VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Bí kíp trường sinh của 6 loài động vật

    Kyo
    Kyo
    Sup-Moderator
    Sup-Moderator


    Tổng số bài gửi : 5685
    Join date : 24/02/2018
    Đến từ : Thành phố xanh

     Bí kíp trường sinh của 6 loài động vật Empty Bí kíp trường sinh của 6 loài động vật

    Bài gửi by Kyo Tue Sep 25, 2018 9:42 pm

    Bí kíp trường sinh của 6 loài động vật



    Trẻ mãi không già à? Điều này có thể xảy ra nếu bạn là... một chú tôm hùm hay một “em” sứa!


    Tự nhiên có nhiều điều kì bí mà khoa học chưa thể lí giải hết, ví dụ như 6 loài vật dưới đây đều sống lâu, rất lâu, thậm chí thách thức quy luật thời gian.

    Các nhà khoa học chỉ vừa giải mã được một phần bí kíp trường sinh của chúng, chưa nói gì chuyện "bắt chước" để cải thiện tuổi thọ con người nhé!

    Trước tiên, cứ xem thử chúng có gì lợi hại đã nào.

    1. Tôm hùm: càng sống càng to, sinh sản không ngừng

    Tôm hùm không bất tử, nhưng con đực có tuổi thọ trung bình đến 31 tuổi, con cái là 54 tuổi. Chưa kể "cụ" tôm thọ nhất thế giới, từng bắt được ở vùng biển Canada đã sống qua... 140 năm!

     Bí kíp trường sinh của 6 loài động vật 06xfqhQ


    Nguyên nhân tử vong của tôm hùm phần lớn do bị săn bắt, bệnh tật chứ không có khái niệm "chết già". Tuy nhiên, khi thân hình "phình" ra, tôm hùm phải thay vỏ. Quá trình này đau đớn, nếu cố gắng quá sức sẽ dẫn tới tử vong. Ước tính 10-15% tôm hùm chết mỗi năm vì... thay vỏ!

    Mặt khác, lớp vỏ mới của tôm hùm không lưu lại những đặc điểm cũ, tạo thêm khó khăn cho khoa học khi xác định tuổi của chúng.


    2. Cá voi: thọ "vô đối" trong số động vật có vú

    Mặc dù không phải bất tử nhưng cá voi sống rất lâu, đứng nhất trong các loài thú. Tuổi thọ trung bình của nhiều họ hàng cá voi lên tới 70 năm. Bạn nghĩ cũng "vừa tầm" con người thôi ư?

     Bí kíp trường sinh của 6 loài động vật HN57Csq


    Nhưng 1 con cá voi bowhead từng thọ đến 211 tuổi lận đấy. Hay có 1 cá thể khác được phát hiện vào những năm 1990. Trên cơ thể nó có vết thương của loại vũ khí bắt nguồn từ... thế kỉ 18. Nghĩa là, nó đã sống hơn trăm năm và rất có thể còn sống tiếp nếu không bị săn bắt.


    3. Rùa biển: "tẩm ngẩm tầm ngầm" mà sống lâu phải biết

    Sự chậm chạp và ổn định của rùa biển hóa ra lại giúp chúng sống lâu, có thể hơn 100 năm. "Cụ" rùa khổng lồ Adwaita ở Ấn Độ còn sống tới 250 tuổi.

     Bí kíp trường sinh của 6 loài động vật WCWX8ps

    Cụ rùa Adwaita


    Bí quyết của rùa biển là hạn chế quá trình trao đổi chất xuống mức tối thiểu. Đồng thời, chúng có thể nhịn đói suốt hàng tháng trời trong tình thế ngặt nghèo.

    Các nhà nghiên cứu còn phát hiện cơ quan của rùa ít "hỏng hóc" qua thời gian. Nghĩa là, nếu trong môi trường lí tưởng, không có kẻ ăn thịt lẫn bệnh tật, thì rùa biển có thể "sống đời ở kiếp" mãi!


    4. Sứa bất tử thích... "sống lại từ đầu"

    Loài Turritopsis dohrnii hay thường gọi là sứa bất tử, sinh sống tại Địa Trung Hải. Đúng như cái tên, khi bị thương hay bệnh tật, loài sứa này sẽ thực hiện quá trình chuyển biệt hóa, biến các tế bào hư tổn thành tế bào mới.

    Nói cách khác, sứa bất tử có thể đảo ngược vòng đời của mình, dù đang trưởng thành nhưng lại quay về giai đoạn sinh vật đơn bào để.... "sống lại từ đầu"!

     Bí kíp trường sinh của 6 loài động vật N1EyPwv

     Bí kíp trường sinh của 6 loài động vật NR7LIpz

    Các giai đoạn sống của sứa bất tử


    Điểm yếu của sứa bất tử chính là nó dễ mắc bệnh và bị các động vật khác ăn phải khi ở giai đoạn sinh vật phù du.

    Dù sao, cách "đánh lừa Thần chết" tài tình của sứa bất tử luôn là nguồn cảm hứng cho khoa học. Họ hy vọng một ngày nào đó con người cũng có thể tái tạo các mô bị thương nhờ tế bào gốc.


    5. Con giun tái sinh: đứt chỗ nào mọc chỗ đó

    Giun Planarian là một sinh vật gần như bất tử, theo những gì khoa học biết hiện nay. Nó thuộc ngành giun dẹp, sống ở cả nước mặn và nước ngọt.

     Bí kíp trường sinh của 6 loài động vật 5fVrz5r

    Dù bị cắt lìa thân thì giun Planarian vẫn cứ mọc dài ra lại


    Chúng có hệ thần kinh rất đơn giản, không có hệ tuần hoàn, hô hấp, khoang cơ thể... Bù lại, giun Planarian lại được tạo hóa ban cho khả năng tái sinh vô hạn, đứt phần nào trên cơ thể hay tế bào nào bị thương tổn đều có thể thay thế được.

    Chuyện này không thể xảy ra ở những động vật bậc cao.


    6. Con bọ gấu nước: đã tồn tại cùng Trái Đất suốt 530 triệu năm qua

    5 loài động vật kể trên, dù trường sinh hay tiệm cận bất tử cũng là phát triển ở môi trường bình thường, thuận lợi của chúng thôi. Vậy thì hãy chốt lại danh sách với con bọ gấu nước - "trùm cuối" thách thức vô số điều kiện sống khác nhau.


     Bí kíp trường sinh của 6 loài động vật YpEbF9r

    Bọ gấu nước sắp trở thành sinh vật "bất tử" đầu tiên trên thế giới


    Bọ gấu nước (waterbears) là những sinh vật nhỏ bé, chỉ dài khoảng 0,5mm nên hầu hết mọi người chẳng bao giờ để mắt tới chúng.

    Dưới kính hiển vi, bọ gấu nước nhìn mập mạp, hơi giống 1 chú gấu tí hon (và xấu kinh dị). Kích thước nhỏ nhưng khả năng sống rất kinh khủng. Nó chịu được nhiệt độ từ -273 độ C đến nhiệt độ sôi của nước. "Chấp" cả áp lực gấp 6 lần độ sâu của đáy biển hay môi trường chân không!

    Do sức chịu đựng phi thường mà bọ gấu nước đã chu du khắp thế gian. Từ dãy Himalaya đến đáy biển, từ vùng cực đến xích đạo đều in dấu chân (nó có đến 8 chân đấy).

    Thắc mắc nhẹ: Bạn có để ý 6 loài động vật sống dai thì đều định cư dưới biển? Đặc điểm này liệu có ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của chúng không nhỉ? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn nhé.


    Nguồn: Reader’s digest

      Hôm nay: Fri Nov 15, 2024 3:46 pm