by outlander Wed May 17, 2017 11:31 pm
Trong vòng một ngày, não bộ tích lũy được một khối lượng rất lớn thông tin. Để phân loại, xử lý và lưu giữ những thông tin đó, não bộ cần phải có thời gian và sự yên tĩnh. Giấc mơ chính là thời gian như thế để nó xử lý thông tin. Vậy là quan niệm "giấc mơ là tư duy được tiếp tục trong khi ngủ" đã được Aristote đưa ra cách ngày nay hai ngàn năm.
Lại nói về những giấc mơ tiên tri. Theo kinh nghiệm của bản thân, Lomonosov biết được nghề đánh cá tiến hành vào thời gian nào và nó phải đương đầu với những mối hiểm họa nào. Rõ ràng là tư duy được tiếp tục trong khi ngủ đã mô hình hóa sự kiện đắm tàu. Nhưng những giấc mơ tương tự như thế không có một mối quan hệ nào với thần giao cách cam-sự truyền tải thông tin trực tiếp từ não bộ tới não bộ.
Một người quen của Sergei Korsakov - người đặt nền móng cho bộ môn tâm thần học Nga, vừa ở phòng thí nghiệm về nhà đã nằm ngủ ngay. Trong giấc mơ, ông thấy phòng thí nghiệm bốc cháy ngùn ngụt. Ông giật mình tỉnh dậy và bản thân ông cũng không biết phải làm gì ngoài việc chạy tới đó. Thật đúng lúc : tấm rèm cửa sổ đang bốc cháy. Nó bị cháy lan từ ngọn nến mà trước khi ra về ông đã quên không tắt.
Nhà vật lý lỗi lạc Albert Einstein là một trong những người ngủ nhiều. Mỗi ngày ông ngủ không dưới mười tiếng đồng hồ và nói rằng, chính trong giấc mơ ông đã phát hiện những yếu tố cấu thành học thuyết của mình.
Các nhà thơ thường nói rằng họ làm thơ trong một trạng thái mơ màng nào đó, thậm chí xây dựng nên cả những tác phẩm lớn mà không cần phải suy nghĩ trước và các giấc mơ hiện hình là yếu tố sống còn của bất kỳ công việc sáng tạo nào. Nhà văn Paul Heyse nói :"phần hay nhất của bất kỳ một phát hiện nghệ thuật nào cũng được hoàn thành trong một trạng thái kích thích vô ý thức, huyền bí, rất giống với những giấc mơ thật sự".
Chúng ta biết rằng có những giấc mơ đã đưa lại tài liệu cho các tác phẩm nghệ thuật. Khi đọc Byron, Heine, Pushkin và nhiều nhà thơ khác, độc giả thường bắt gặp những môtip cho các ảo ảnh và xúc động của giấc mơ gợi nên. Có nhiều bài thơ mà ngay tên bài cũng đã nói lên nguồn gốc như vậy. Và chúng ta cũng chẳng có lý do gì để phải nghi ngờ rằng Heinrich Henie chí ít cũng đã thể hiện được sự thật trong một chừng mực nhất định khi ông đặt tên cho một tập thơ là "những giấc mơ"...
Những câu chuyện tương tự có rất nhiều. Trong những câu chuyện như vậy hàm chứa một quy luật : khi con người ta ngủ, não bộ bị các sự kiện xảy ra trong ngày lấn át và tiếp tục "đưa ra kết luận". Lượng thông tin không được gởi tới trí nhớ lâu sẽ trở thành nguyên nhân kích thích và đánh thức người ta dậy.
Nhưng không phải bao giờ những mô hình do não bộ tạo dựng nên cũng trùng hợp với hiện thực :"Một lần, đang đêm, tôi tỉnh giấc trong một trạng thái dường như không bình thường" - nhà sinh lý học Nga nổi tiếng Ilya Metsicov hồi tưởng lại - "tôi hình dung ra cảnh Rudolf Virechov qua đời. Nhà bác học kỳ tài đó mà tôi quen biết, Trong thời gian đó lại đang ốm nặng. Có thể nói từng giờ từng phút mọi người chờ đợi cái chết của ông. Khung cảnh đúng là như thần giao cách cảm, nhưng tôi lại thấy cảm nhận của mình cứ như giả tạo. Sau đó mất tháng Virechov mới qua đời.
Nhà vật lý học Pháp M.Ruzé cũng đã kể lại một trường hợp giống như thế xảy ra trong đời mình. Ông chiêm bao thấy người bạn rất thân của ông chết trên giường bệnh. Ông ta bị bệnh lao và điều trị trong an dưỡng đường ba tháng. Cuối cùng thì ông bạn nọ không những đã không chết trong đêm ấy, mà sức khỏe còn dần dần được hồi phục.
"Hảy cứ cho rằng ông bạn của tôi đã chết trong đêm hôm đó" - Ruzé lập luận."Ba tháng chữa bệnh mà xác xuất chết trong một đêm (trong chừng ấy đêm) tương ứng với 1/90. Đây là xác xuất không lớn, nhưng dầu sao một xác xuất như vậy hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Còn nếu như chuyện đó xảy ra, thì những luận giải về thần giao cách cảm cũng được làm phong phú thêm bằng "một trường hợp kinh thiên động địa" mới. Trên mười vạn cập sự kiện xảy ra đồng thời, nhưng ở những địa điểm khác nhau, luôn tìm được một vài cập sẽ làm ta sửng sốt bằng mối quan hệ tương hổ của chúng, mà trên thực tế hoàn toàn không có. Cặp sự kiện đó nhất định được nhận ra, đặc biệt nếu nó gắng với những cảnh bi đát, như bệnh tật, cái chết hoặc tai nạn của người nào đó"
Minh chứng cho sự trùng lập khó tin có thể là câu chuyện nổi tiếng xảy ra với anh phóng viên báo The Globe (Mỹ). Vào một ngày tháng tám năm 1883, Eduard Sampson ngủ thiếp đi trên đi văng của tòa soạn và thấy một cơn ác mộng. Tỉnh dây, anh ghi lại ngay giấc mơ kinh hoàng đó. Anh miêu tả cảnh dân chúng đảo Java (Indonesia) cuống cuồng vì sợ hãy chạy ra biển khi thoát thân khỏi dòng phún thạch nóng bỏng và tro bụi mịt mù của ngọn núi lửa đang "thức giấc"; cảnh một tiếng nổ rung động đất trời đã nhận chìm hòn đảo đó hàng trăm kilômét không còn nhận ra được nữa; rừng rậm nhiệt đới, làng mạc, thành phố, đường xá điều bị biến mất ở khắp những nơi mà ngọn sóng khổng lồ liếm đến. Thiệt hại của người và của không sao kể xiết... Sampson còn viết ở ngoài lề của bài viết :"Quan trọng!", rồi đặt tờ giấy lên bàn, đi ra khỏi phòng.