Loài cây kỳ lạ ở miền Tây cho ra thứ thạch ăn mát cũng lạ kỳ
Chủ Nhật, ngày 23/02/2020
Cánh võng đong đưa bên ly nước đặc sản của vùng Bảy Núi (An Giang)
sẽ làm dịu đi cái nóng như đổ lửa của tiết trời mùa khô hạn.
Những ngày cuối tháng 4, tiết trời ở ĐBSCL đâu đâu cũng ngột ngạt, nóng bức.
Trưa nắng, không ít người phải hạn chế ra đường để tránh cái nắng như muốn cháy da.
Đây cũng là thời điểm mà các loại trái cây chế biến thành thức uống giải nhiệt được người dân
bản địa và du khách phương xa cảm thấy ưa thích nhất. Trong số đó, nước và thạch trái thốt nốt-
một loại đặc sản của vùng Bảy Núi (An Giang)- được nhiều người lựa chọn.
Để tìm hiểu cách thức khai thác và chế biến thành thức uống vừa ngon miệng, vừa giải nhiệt này,
độc giả hãy cùng Báo Người Lao Động đến với bà con vùng Bảy Núi...
Sáng sớm, người dân vùng Bảy Núi thường leo lên cây thốt nốt để thu hoạch nước và trái.
Mỗi cây thốt nốt cái cho từ 50- 60 trái, còn thốt nốt đực không có quả.
Người dân thu hoạch nước thốt nốt bằng cách cắt ngọn hoa đực và
hoa cái rồi treo chai nhựa ở vết cắt để hứng nước.
Sau một đêm, mỗi vết cắt có thể cho khoảng 1 lít nước thốt nốt.
Nước thốt nốt thu hoạch xong được sơ chế bằng cách đun sôi.
Nước thốt nốt được đóng chai bán cho khách đi đường hoặc bỏ sỉ cho các quán giải khát
với giá thành dao động từ 5.000-10.000/ lít, tùy thời điểm.
Trái thốt nốt có đường kính 10-18 cm, vỏ đen, chia thành nhiều múi.
Mỗi múi to gấp 2 hay 3 lần múi mít, trắng ngần, mềm, ngọt mát và thơm hơn cùi dừa non.
Thời điểm hiện tại, người dân bán sỉ cho thương lái
một chục trái thốt nốt có giá thành từ 50.000-60.000 đồng.
Trái thốt nốt được mua về để tách lấy phần thạch bên trong làm thực phẩm.
Phần thạch trắng của thốt nốt có thể ăn ngay hoặc chế biến thành nhiều món khác.
Mỗi ly nước thốt nốt có luôn thạch được bán cho khách đi đường giải nhiệt với giá 10.000 đồng.
Cánh võng đong đưa bên ly thốt nốt làm dịu đi cái nóng như đổ lửa của tiết trời mùa khô hạn.
Khách phương xa có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm làm từ thốt nốt được bày bán ở đây, như:
thốt nốt trái, nước thốt nốt, đường thốt nốt...
Chủ Nhật, ngày 23/02/2020
Cánh võng đong đưa bên ly nước đặc sản của vùng Bảy Núi (An Giang)
sẽ làm dịu đi cái nóng như đổ lửa của tiết trời mùa khô hạn.
Những ngày cuối tháng 4, tiết trời ở ĐBSCL đâu đâu cũng ngột ngạt, nóng bức.
Trưa nắng, không ít người phải hạn chế ra đường để tránh cái nắng như muốn cháy da.
Đây cũng là thời điểm mà các loại trái cây chế biến thành thức uống giải nhiệt được người dân
bản địa và du khách phương xa cảm thấy ưa thích nhất. Trong số đó, nước và thạch trái thốt nốt-
một loại đặc sản của vùng Bảy Núi (An Giang)- được nhiều người lựa chọn.
Để tìm hiểu cách thức khai thác và chế biến thành thức uống vừa ngon miệng, vừa giải nhiệt này,
độc giả hãy cùng Báo Người Lao Động đến với bà con vùng Bảy Núi...
Sáng sớm, người dân vùng Bảy Núi thường leo lên cây thốt nốt để thu hoạch nước và trái.
Mỗi cây thốt nốt cái cho từ 50- 60 trái, còn thốt nốt đực không có quả.
Người dân thu hoạch nước thốt nốt bằng cách cắt ngọn hoa đực và
hoa cái rồi treo chai nhựa ở vết cắt để hứng nước.
Sau một đêm, mỗi vết cắt có thể cho khoảng 1 lít nước thốt nốt.
Nước thốt nốt thu hoạch xong được sơ chế bằng cách đun sôi.
Nước thốt nốt được đóng chai bán cho khách đi đường hoặc bỏ sỉ cho các quán giải khát
với giá thành dao động từ 5.000-10.000/ lít, tùy thời điểm.
Trái thốt nốt có đường kính 10-18 cm, vỏ đen, chia thành nhiều múi.
Mỗi múi to gấp 2 hay 3 lần múi mít, trắng ngần, mềm, ngọt mát và thơm hơn cùi dừa non.
Thời điểm hiện tại, người dân bán sỉ cho thương lái
một chục trái thốt nốt có giá thành từ 50.000-60.000 đồng.
Trái thốt nốt được mua về để tách lấy phần thạch bên trong làm thực phẩm.
Phần thạch trắng của thốt nốt có thể ăn ngay hoặc chế biến thành nhiều món khác.
Mỗi ly nước thốt nốt có luôn thạch được bán cho khách đi đường giải nhiệt với giá 10.000 đồng.
Cánh võng đong đưa bên ly thốt nốt làm dịu đi cái nóng như đổ lửa của tiết trời mùa khô hạn.
Khách phương xa có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm làm từ thốt nốt được bày bán ở đây, như:
thốt nốt trái, nước thốt nốt, đường thốt nốt...
Theo Lâm Long Hồ