❤ LASZLÔ MIKSZATS (Hunggary)❤
Một hôm, sau cả một ngày vật lộn với chương đầu của cuốn tiểu thuyết mới, tôi đạp xe ra một công viên ngoại thành ngắm cảnh cho "nhẹ bớt đầu". Đến nơi, một cảnh tượng lạ đời bổng hiện ra. Một bầy sẻ đồng, đông tới cả vài chục con, chẵng hiểu sao cứ chân nam đá chân chiêu. Loạng hoạng quanh một anh chàng đang sóng sượt trên thảm cỏ.
Sửng sốt, tôi thử tới gần khám phá sự tình. Ô, hóa ra anh chàng nọ...bí tỉ! Cả lũ chim cũng "xỉn" tới mức tôi đuổi mà chúng vẫn "cốc" thèm bay. Nhìn quanh thì thấy trên mặt cỏ lăn lóc mấy vỏ chai rượu "xịn" cạnh một tờ báo cũ. Trên mặt giấy còn vung vãi những vụn bánh ướt đẫm thứ vang trắng thơm lựng mà các chú sẻ chưa kịp "xực" hết thì đã xỉn mất rồi...
Loài vật mà cũng dễ bị ma men mê hoặc đến thế sao?
Câu hỏi hóc búa đó cứ ám ảnh tôi cho tới ngày tôi "hoàn tất" một trắc nghiệm "thất đức". Nhân một kỳ nghỉ, tôi ghé về một nông trại, đem lúa mạch tẩm vodka Nga, rồi vãi cho đàn gà chị chủ nhà ăn. Chỉ sau có vài ba bữa, cả bầy điều chê thực đơn hàng ngày. Chúng chỉ xúm lại tranh nhau mổ lấy mổ để chổ lúa mạch trộn thứ "chất cay ác đức". Nực cười nhất là chú trống hoa oai vệ đầu đàn! Chẵng rõ vì sợ bị mang tiếng "như kỳ vô phong" hay vì tính háo ăn; chỉ biết cu cậu xực hàng nhất, tới mức quên cả lối xử sự ga - lăng cả với vài chị mái tơ "ngon mắt".
Chỉ vài tháng sau tôi mới vỡ lẽ; hóa ra mình chỉ "tái phát kiến châu Mỹ"! Thực ra, tất cả các chủ trại quanh miền hồ Balaton quê tôi, suốt bao đời nay, điều đã dùng mẹo nầy để nhờ các ả gà mái "mê men" chăn giùm lũ vịt con trong những tuần chúng mới chào đời. Thời chưa có máy ấp nhân tạo, bà con nông dân đành đem thức ăn cho gà trộn lẫn hèm rượu, rồi cho các chị mái nọ ăn dặm, khi cần ấp trứng vịt. Tuy "mẹ gà con vịt", nhưng đám vịt mới nở luôn được các bà mẹ ngà ngà say chăm bẵm chẳng khác gì con đẻ!
Hồi sang châu Phi (1984), tôi càng thấy phát hiện cũa mình cũng cổ xưa tựa trái đất! Nhiều bậc kỳ lão ở đây kể lại: Vào những năm mưa thuận gió hòa, mía, dứa khóm không kịp thu hoạch đã mau hóa...rượu ngay ngoài đồng. Chim chóc, ong bướm, khỉ vượn, gấu nâu, thậm chí cả voi, thừa cơ đó kéo nhau hàng đàn hàng lũ về " chè chén thỏa thuê thứ rượu tự nhiên khá khoái khẩu kia.
Các phường săn không bao giờ chịu bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một đó. Có năm, họ kiếm được cả trăm tấn thịt. Mà chẳng mất công vì lắm, vì lúc đã xỉn, những chàng gấu hung hản xem ra còn dễ bảo hơn cả tụi chiên non hiền lành...
Trong cuốn "Loài vật - rượu - con người" mà tôi tình cờ vớ được tại một hiệu sách cũ ở Pháp, nhà động vật học Serge Corythine có dẫn ra hàng loạt minh họa đặc sắc về thói dễ nghiện ngập cũa cầm thú, chim muông. Lũ ngựa phục dịch cho các cơ sở làm rượu, bia điều mau lẹ trở thành đệ tử sáng danh của tửu thần. Bò cũng chê rơm, chê cỏ ngay tức khắc, khi chủ cúp suất hèm rượu trong thực đơn thông lệ. Nhím, thỏ, gấu, khỉ đầu chó...cũng chẳng thua kém chút nào. Thậm chí cả óc sên Provence cũng cố bò lên miệng các vại bia bị bỏ quên lại ngoài vườn dưới tán cây. Đến cá sâu, cá voi sống gần những cống nước thải từ các xưởng làm rượu, bia cũng ưa "nhâm nhi" những con mồi nghiện ngập trong vùng, coi mạng sống tựa "hơi gió thoảng" : thứ nước thải nọ dễ gây ung thư ruột hoặc tổn thương thần kinh hơn bất cứ loại chất độc nào!
Còn chuột thì sao? Hóa ra còn dễ bị thần lưu linh hớp hồn hơn cả con người! Khi đã đa mang rồi, các cô, các cậu tý láu lỉnh nầy không còn cầu mong "sa chỉnh gạo" nữa, mà chỉ khấn nguyện được sớm "sa thùng rượu, kho bia". Thậm chí có chú còn ma lanh tới mức nhúng cái đuôi dài lợi hại thiên phú vào kẻ hở các thùng rượu lâu năm(dĩ nhiên sau lúc đã khoét thủng một lổ!), rồi nhanh nhẩu liếm lấy liếm để chút danh tửu quý giá chưa kịp rơi rớt.
Nhiều khảo cứu đã cho thấy: ma men dễ khiến loài vật mất thăng bằng thần kinh, định hướng kém nhạy, thiếu hẳn sự linh hoạt khi gặp những tình huống bất trắc trên cõi trần...
D. ĐỨC dịch LASZLÔ. M.
"Ghi chép thường nhật" - Theo bản dịch tiếng Anh của Macmilan Press, 1994
"Ghi chép thường nhật" - Theo bản dịch tiếng Anh của Macmilan Press, 1994