Động vật dưới lòng đất
Không ai nghĩ rằng thế giới động vật dưới lòng đất cũng nhiều loài kỳ cục đến thế.
Nhợt nhạt, ghê rợn y như những quái vật bước ra từ các thước phim kinh dị,
đó là đặc điểm chung của các động vật cả đời sống trong lòng đất sâu.
Nhưng dẫu không hề dễ thương, chúng vẫn cuốn hút theo cách khác.
Vì cả đời luồn lách trong lòng đất sâu tăm tối, tất cả chúng đều không cần đến mắt.
Thay vào đó, những cơ quan khác lại đặc biệt phát triển, ví dụ như móng vuốt, xúc tu, răng nhọn...
1. Fairy Armadillo - loài tê tê bơi được trong cát
Tê tê cổ tích(Chlamyphorus truncatus) là một trong những động vật có mai loại nhỏ nhất.
Chúng có phần lưng được bao phủ bởi lớp vảy sừng cứng cáp màu hồng, còn phần bụng là
lớp lông thú màu trắng êm như nhung.
Do sống trong lòng cát, chúng phát triển tứ chi có vuốt dài và khỏe.
Nhờ đó, loài vật này có thể bơi trong lòng cát như bơi trong nước.
Dùng cái đuôi như chiếc thìa phía sau, fairy armadillo vừa điều hướng vừa
giữ thăng bằng. Và trái ngược với khả năng "bơi cát" đáng nể, loài vật này
lại tương đối chậm chạp trên mặt đất vì bộ vuốt tương đối cồng kềnh.
Dễ thương đấy chứ?
2. Chuột chũi mũi sao – đánh hơi qua bong bóng thở
Không như chú tê tê cổ tích vẫn ít nhiều đáng yêu, chuột chũi mũi sao (Condylura cristata)
đích thực là một quái vật. Nó có cái mũi y như miệng hải quỳ, tua tủa 22 xúc tu.
Giống như thú có mai cổ tích, chuột chũi mũi sao cũng phải cật lực đào bới.
Bởi thế, nó tự trang bị bộ vuốt dài khủng bố.
Với đôi chân có vuốt dài thoăn thoắt đào hang và cái mũi như xúc tu bạch tuộc, chuột chũi mũi sao
có thể bới đất và tóm gọn con mồi chỉ trong vòng vài giây. Tất nhiên là với tốc độ kỷ lục này,
nó được xưng tụng là động vật có vú nhanh nhất thế giới.
Không chỉ thế, chuột chũi mũi sao còn có thể đánh hơi trong nước. Nó chúi mũi vào nước, thở ra
bong bóng khí từ hai lỗ mũi rồi lập tức hít vào với tốc độ 5-10 lần/giây. Mùi có trong nước sẽ bám vào
bong bóng thở ra hít vào liên tục của chuột chũi mũi sao. Dù rất khó để "bắt" và "phân tích" mùi
bằng bằng cách này, loài chuột kỳ cục ấy vẫn làm rất tốt.
3. Thằn lằn Bipes biporus – một con giun có chân
Nếu không để ý, bạn sẽ bỏ qua thằn lằn Bipes biporus bởi nó có ngoại hình y hệt con giun đất.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy "con giun đất" này có 2 chi trước đàng hoàng.
Nó cũng có mắt (dù chẳng có tác dụng gì) và cái mặt y hệt nhà bò sát.
Suốt cả đời, thằn lằn Bipes biporus lần mò kiếm ăn trong lòng đất.
Chỉ khi tổ bị ngập úng, nó mới buộc phải bò ra ngoài.
Mang cái thân dài ngoẵng nhưng nhờ hai chi trước có vuốt sắc, thằn lằn Bipes biporus
vẫn thoải mái đi lại trong lòng đất. Trong khi đào "đường hầm" bằng hai chân trước,
nó cũng lấy đầu húc lên trần "hầm" để nén "tường" cho chặt.
4. Chuột dũi trụi lông – xấu nhất hành tinh
Người ta hay ví von chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) là
loại động vật mà "chỉ có má nó mới yêu nó được".
Quả thực, ngoại hình chuột dũi trụi lông xấu vào hạng ma chê quỷ hờn.
Làn da màu hồng nhăn nhúm, nhợt nhạt đến nỗi có thể thấy cả nội tạng bên trong.
Đôi mắt thì nhỏ tí, mù lòa, còn hàm răng thì gớm ghiếc với
cả hai cặp răng cửa trên và dưới dài khủng bố.
Cho dù cũng là động vật có vú, nhưng chuột dũi trụi lông lại không có khả năng điều chỉnh
nhiệt độ cơ thể. Đổi lại, nó sở hữu tỷ lệ trao đổi chất cực chậm. Nhờ vào đó, loài chuột này
có thể di chuyển trong suốt một thời gian dài mà không cần đến oxy hay thức ăn.
5. Sên ma - khát máu nơi đất sâu
Sên ma (Ghost Slug) là một loài hiếm thấy, có thể dài từ 2,5-6,4cm.
Thay vì có vỏ ở trên lưng, nó lại có lớp vỏ mỏng dính ở bụng.
Thường thì có hai loại sên, sên có vỏ và sên không vỏ (do thiếu canxi).
Sên ma là "mắt xích còn thiếu" liên kết giữa hai loại sên thông thường này.
Màu sắc bợt bạt, bề ngoài nhìn yếu nhớt nhưng sên ma thực ra là loài ăn thịt khát máu,
sở hữu hàm răng sắc nhọn không ngờ. Nếu đánh hơi được con giun đất nào,
nó sẽ dùng những cái răng sắc lẻm mà cắn nghiến và nuốt chửng.
'
Không ai nghĩ rằng thế giới động vật dưới lòng đất cũng nhiều loài kỳ cục đến thế.
Nhợt nhạt, ghê rợn y như những quái vật bước ra từ các thước phim kinh dị,
đó là đặc điểm chung của các động vật cả đời sống trong lòng đất sâu.
Nhưng dẫu không hề dễ thương, chúng vẫn cuốn hút theo cách khác.
Vì cả đời luồn lách trong lòng đất sâu tăm tối, tất cả chúng đều không cần đến mắt.
Thay vào đó, những cơ quan khác lại đặc biệt phát triển, ví dụ như móng vuốt, xúc tu, răng nhọn...
1. Fairy Armadillo - loài tê tê bơi được trong cát
Tê tê cổ tích(Chlamyphorus truncatus) là một trong những động vật có mai loại nhỏ nhất.
Chúng có phần lưng được bao phủ bởi lớp vảy sừng cứng cáp màu hồng, còn phần bụng là
lớp lông thú màu trắng êm như nhung.
Do sống trong lòng cát, chúng phát triển tứ chi có vuốt dài và khỏe.
Nhờ đó, loài vật này có thể bơi trong lòng cát như bơi trong nước.
Dùng cái đuôi như chiếc thìa phía sau, fairy armadillo vừa điều hướng vừa
giữ thăng bằng. Và trái ngược với khả năng "bơi cát" đáng nể, loài vật này
lại tương đối chậm chạp trên mặt đất vì bộ vuốt tương đối cồng kềnh.
Dễ thương đấy chứ?
2. Chuột chũi mũi sao – đánh hơi qua bong bóng thở
Không như chú tê tê cổ tích vẫn ít nhiều đáng yêu, chuột chũi mũi sao (Condylura cristata)
đích thực là một quái vật. Nó có cái mũi y như miệng hải quỳ, tua tủa 22 xúc tu.
Giống như thú có mai cổ tích, chuột chũi mũi sao cũng phải cật lực đào bới.
Bởi thế, nó tự trang bị bộ vuốt dài khủng bố.
Với đôi chân có vuốt dài thoăn thoắt đào hang và cái mũi như xúc tu bạch tuộc, chuột chũi mũi sao
có thể bới đất và tóm gọn con mồi chỉ trong vòng vài giây. Tất nhiên là với tốc độ kỷ lục này,
nó được xưng tụng là động vật có vú nhanh nhất thế giới.
Không chỉ thế, chuột chũi mũi sao còn có thể đánh hơi trong nước. Nó chúi mũi vào nước, thở ra
bong bóng khí từ hai lỗ mũi rồi lập tức hít vào với tốc độ 5-10 lần/giây. Mùi có trong nước sẽ bám vào
bong bóng thở ra hít vào liên tục của chuột chũi mũi sao. Dù rất khó để "bắt" và "phân tích" mùi
bằng bằng cách này, loài chuột kỳ cục ấy vẫn làm rất tốt.
3. Thằn lằn Bipes biporus – một con giun có chân
Nếu không để ý, bạn sẽ bỏ qua thằn lằn Bipes biporus bởi nó có ngoại hình y hệt con giun đất.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy "con giun đất" này có 2 chi trước đàng hoàng.
Nó cũng có mắt (dù chẳng có tác dụng gì) và cái mặt y hệt nhà bò sát.
Suốt cả đời, thằn lằn Bipes biporus lần mò kiếm ăn trong lòng đất.
Chỉ khi tổ bị ngập úng, nó mới buộc phải bò ra ngoài.
Mang cái thân dài ngoẵng nhưng nhờ hai chi trước có vuốt sắc, thằn lằn Bipes biporus
vẫn thoải mái đi lại trong lòng đất. Trong khi đào "đường hầm" bằng hai chân trước,
nó cũng lấy đầu húc lên trần "hầm" để nén "tường" cho chặt.
4. Chuột dũi trụi lông – xấu nhất hành tinh
Người ta hay ví von chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) là
loại động vật mà "chỉ có má nó mới yêu nó được".
Quả thực, ngoại hình chuột dũi trụi lông xấu vào hạng ma chê quỷ hờn.
Làn da màu hồng nhăn nhúm, nhợt nhạt đến nỗi có thể thấy cả nội tạng bên trong.
Đôi mắt thì nhỏ tí, mù lòa, còn hàm răng thì gớm ghiếc với
cả hai cặp răng cửa trên và dưới dài khủng bố.
Cho dù cũng là động vật có vú, nhưng chuột dũi trụi lông lại không có khả năng điều chỉnh
nhiệt độ cơ thể. Đổi lại, nó sở hữu tỷ lệ trao đổi chất cực chậm. Nhờ vào đó, loài chuột này
có thể di chuyển trong suốt một thời gian dài mà không cần đến oxy hay thức ăn.
5. Sên ma - khát máu nơi đất sâu
Sên ma (Ghost Slug) là một loài hiếm thấy, có thể dài từ 2,5-6,4cm.
Thay vì có vỏ ở trên lưng, nó lại có lớp vỏ mỏng dính ở bụng.
Thường thì có hai loại sên, sên có vỏ và sên không vỏ (do thiếu canxi).
Sên ma là "mắt xích còn thiếu" liên kết giữa hai loại sên thông thường này.
Màu sắc bợt bạt, bề ngoài nhìn yếu nhớt nhưng sên ma thực ra là loài ăn thịt khát máu,
sở hữu hàm răng sắc nhọn không ngờ. Nếu đánh hơi được con giun đất nào,
nó sẽ dùng những cái răng sắc lẻm mà cắn nghiến và nuốt chửng.
'
Nguồn: Mom Tastic