Những chiếc sừng muôn màu muôn vẻ của động vật:
đến ếch, rắn và sâu bướm mà cũng mọc “sừng” nhọn hoắt!
20/07/2018
Bạn biết được bao nhiêu loài vật có sừng nào?
Và tưởng tượng xem rắn mà có sừng sẽ trông như thế nào nhỉ?
Thật ra, trong thế giới động vật, chỉ có bò, cừu, dê và các loài họ hàng của chúng mới
có sừng đích thực thôi. Những chiếc sừng này chính là phần xương được bao bọc bởi
một nang tóc đặc biệt, giống như móng tay – móng chân của con người vậy.
Gạc của các loài hươu cũng không phải sừng.
Mà đó là phần xương cứng, mọc dài ra từ hộp sọ.
Ngoài ra, nhiều loài động vật khác cũng có những chiếc "sừng giả" rất đặc biệt -
là phần nhô ra từ một bộ phận trên đầu chúng. Mục đích của những chiếc sừng giả này
không gì khác ngoài thu hút bạn đời hay là đe dọa kẻ thù để sinh tồn!
Cùng xem thử những chiếc sừng đặc sắc mà bạn chưa từng thấy bao giờ nhé!
Ếch sừng mũi dài/ếch sừng Malaysia:
"sừng" là phần lồi ra của mi mắt và mũi, giúp chúng ngụy trang giữa đám lá.
Sơn dương Nubia: thuộc họ nhà dê. Các con đực sẽ dùng cặp sừng dài,
cong vút húc nhau. Mục đích là khẳng định lãnh thổ hoặc chống lại thú săn mồi.
Rắn sừng tê/rắn voi: chiếc sừng của nó là một phần nhô ra từ mũi.
Đây là loài rắn nước duy nhất có sừng.
Linh dương Gemsbok: cặp sừng dài, xoắn ốc biến linh dương Gemsbok trở thành
mục tiêu săn trộm tàn bạo. Cả con đực và cái đều có sừng để chống lại thú dữ.
Và con đực còn dùng sừng húc nhau để bảo vệ lãnh thổ riêng.
Chim "horned guan": thuộc họ gà, sống ở Trung và Nam Mỹ, ăn lá cây và củ quả.
Sừng của nó thực ra là một phần da sặc sỡ uốn cong lên.
Sơn dương Bukhara: bộ sừng uốn cong kì lạ, có thể
dài đến 1,6 mét khiến nó bị săn trộm nghiêm trọng.
Tắc kè hoa bốn sừng: thật ra nó có thể mọc 5, 6 sừng hoặc
nhiều hơn nếu muốn. Tuy nhiên, thứ "sừng" này rất yếu và dễ gãy.
Dê núi Bắc Mỹ: cả con đực lẫn con cái đều có sừng.
Chúng thường cúi đầu xuống, khoe ra cặp sừng để quyến rũ đối phương.
Thằn lằn sừng Texas: thân mình đầy gai lại còn có sừng.
Sừng của nó là phần "nối dài" của hộp sọ, cứng và
khiến kẻ săn mồi phải ái ngại.
Tê giác đen Đông Phi: những chiếc sừng chắc khỏe không giúp nó thoát khỏi "nanh vuốt"
của thợ săn. Tê giác đen được xếp vào tình trạng bảo tồn "cực kỳ nguy cấp".
Sâu bướm quỷ sừng: là ấu trùng của 1 trong những loài bướm lớn nhất Bắc Mỹ.
Vẻ ngoài đầy hăm dọa thế thôi chứ loài này vô hại đấy.
Ếch sừng Argentina/ếch Pacman: chiếc sừng là phần mọc dài ra của lông mày.
Ếch Pacman có cú cắn khỏe và chiếc lưỡi bám dính, rất hiệu quả để bắt
côn trùng, động vật gặm nhấm...
Bọ hung cầu vồng: chiếc sừng to, đen, nhọn giúp nó chống lại kẻ thù và thu hút con mái.
Rắn vipe: Hầu hết các loài rắn vipe sống ở sa mạc châu Phi và Trung Đông đều có "sừng".
Thật ra, đó là chiếc vảy biến đổi hình dạng, giúp bảo vệ mắt rắn khỏi bụi cát và để ngụy trang.
Xem qua loạt ảnh ấn tượng vừa rồi, bạn thấy ấn tượng với chiếc sừng nào nhất? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
đến ếch, rắn và sâu bướm mà cũng mọc “sừng” nhọn hoắt!
20/07/2018
Bạn biết được bao nhiêu loài vật có sừng nào?
Và tưởng tượng xem rắn mà có sừng sẽ trông như thế nào nhỉ?
Thật ra, trong thế giới động vật, chỉ có bò, cừu, dê và các loài họ hàng của chúng mới
có sừng đích thực thôi. Những chiếc sừng này chính là phần xương được bao bọc bởi
một nang tóc đặc biệt, giống như móng tay – móng chân của con người vậy.
Gạc của các loài hươu cũng không phải sừng.
Mà đó là phần xương cứng, mọc dài ra từ hộp sọ.
Ngoài ra, nhiều loài động vật khác cũng có những chiếc "sừng giả" rất đặc biệt -
là phần nhô ra từ một bộ phận trên đầu chúng. Mục đích của những chiếc sừng giả này
không gì khác ngoài thu hút bạn đời hay là đe dọa kẻ thù để sinh tồn!
Cùng xem thử những chiếc sừng đặc sắc mà bạn chưa từng thấy bao giờ nhé!
Ếch sừng mũi dài/ếch sừng Malaysia:
"sừng" là phần lồi ra của mi mắt và mũi, giúp chúng ngụy trang giữa đám lá.
Sơn dương Nubia: thuộc họ nhà dê. Các con đực sẽ dùng cặp sừng dài,
cong vút húc nhau. Mục đích là khẳng định lãnh thổ hoặc chống lại thú săn mồi.
Rắn sừng tê/rắn voi: chiếc sừng của nó là một phần nhô ra từ mũi.
Đây là loài rắn nước duy nhất có sừng.
Linh dương Gemsbok: cặp sừng dài, xoắn ốc biến linh dương Gemsbok trở thành
mục tiêu săn trộm tàn bạo. Cả con đực và cái đều có sừng để chống lại thú dữ.
Và con đực còn dùng sừng húc nhau để bảo vệ lãnh thổ riêng.
Chim "horned guan": thuộc họ gà, sống ở Trung và Nam Mỹ, ăn lá cây và củ quả.
Sừng của nó thực ra là một phần da sặc sỡ uốn cong lên.
Sơn dương Bukhara: bộ sừng uốn cong kì lạ, có thể
dài đến 1,6 mét khiến nó bị săn trộm nghiêm trọng.
Tắc kè hoa bốn sừng: thật ra nó có thể mọc 5, 6 sừng hoặc
nhiều hơn nếu muốn. Tuy nhiên, thứ "sừng" này rất yếu và dễ gãy.
Dê núi Bắc Mỹ: cả con đực lẫn con cái đều có sừng.
Chúng thường cúi đầu xuống, khoe ra cặp sừng để quyến rũ đối phương.
Thằn lằn sừng Texas: thân mình đầy gai lại còn có sừng.
Sừng của nó là phần "nối dài" của hộp sọ, cứng và
khiến kẻ săn mồi phải ái ngại.
Tê giác đen Đông Phi: những chiếc sừng chắc khỏe không giúp nó thoát khỏi "nanh vuốt"
của thợ săn. Tê giác đen được xếp vào tình trạng bảo tồn "cực kỳ nguy cấp".
Sâu bướm quỷ sừng: là ấu trùng của 1 trong những loài bướm lớn nhất Bắc Mỹ.
Vẻ ngoài đầy hăm dọa thế thôi chứ loài này vô hại đấy.
Ếch sừng Argentina/ếch Pacman: chiếc sừng là phần mọc dài ra của lông mày.
Ếch Pacman có cú cắn khỏe và chiếc lưỡi bám dính, rất hiệu quả để bắt
côn trùng, động vật gặm nhấm...
Bọ hung cầu vồng: chiếc sừng to, đen, nhọn giúp nó chống lại kẻ thù và thu hút con mái.
Rắn vipe: Hầu hết các loài rắn vipe sống ở sa mạc châu Phi và Trung Đông đều có "sừng".
Thật ra, đó là chiếc vảy biến đổi hình dạng, giúp bảo vệ mắt rắn khỏi bụi cát và để ngụy trang.
Xem qua loạt ảnh ấn tượng vừa rồi, bạn thấy ấn tượng với chiếc sừng nào nhất? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Nguồn bài: National Geographic, Ảnh: Joel Sartore