Học Thuyết Khổng Tử Ở Phương Tây
Sau khi tư tưởng nho gia được truyền bá vào phương Tây, tên tuổi của Khổng Tử luôn được gắn với các triết gia cổ như Socrate (470-399 BC), Platon (427-348BC). Học thuyết của Khổng Tử được nhiều học giả phương Tây trân trọng và nghiên cứu nghiêm túc. Trong quyển 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại xuất bản ở phương Tây, Khổng Tử được xếp thứ năm; người Mỹ còn tôn vị trí Khổng Tử lên vị trí đầu tiên trong 10 nhà tư tưởng lớn của thế giới.
Năm 1933, một học giả phương Tây tên là William Rees Mogg đã phát hiện ở Hamburg (Đức) cuốn luận ngữ bằng tiếng Anh xuất bản năm 1691. Có thể đó là trước tác của Khổng Tử bằng tiếng sớm nhất, được chuyển ngữ từ quyển tiếng Pháp; trước đó, quyển tiếng Pháp được chuyển ngữ từ quyển tiếng La Tinh. Lời nói đầu trong quyển luận ngữ bằng tiếng Anh có ghi: "Đạo đức của nhà triết học này (Khổng Tử) là vô cùng huy hoàng".
Những người giới thiệu nho học đến phương Tây sớm nhất là các giáo sĩ hội Jessu đến truyền đạo ở phương Đông, họ phiên âm tên của Khổng Phu Tử thành chữ La Tinh Confucius. Danh từ này đến nay vẫn được dùng phổ biến ở các nước phương Tây. Giáo sĩ Mateo Ricci người Ý từng sống ở Trung Quốc 27 năm đã dịch cuốn luận ngữ thành chữ La Tinh và được xuất bản ở Paris vào năm 1687, sau đó chuyển ngữ thành nhiều thứ tiếng khác và được lưu truyền rộng rãi. Nếu tính từ thời điểm đó đến nay thì tư tưởng của Khổng Tử đã truyền bá ở phương Tây trên 300 năm.
Mục đích của các giáo sĩ phương Tây đến Trung Quốc là để tuyền đạo, nhưng sau khi đến Trung Quốc, họ được lôi cuốn bởi tư tưởng Nho gia đến thới giới phương Tây. Giáo sĩ James Legge là một ví dụ điển hình trong việc này: "Ông đã dùng mấy chục năm dày công nghiên cứu toàn bộ Tứ thư Ngũ kinh (Tứ thư: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử, Ngũ kinh: Thi , Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu).
W.R. Mogg tôn Khổng Tử là: "Nhân vật vĩ đại đặt nền móng cho nền văn minh", ông viết: Những lời giáo huấn của Khổng Tử có ý nghĩ đối với toàn nhân loại. Khổng Tử luôn tin vào sự hòa hợp, trật tự xã hội và tôn thờ chủ nghĩa yêu nước".
Trong một công viên ở Berlin, người Đức đã dựng Khổng Tử cao 2,5 bằng đá cẩm thạch, ở đế tượng khắc câu danh ngôn của Khổng Tử: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác), câu danh ngôn này cũng đã được ghi vào "Tuyên ngôn nhân quyền" của cách mạng tư sản Pháp năm 1789.
Hình minh họa
Nghiên cứu Nho học ở phương Tây.
Ở thế kỷ 18, chủ đề học thuyết Khổng Tử có phải là "thuần mang tính thế tục" hay không đã thu hút các học giả châu Âu tham gia thảo luận rộng rãi. Những cuộc thảo luận đã kéo dài suốt một thế kỷ. Qua thảo luận, tư tưởng của Khổng Tử đã được giới học thuật châu Âu hiểu sâu hơn. Những năm 60 của thế Kỷ 20, học thuyết của Khổng Tử bước ra khỏi giới học thuật đến với công chúng. Có một thời ở phương Tây xuất hiện "sốt văn hóa phương Đông", câu Confucius says (Khổng Tử nói) thành câu nói đầu miệng của một số người, vừa mang tính nghiêm túc vừa pha trò cho vui miệng. Trong cách nhìn của người phương Tây, Khổng Tử là một trong các nhân vật vĩ đại có ảnh hưởng to lớn đến nền văn minh nhân loại. Tác phẩm của Khổng Tử không phải do chính tay ông viết mà do học trò của ông viết lại sau khi ông qua đời, điều này cũng giống như tác phẩm Biện Bạch (Dialogues) của Socrater do người học trò của ông là Platon chép lại sau khi ông bị tử hình; Phúc Âm thư của Gesus cũng do các môn đồ của ông hoàn thành mấy chục năm sau khi ông bị đóng đinh trên giá chữ thập (+).