerais (Brazil) có số lượng giới hạn.
Do đó, những người bảo trì tượng phải dùng các loại đá khác để sửa chữa các phần
bị hư hại, khiến màu sắc của tượng thay đổi dần so với ban đầu. Ảnh: Viator.
Từng bị vẽ bậy:
Năm 2010, một nhóm vẽ graffiti đã viết chữ lên bề mặt tượng.
Thị trưởng đương nhiệm tuyên bố hành động này là “tội lỗi với quốc gia”,
khiến những người này tự ra đầu thú. Ảnh: NY Dailynews.
Tồn tại nhờ Nhà thờ Công giáo:
Nhà thờ Công giáo ở Brazil quyên góp toàn bộ số tiền để xây dựng
tượng Chúa Cứu thế. Ảnh: National Geographic.
Lên đây không đơn giản:
Sau khi đi xe hoặc leo bộ lên núi, du khách còn phải trèo 220 bậc thang
để tới chân tượng, điều khó thực hiện với người già hay khuyết tật.
Tuy nhiên, từ năm 2003, một thang tự động đã được lắp đặt,
giúp việc di chuyển dễ dàng hơn. Ảnh: Videoblocks.
Tượng Chúa Cứu thế trên đỉnh núi nhìn xuống thành phố Rio de Janeiro
được xem là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng nhất thế giới
với nhiều bất ngờ thú vị.
Mất 9 năm xây dựng:
Tượng Chúa Cứu thế nằm trên đỉnh Corcovado, một ngọn núi cao 710 m
với rừng rậm rạp ở Brazil. Tượng cao tới 38 m, đồng nghĩa với việc tốn thời gian
dài để hoàn thiện. Trên thực tế, tượng được xây dựng năm 1922 và hoàn thành
năm 1931, tức là đã tốn 9 năm trời. Ảnh: MyLittleAdventure.
Kích cỡ khổng lồ:
Tác phẩm này là một trong những tượng Chúa Jesus cao nhất thế giới.
Với chiều cao 38 m, tượng chỉ đứng sau Cristo de la Concordia ở Bolivia (40 m)
và Christ the King ở Ba Lan (52 m). Ảnh: Culturalbrazil.
Danh hiệu ấn tượng:
Vào tháng 7/2007, tượng được vinh danh là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới.
Ảnh: Culturetrip.
Thường xuyên bị sét đánh:
Do nằm trên đỉnh núi, công trình này dễ bị sét đánh và trên thực tế không ít lần
trở thành cột thu lôi trong năm. Vào năm 2008, một cơn bão lớn đã làm hư hại phần đầu,
lông mày và ngón tay của tượng.
sau đó, vào năm 2014, sét đánh đã làm gãy một ngón tay của tượng. Ảnh: Seduniatravel.
Theo trào lưu nghệ thuật Art Deco:
Chúa Cứu thế là tượng Art Deco lớn nhất thế giới, do nhà điêu khắc người Pháp,
Paul Landowski, thiết kế và kỹ sư người Brazil, Heitor da Silva Costa, kết hợp với
kỹ sư người Pháp, Albert Caquot, xây dựng. Ảnh: Lonely Planet.
Khác bản thiết kế ban đầu:
Theo thiết kế ban đầu, một tay tượng cầm quả địa cầu và tay kia cầm cây thập tự.
Ý tưởng này được chấp thuận nhưng theo thời gian, cuối cùng khi xây dựng,
tượng có tư thế dang rộng tay như ngày nay. Ảnh: Flipboard.
Ngày càng tối màu:
Theo thời gian, bức tượng sẽ dần sẫm lại. Loại đá sáng màu dùng chế tác tượng
được lấy từ mỏ gần thành phố Ouro Preto ở Minas Gerais (Brazil) có số lượng giới hạn.
Do đó, những người bảo trì tượng phải dùng các loại đá khác để sửa chữa các phần
bị hư hại, khiến màu sắc của tượng thay đổi dần so với ban đầu. Ảnh: Viator.
Từng bị vẽ bậy:
Năm 2010, một nhóm vẽ graffiti đã viết chữ lên bề mặt tượng.
Thị trưởng đương nhiệm tuyên bố hành động này là “tội lỗi với quốc gia”,
khiến những người này tự ra đầu thú. Ảnh: NY Dailynews.
Tồn tại nhờ Nhà thờ Công giáo:
Nhà thờ Công giáo ở Brazil quyên góp toàn bộ số tiền để xây dựng
tượng Chúa Cứu thế. Ảnh: National Geographic.
Lên đây không đơn giản:
Sau khi đi xe hoặc leo bộ lên núi, du khách còn phải trèo 220 bậc thang
để tới chân tượng, điều khó thực hiện với người già hay khuyết tật.
Tuy nhiên, từ năm 2003, một thang tự động đã được lắp đặt,
giúp việc di chuyển dễ dàng hơn. Ảnh: Videoblocks.
Theo Culture Trip