VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam

    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  Empty Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam

    Bài gửi by hoalucbinh Wed Jul 06, 2016 1:26 am

     Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  858223 Những Nhân Vật Văn Hóa Lịch Sử Việt Nam... Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  474854



    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370 Thân mời tất cả Huynh Đệ Tỷ Muội, cùng đọc tiểu
    sử của các Nhân Vật văn hóa trong Lịch Sử Việt Nam ...Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370


    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  258xaow

    Phan Bội Châu

    Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn, một chí sĩ cách mạng Việt Nam có ý chí tranh đấu, nghĩa khí và hết lòng tận tụy đóng góp cực kỳ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng dành độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội (1904) - chủ trương tôn quân và bạo động đánh đổ đô hộ Pháp để khôi phục nền độc lập, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ và khởi xướng phong trào Đông Du (1905) - vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà.

    Ông là một tác giả lớn về thơ và tiểu thuyết, với những bút danh Hải Thu, Sào Nam, Thị Hán, Độc Tỉnh Tử,…


    - Cụ Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    - Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kì khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành.

    - Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội "hoài hiệp văn tự" (mang văn tự trong áo) án ghi "chung thân bất đắc ứng thí" (suối đời không được dự thi). Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án "chung thân bất đắc ứng thí". Khi được xóa án, ông dự khoa thi hương năm Canh Tí (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên.

    - Trong 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Thái Thân... để cùng chống Pháp. Ông chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm lãnh tụ phong trào Cần Vương.

    - Năm 1904, ông cùng 20 người họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.

    - Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật Bản và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập. Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, và được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Nghe lời khuyên, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước. Các tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp.

    - Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Kì Ngoại Hầu Cường Để và một số học sinh người Việt khác sang Nhật. Cũng trong năm đó ông mời được Phan Chu Trinh đến thăm ông tại thủ đô Tokyo. Sau hai tuần thảo luận, hai người không giải quyết được bất đồng chính kiến về cách chống Pháp. Trong khi Phan Bội Châu muốn giữ thể chế quân chủ, Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ chế độ này để tạo một quốc gia dân chủ.

    - Năm 1907, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Cống Hiến Hội, một phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Việc này có ý nghĩa tượng trưng vì những học sinh có được cơ hội để cộng tác với nhau với tư cách là những người Việt, không phải người Bắc Kì, Nam Kì hay Trung Kì mà người Pháp đã chia ra. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau.

    - Trong năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập để huấn luyện các nhà cách mạng chống thực dân Pháp. Các tác phẩm của ông được nghiên cứu và Phan Chu Trinh giảng dạy tại trường này. Nghi rằng Phan Bội Châu có liên quan đến trường này, Pháp đã đóng cửa trường trong vòng gần một năm. Họ cũng cho rằng ông có trách nhiệm trong các cuộc biểu tình chống thuế tại các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng như tại Huế vào đầu năm 1908. Ngoài ra, họ còn cho rằng ông có dính líu đến một cuộc nổi dậy bị thất bại tại Hà Nội vào tháng 6 năm 1908. Pháp đã xử tử 13 người tham gia cuộc nổi dậy này và bỏ tù hàng trăm người khác tại Côn Đảo (trong đó có Phan Chu Trinh).

    - Tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu bị Nhật trục xuất theo đề nghị của Pháp. Sau đó, ông đến Hồng Kông, Bangkok và Quảng Châu. Trong những năm này, các tác phẩm cách mạng của ông ảnh hưởng đến phong trào chống Pháp ngay tại Việt Nam.

    - Năm 1912, nức lòng vì thành quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền của Việt Nam, và thành lập "Việt Nam Cộng hòa Dân quốc". Trong thời điểm này, Phan Bội Châu đã thay đổi chính kiến của ông về thể chế quân chủ. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì Kì Ngoại Hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang Phục Hội.

    - Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913 ông cho tổ chức ám sát và đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Chính quyền Pháp đã nhờ chính quyền Trung Quốc bắt giam Phan Bội Châu cùng các đồng chí.

    - Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Ông lưu lạc tại Trung Quốc suốt tám năm sau đó, ông học tập và viết báo sinh nhai ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng không còn trực tiếp ảnh hưởng đến các cao trào cách mạng tại Việt Nam. Trong thời gian từ 1921 đến 1924, sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), liên minh Quốc - Cộng tại Trung Quốc... đã có ảnh hưởng lớn đến Phan Bội Châu. Ông tìm hiểu về cuộc Cách mạng Tháng Mười, và viết báo tôn vinh Vladimir Ilyich Lenin. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng.

    - Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai, về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia do phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.

    - Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự. Trong thời gian này, tư tưởng chống Pháp của Phan Bội Châu đã ôn hòa hơn. Vào tháng 3 năm 1927, trong dịp kỉ niệm ngày giỗ một năm của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu đã viết:  


    "Than ôi! Ông có thứ cho tôi chăng? Lúc ông [từ Nhật Bản] về nước [1906], tôi tiễn chân ông đến Hương Cảng, ông cầm tay tôi dặn mấy lời sau hết: ‘Từ thế kỉ 19 về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng một nước, gửi trong tay một số người đông, chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà nay Bác lại còn dựng cờ quân chủ lên hay sao?’ Ông nói thế, lúc bấy giờ tôi chưa có câu gì đáp lại, nay đã hơn 20 năm rồi, lời ôn càng lâu, càng nghiệm. Tôi mới biết cái óc suy nghĩ cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông! Phỏng ngày nay ông còn sống thì cầm cờ hướng đạo cho chúng ta, hẳn phải nhờ tay ông mới được. Than ôi! Ngày nay những kẻ cúng vái ông, kính mến ông, có phải là chỉ ngắm tượng ông, đọc văn ông góp nhặt năm ba câu làm bộ ái quốc, ái quần đầu miệng mà thôi ư? Phải biết rằng ông Hi Mã mà được danh tiếng lưu truyền với sử xanh là vì ông có chủ trương thiệt, tinh thần thiệt."  

    - Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.

     Quan điểm sáng tác:


    - Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư", gồm 5 phần:
    1. Nói về những điều sỉ nhục vì nước mất, quyền mất, thảm họa tương lai
    2. Mở mang dân trí
    3. Chấn động dân khí
    4. Vun trồng nhân tài
    5. Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.


    Sách biên khảo, thi ca đã xuất bản:

    - Kí niệm lục (19??)
    - Vấn đề phụ nữ (19??)
    - Luận lí vấn đáp (19??)
    - Sào nam văn tập (19??)
    - Hậu Trần dật sử (19??) – Hà Nội: NXB Văn hóa-thông tin, 1996
    - Khổng Học Đăng (19??) – Houston, TX: NXB Xuân Thu, 1986
    - Phan Bội Châu Niên Biểu (19??) – Sài Gòn: Nhóm nghiên-cứu Sử Địa, 1971
    - Phan Bội Châu Toàn Tập (19??) – Huế: NXB Thuận hóa: Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001
    - Trùng Quang Tâm Sử (19??) Hà Nội: NXB Văn học, 1971..


    Các bài viết khác:

    - Phan Bội Châu - nhà văn hóa lớn
    - 100 năm nhìn lại Duy Tân hội và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (Đinh Kim Phúc)

    - Về Phan Bội Châu tiên sinh: mấy vấn đề xin được bàn lại... (Nguyễn Đình Chú)
    - Phiên tòa lịch sử xét xử Phan Bội Châu
    - Cụ Phan Bội Châu đóng phim ở Huế năm 1926
    - Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX
    - Ảnh hưởng của “Tân thư” trong tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
    - Quan niệm của Phan Bội Châu về dân quyền
    - Chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu dưới nhãn quan triết học
    - Ảnh hưởng triết học phương Tây trong quan niệm của Phan Bội Châu về con người
    - Quan niệm của Phan Bội Châu về bản tính của con người
    - Quan niệm giáo dục “Tự Tân” của Phan Bội Châu
    - Phong trào Đông Du, một trăm năm trước...


    - Bài thơ Chúc Tết Thanh Niên (Phan Bội Châu)


    Dậy ! Dậy ! Dậy !
    Bên án một tiếng gà vừa gáy
    Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
    Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
    Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng
    Hai mươi lẻ đã từng bao chua với xót
    Trời đất may còn thân sống sót
    Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh
    Thưa các cô, các cậu lại các anh
    Trời đã mới, người càng nên đổi mới
    Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
    Ghé tay vào xốc vác cựu giang san
    Ði cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
    Dây đoàn thể quyết phen thành nghiệp lại
    Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi
    Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần
    Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
    Ðúc gan sắt để dời non lấp bể
    Xối máu nóng để rửa vết dơ nô lệ
    Mới thế này mới là mới hỡi chư quân
    Chữ rằng: nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân.


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  Empty Re: Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam

    Bài gửi by hoalucbinh Wed Jul 06, 2016 1:49 am

     Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  858223 Những Nhân Vật Văn Hóa Lịch Sử Việt Nam... Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  474854



    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370 Thân mời tất cả Huynh Đệ Tỷ Muội, cùng đọc tiểu
    sử của các Nhân Vật văn hóa trong Lịch Sử Việt Nam ...Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370


    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  24fdzx0

    Phan Châu Trinh (1872-1926)

    Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.

    Đặc biệt hơn nữa, ông chọn con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Ông coi dân chủ cấp bách hơn độc lập và coi việc dùng luật pháp, cai trị quy củ có thể quét sạch hủ bại phong kiến.

    Với tinh thần yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo..


     Phan Châu Trinh sinh năm 1872 tại huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ nay thuộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Thân sinh là một võ quan nhỏ, từng tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh. Thân phụ ông mất năm ông mới 13 tuổi. 

     - Năm 1892, ông đi học và nổi tiếng học giỏi. Bạn cùng học với ông là Huỳnh Thúc Kháng (kém ông 4 tuổi).

    - Năm 1900, ông đỗ Cử nhân.

    - Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh Sắc.

    - Năm 1902, ông vào học Trường Hậu bổ, sau ra làm Thừa biện Bộ Lễ. Ít lâu sau ông từ quan, hoạt động cứu nước. Ông kết giao vơi nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu. Ông và Phan Bội Châu tâm đắc về nhiệt huyết cứu nước, nhưng ông không tán thành đường lối của Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đấu tranh vũ trang chống Pháp. Ông cùng các bạn đi khắp Việt Nam cổ vũ đấu tranh và liên kết trí thức, văn sĩ yêu nước.

    - Trong thời gian từ 1902 đế 1905, Phan Chu Trinh có dịp học những tác phẩm có tư tưởng cách mạng của Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu, Voltaire... Càng tiếp xúc nhiều với các quan trường, Phan Chu Trinh càng thấy rõ cảnh thối nát , hủ bại trên đường cử nghiệp.

    - Năm 1905, ông xuất dương sang Nhật Bản rồi sang Pháp chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến, làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc.

    - Năm 1906, ông bí mật sang Nhật Bản gặp Phan Bội Châu, khởi xướng Duy tân, cải cách nước nhà. Sau khi về nước, ông ra sức tuyên truyền chủ trương cải cách của mình và đã trở thành một trong những người lãnh đạo xu hướng cải lương hồi đầu thế kỷ 20. Ông gửi cho Toàn quyền Paul Beau một bức thư dài đề ngày 15-8-1906. Trong thư, Phan Châu Trinh chỉ trích Chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị.

    Bức thư được công bố đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước. Bức thư của Phan Chu Trinh đã có ảnh hưởng rộng lớn trong nhân dân. Ông bắt đầu hoạt động mạnh, hô hào tổ chức nhiều buổi diễn thuyết tại trường Ðông Kinh Nghĩa Thục. Thực dân Pháp để ý căm thù và triều đình Huế cũng rất bực tức, quyết tìm cách hãm hại ông. Nhưng Phan Chu Trinh vẫn không màng đến, ông đứng ra lãnh đạo phong trào Duy tân, khuyến khích đồng bào mở trường dạy học, lập các hội buôn như Ðông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hưng Tân, công ty Minh Tân, ông cảm hóa được rất nhiều nhân sĩ. Phan Chu Trinh lại hô hào thanh niên vận Âu phục, cắt tóc ngắn, ủng hộ các sản phẩm và hàng nội hóa để giúp cho nền kinh tế trong nước được dồi dào. Ða số thanh niên trong toàn quốc đã nhiệt liệt hưởng ứng phong trào Duy tân này .


      - Tháng 7-1907, Phan Châu Trinh ra Hà Nội tham gia giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục, những buổi diễn thuyết của ông có rất đông người đến nghe. Ông mở rộng giao du với cả một số người Pháp.
    Năm 1908, vụ Hà thành đầu độc ở Hà Nội và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ nổ ra và bị thực dân Pháp đàn áp, tháng 4-1908 ông bị bắt tại Hà Nội, tháng 6-1908 bị đày ra Côn Đảo.

    - Năm 1910, nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, ông được trả lại tự do, nhưng bị quản thúc tại Mỹ Tho. Tuy nhiên, ông viết thư cho Toàn quyền đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Đảo, nhất định không chịu cảnh bị giam lỏng ở Mỹ Tho. Nhân dịp có nghị định ngày 31/10/1908 của chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911, chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu Dật.

    - Sang Pháp, ông ở nhà luật sư Phan Văn Trường, mở một hiệu sửa ảnh, sống thanh bạch (Nguyễn Tất Thành cũng từng làm việc tại cửa hiệu của ông). Ông tìm cách liên hệ với những người trong Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp. Ông cũng có những cuộc tiếp xúc với các nhóm Việt kiều và các đảng phái tiến bộ, thảo luận vấn đề độc lập, tự do, dân chủ.

    - Năm 1913, Phan Châu Trinh tập hợp, chỉnh lý hoàn thiện một số công trình chuyên khảo, chính luận viết bằng chữ Hán như Trung Kỳ thuế sưu hà trọng..., Đông Dương chính trị luận, Pháp - Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư: Tự tùy bút... Diễn ca tác phẩm Giai nhân kỳ ngộ.

    - Năm 1914, ông lại bị bắt giam vào ngục San té vì tình nghi có liên hệ với nước Đức. Nhờ sự can thiệp của Đảng Xã hội Pháp, nên ông mới được thả ra. Thời gian này ông sáng tác Santé thi tập và chép lại các thơ văn đã làm trước đó.

    - Năm 1917, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành thành lập Hội người Việt Nam yêu nước tại Pháp.

    - Ngày 19/6/1919, ông cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn "Bản Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc, làm nổ ra "quả bom chính trị" chấn động tại nước Pháp.

    - Năm 1920, Phan Châu Trinh hội kiến với Bộ trưởng Bộ thuộc địa Anbe Sarô đòi hỏi cải cách chính trị ở Đông Dương.

    - Năm 1922 khi vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo Marseille, ông viết một bức thư dài "Thất điều thư" buộc tội Khải Định 7 điều và khuyên vua về nước gấp, đừng làm nhục quốc thể (quen gọi là Thất Điều Trần hay Thư Thất Điều).

    - Năm 1925, ông về Sài Gòn tiếp tục hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí. Ông diễn thuyết hai lần ở Sài Gòn: Đạo đức và luân lý Đông Tây và Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa.

    - Năm 1926, Phan Châu Trinh trở bênh nặng. Ông mất ngày 24/3/1926 tại Sài Gòn. Ngày 4/4/1926, lễ an táng ông được cử hành hết sức trọng thể theo tinh thần một lễ quốc tang. Lễ vọng điếu thụ tang được tổ chức hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Lễ truy điệu để tang ông là cuộc biểu dương tinh thần dân tộc - dân chủ của phong trào yêu nước lúc bấy giờ, bất chấp sự ngăn cản của thực dân.

    Sau khi mất, tinh thần yêu nước của ông vẫn cổ vũ phong trào trong nước, đặc biệt là trong thanh niên, học sinh đã dấy lên phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh..


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  Empty Re: Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam

    Bài gửi by hoalucbinh Wed Jul 06, 2016 2:21 am

     Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  858223 Những Nhân Vật Văn Hóa Lịch Sử Việt Nam... Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  474854



    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370 Thân mời tất cả Huynh Đệ Tỷ Muội, cùng đọc tiểu
    sử của các Nhân Vật văn hóa trong Lịch Sử Việt Nam ...Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370


    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  2wdcyms

    Trương Vĩnh Ký


    Trương Vĩnh Ký là một nhà văn hóa sáng chói của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX. Ông là một học giả tiên phong, chuyên tâm nghiên cứu học thuật, sáng lập nền báo chí Việt Nam và đóng vai trò khai sáng đối với văn học nước nhà..

    Ông sinh ngày 6 tháng 10 năm 1837 tại tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long. Gia đình ông theo đạo Gia Tô, ông vốn tên Jean Baptiste Trương Chánh Ký, sau mới đổi là Trương Vĩnh Ký, thường gọi là Pétrus Ký, hiệu là Sĩ Tải. Ông là con thứ ba của quan lãnh binh Trương Chánh Thi. Người anh thứ hai là Trương Văn Sử cũng thông minh, sau ra làm quan được thăng lên chức đốc phủ sứ.
    - Khoảng năm 1839-1940 lãnh binh Trương Chánh Thi được lệnh lên trấn nhậm một vùng ở Nam Vang và mấy năm sau thì bị mất ở đó khi ông còn nhỏ tuổi. Gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, nhưng với lòng thương con, mẹ ông ngày đêm lam lũ, tần tảo quyết chí nuôi hai con ăn học.
    - Lên 5 tuổi, ôngbắt đầu học chữ Nho với cụ Đồ Học, đồng thời được linh mục Tám, một linh mục người Việt thường lui tới thăm viếng gia đình truyền dạy quốc ngữ.
    - Lên 8 tuổi, ông được Cổ Long, một linh mục người Pháp, đưa vào học trường Dòng ở Cái Nhum. Ba năm theo học ở đây, Ký đã khiến thầy và bạn bè ngạc nhiên, nể phục vì trí thông minh và tính cần cù của hiếu học của mình. Nhưng hoạn nạn lại đến, triều đình Huế tăng cường việc triệt hạ đạo, lùng sục những người theo đạo, nhất là các nhà truyền giáo Cổ Long phải lẩn trốn dắt theo ba tùy tùng, trong đó có học trò yêu là Trương Vĩnh Ký. Ròng rã mấy tháng trời băng rừng lội suối, thiếu ăn thiếu mặc, thầy trò Ký trốn sang được đất Campuchia. 


     - Năm 1849, Cổ Long xin ông vào học trường Pinhalu, một trường có nhiều học sinh từ các nước Châu Á như Thái Lan, Miến Điện, Trung Hoa, Nhật Bản, Lào... đang theo học. Chính nơi đây, trí thông minh xuất chúng của Ký càng được nẩy nở. Ông mê say các môn học và môn học nào cũng đạt xuất sắc, đặc biệt ông tỏ ra có năng khiếu về khoa ngôn ngữ học. Cũng ở đây, ông học thêm được nhiều thứ tiếng như Khơmer, Lào, Thái, Miến Điện...
    - Năm 1851, ông nhận được một trong ba học bổng nhà trường cấp cho học sinh ưu tú tiếp tục sang học ở trường đạo Pinang (Mã Lai). Cổ Long một lần nữa lại dẫn dắt học trò băng rừng lội suối, khi bằng voi, khi lội bộ về Sài Gòn, rồi tiếp tục bằng đường biển, lênh đênh gần 3 tháng nữa mới đến nơi. Năm 1852, ông vào trường thầy dòng của hội truyền giáo Viễn Đông, tức là trường Pinang (ở đảo Pinang Malaixia).
    - Ở trường Pinang 6 năm (từ 15 đến 21 tuổi), Ký học các môn văn chương, khoa học, triết học, học chuyên ngữ Latinh và Hy Lạp. Ông đã đạt được giải thưởng xuất sắc về môn luận văn Latinh của vị Thống đốc nước Anh ở đảo này. Ngoài ra, ông còn học thêm được các thứ tiếng Anh, Pháp, Ấn Độ và Nhật. Ông nổi tiếng là người có trí nhớ phi thường. Ngoài việc học thần học, triết học... ông bắt đầu học thêm ngôn ngữ Hy Lạp, Anh, Nhật, Hinđu. Trong một kỳ thi luận văn viết bằng chữ Latinh, đầu đề là "Đức Datô có phải là Chúa không?", bài của ông đã được chấm giải nhất. Một nhà nhiếp ảnh người Anh là J. Thomson đã từng đi du lịch nhiều nơi và viết quyển "Mười năm du lịch Trung Quốc và Đông Dương" trong đó có đoạn đề cập đến Pétrus Ký: "Là một ngoại lệ đáng kể trong những người bản xứ mà tôi vừa giới thiệu nét đặc trưng với bạn đọc. Ông đã học ở trường trung học Penang và không bao giờ tôi quên được sự ngạc nhiên của tôi, khi tôi được người ta giới thiệu với ông. Ông nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh rất hay, hơi có giọng Pháp, còn tiếng Pháp thì ông nói cũng không kém thuần thục và thanh lịch. Tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý cùg với nhiều thứ tiếng phương Đông đều là những thứ tiếng mà ông thông thạo. Nhờ có vốn kiến thức phi thường đó, ông có được địa vị cao. Một hôm tôi đến thăm ông, tôi thấy ông đang làm sách Phân tích so sánh các ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới, tácphẩm này đã khiến ông bỏ ra nhiều năm làm việc cần cù. Chung quanh ông đầy đủ những quyển sách quý và hiếm mà ông đã tìm kiếm được một phần ở châu Âu, một phần ở châu Á. Buổi tối hôm ấy, có một giáo sĩ ở Chợ Lớn đến gặp ông và khi chúng tôi sắp từ biệt, thì tôi nghe họ thảo luận với nhau bằng tiếng La tinh về vài đặc điểm thuộc về thần học. La tinh là một ngôn ngữ rất khó học, nhưng ông được giải thưởng về luận văn triết học viết bằng tiếng La tinh. Do đó, Trương Vĩnh Ký nổi tiếng về môn triết học ở chủng viện Penang". .


      - Năm 1858, Trương Vĩnh Ký ra trường. Còn đang phân vân giữa đường tu hành và đường đời thì nhận được tin thân mẫu qua đời, ông quyết định lên đường về quê cũ thọ tang mẹ và chấm dứt một quãng đời học sinh miệt mài sách vỡ và kết quả lại hết sức rực rỡ.
    - Hơn hai mươi năm dính vào “hoạn lộ”, làm việc với chính quyền thực dân Pháp, làm việc với triều đình Huế, Trương Vĩnh Ký chưa bao giờ là một “ông quan cai trị” chính cống, cũng chưa bao giờ là một nhà chính trị chuyên nghiệp. Ông cũng gặp nhiều trắc trở trên con đường chính trị bất đắc dĩ này.
    - Tháng 12-1860, ông nhận lời của một giám mục Lefêbvre làm thông ngôn cho viên Thủy sư đô đốc Rigault de Genouilly đang chiếm đóng ở Sài Gòn.
    - Sau khi quyết định sống cuộc sống đời thường, Trương Vĩnh Ký cưới vợ là bà Vương Thị Thọ năm 1861.
    - Năm 1862, với tư cách là thông ngôn, ông tham gia trong phái đoàn Simon ra Huế bàn việc cắt nhượng 3 tỉnh Miền Đông cho Pháp.
    - Năm 1863 cũng với tư cách thông ngôn, ông theo sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp, để thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Đông, nhưng thất bại. Trong dịp này ông đã tiếp xúc và kết bạn với Văn hào Victor Huygo, với các ông viện sĩ Hàn lâm Littré, Durny, Renan; ông cũng đã đi thăm được các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
    - Năm 1866, Trương Vĩnh Ký được Pháp bổ nhiệm làm giám đốc trường thông ngôn (Collège de Interprètes) và dạy tiếng Đông phương tại trường này.
    - Năm 1867, ông cho in Abrégé de grammaire Annamite (Ngữ pháp Việt Nam yếu lược), chứng tỏ ông là người Việt đầu tiên viết sách ngữ pháp tiếng Việt bằng tiếng Pháp.
    - Tháng 9 năm 1869, Thủy sư đô đốc Ohier ra nghị định bổ nhiệm Trương Vĩnh Ký toàn quyền trông coi tờ “Gia định báo” mà trước đó do người Pháp (Ernest Poteau) quản nhiệm. Như vậy, ông là người Việt đầu tiên làm chủ bút một tờ báo Việt ngữ.
    - Tháng 1 năm 1872, Trương Vĩnh Ký được chuyển qua làm giám đốc trường sư phạm (Ecole Normale). Ông cũng có chân trong Hội đồng Châu thành Chợ Lớn, Hội đồng thành phố Sài Gòn.
    - Năm 1875, ông cho in tác phẩm Cours d' Histoire Annamite - 2 tập (Giáo trình lịch sử Annam). Học giả Pháp là Ernest Renan từ năm 1880 đã đánh giá: "Trương Vĩnh Ký trình bày cho chúng ta biết một cách tường tận những ý tưởng của người Việt nam và lịch sử của họ. Người ta phải ngạc nhiên khi thấy trong cuốn sách Giáo trình lịch sử Annam của ông một tinh thần sáng suốt và một sự vô tư khách quan ít thấy ở những công trình có tính cách Á Đông. Nhiều nước ở Châu Âu không có được cho trường học của họ một cuốn sách lược khảo có giá trị như cuốn sách của Trương Vĩnh Ký". Với tác phẩm này, ông là người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp.
    - Khi Paul Bert – một nhà văn hóa Pháp mà ông kết bạn từ năm 1863 – được cử sang làm quan toàn quyền, sau nhiều lần được mời mọc, tháng 04-1886, ông nhận lời ra giúp việc cho Paul Bert với một ý nguyện “giúp hai bên Pháp – Việt cảm thông hòa hiểu nhau”. Ông cũng được vua Đồng Khánh vừa lên ngôi tin cậy sắc phong làm Hàn Lâm Tự Độc Học Sĩ, sung cơ mật viện (8/1885).
    - Năm 1886, ông cho in tác phẩm Chuyện đời xưa lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích. Sau này khi tái bản, người ta rút gọn lại là Chuyện đời xưa, theo ông: "Người ta dùng sách này mà học tiếng thì lấy làm có ích. Vì trong ấy cách nói chính là cách nói Annam ròng". Với việc làm ấy, ông là người Việt đầu tiên cho in sách bằng chữ Quốc ngữ.
    - Sau khi Paul Bert mất (1886), ông chán việc chính trị, chán nản sự đố kỵ của hai phía chính phủ, ông xin trở lại Sài Gòn làm giáo sư giảng dạy thổ ngữ Đông phương ở trường Hậu Bổ (Collège des Administrateur Stagiaires) và trường thông ngôn (Collège des Interpretes). Từ giai đoạn này cho đến cuối đời, ông để hết tâm trí vào công việc nghiên cứu và trước tác.
    - Năm 1888, ông chủ trương tập san Thông loại khóa trình (Miscellanées), tất cả ra được 18 số, đình bản vào tháng 6-1989 vì thiếu vốn. Như vậy, Trương Vĩnh Ký là người Việt Nam đầu tiên chủ trì tập san tư nhân để phổ biến văn hóa nước nhà.
    - Ông mất đi trong bệnh hoạn vào ngày 1-9-1898, lúc còn 62 tuổi và giữ những công trình đang biên soạn dở dang. Trên mộ ông có ghi những dòng chữ La tinh như muốn phân bua, nhắn nhủ với hậu thế: "Xin hãy thương tôi, ít ra những bạn hữu của tôi", "Kiến thức của người có nó là nguồn sống", "Những ai sống và tin tôi sẽ không phải chết đời đời"...


    Quan điểm viết bài

    Từ khi còn ở trường Dòng Cái Nhum, Trương Vĩnh Ký đã là một học trò thông minh xuất chúng. Qua học ở Pinhalu, học ở Pinang, ôngtrở thành một học sinh lỗi lạc tài ba nhất về khoa ngôn ngữ.

    Thông thạo hơn 25 thứ tiếng phương Đông và phương Tây, tâm trí lại say mê chuyên chú vào việc nghiên cứu học thuật, Trương Vĩnh Ký đã để lại một gia tài trước tác đồ sộ. Ông Khổng Xuân Thu trong cuốn “Trương Vĩnh Ký, 1837 – 1898” do Tân Việt xuất bản đã liệt kê được 118 tác phẩm đã in ấn và 14 tác phẩm chưa in và đang soạn. Vũ Ngọc Phan trong bộ “Nhà văn hiện đại” (1942) đã viết “Sự nghiệp văn chương của ông thật lớn lao”. Trần Văn Giáp trong “Lược truyện tác giả Việt Nam” (1972) cũng thừa nhận tác phẩm của Trương Vĩnh Ký “còn lại rất nhiều”. Khi biên soạn “Tự điển văn học” (1984), giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã hệ thống hóa trước tác của Trương Vĩnh Ký thành 6 loại như sau:

    1 – Nghiên cứu về lịch sử, địa lý như sử ký An Nam, sử ký Trung Quốc, Tập giáo trình về địa lý Nam Kỳ...

    2 – Nghiên cứu về các bộ môn khác trong khoa học xã hội như: nghiên cứu so sánh tiếng nói, chữ viết, tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc Đông dương; Tổng luận về các lối chữ tượng ý, tượng hình theo ngữ âm và theo vần a, b, c; nghiên cứu so sánh tiếng nói và chữ viết của ba ngành ngữ: phép lịch sự An Nam, Hát lý hò An Nam...

    3 – Biên soạn từ điển như Từ điển Pháp – Việt; Từ điển Pháp – Hán – Việt; Từ điển địa lý An Nam; Từ điển danh nhân An Nam.

    4 - Dịch sách chữ hán như: Tứ thư; Sơ học vấn tâm; Tam tự kinh; Tam thiên tự; Minh tâm bảo giám...

    5 – Sưu tầm, phiên âm truyện Nôm và tác phẩm cổ Việt Nam như: Truyện Kiều, Phan Trần, Đại Nam quốc sử diễn ca, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...

    6 – Sáng tác thơ như: Bút ký ghi về Vương quốc Khơmer, chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi, thơ Tuyệt mệnh...

    Với tài năng lỗi lạc, kiến thức uyên bác, Trương Vĩnh Ký sớm nổi danh không những trong nước mà còn ở nước ngoài. Năm 1963, trong dịp theo sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp, ông đã tiếp xúc và kết tình thân hữu với nhiều nhà văn lớn của Pháp như: Victor Hugo, Paul Bert, Littré, Renan...Dịp này ông được nhận làm thông tín viên Hội nhân chủng học. Năm 1876, ông trở thành Hội viên Hội Á Châu (Socíeté Asiatique). Ông được tặng nhiều huy chương về văn hóa của nước ngoài, trong đó Hàn lâm Pháp tặng huy chương đệ nhị đẳng (1883) và đệ nhất đẳng (1887).

    Với những hoạt động văn hóa kể trên, năm 1874, giới nghiên cứu Pháp đã liệt Trương Vĩnh Ký vào hàng một trong 18 nhà bác học danh tiếng nhất thế giới đương thời.

    Trương Vĩnh Ký là người tiên phong trong việc sáng lập nền báo chí Việt Nam. Tờ “Gia Định báo” khi còn Ernest Poteau quản nhiệm chỉ là một bản tin, một bản dịch Việt văn của tờ Coarrier de Sài Gòn nhưng khi đến tay ông quản nhiệm (Ngày 16/9/1869) thì tờ báo khác hẳn. Về hình thức tờ báo không thay đổi nhiều, nhưng về nội dung ông đã tập trung vào 3 chủ đích: cổ động tân học, truyền bá quốc ngữ và giáo dục quốc âm. Tờ báo đã một mình tung hoành trên 30 năm cuối thế kỷ 19 và nơi tập hợp nhiều nhà báo nổi tiếng sau này như Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của...

    Trương Vĩnh Ký là một học giả tiên phong, có nhiều canh tân trong một số chuyên ngành văn hóa. Trên lĩnh vực này, ở nhiều điểm ông còn đi xa hơn Nguyễn Trường Tộ, nhà cách tân đồng thời. Ví dụ như Nguyễn Trường Tộ nhận thức rằng: “chữ Hán là thứ chữ chỉ có ai học mới biết, không học thì nghe như vịt nghe sấm”. Nhưng Trương Vĩnh Ký thì chủ trương: “Cứ lấy chữ Hán chuyển đọc ra quốc âm. Không cần học nghĩa” và ông đã cụ thể hoá” gộp hết tiếng ta lại chia thành môn loại, làm tự điển, trước tiên ban hành trong các cơ quan chính quyền và trường học cho người học dễ dàng sử dụng”. Hoặc đối với chữ quốc ngữ, Nguyễn Trường Tộ chưa dám dùng nhưng Trương Vĩnh Ký lại trước tác bằng chữ quốc ngữ, chữ Pháp... Ông còn dịch nhiều sách Hán Nôm ra quốc ngữ, soạn tự điển hai, ba ngôn ngữ. Ông có công rất lớn đối với văn tự, chữ viết của nước ta, thứ chữ được phát triển càng ngày càng rực rỡ.

    Trương Vĩnh Ký đã đóng một vai trò hết sức quan trọng: vai trò khai sáng đối với văn học nước nhà.

    Trương Vĩnh Ký – một trong 18 nhà thông thái nhất thế giới đương thời, người đạt kỷ lục về làu thông ngoại ngữ (26 ngoại ngữ), một nhà cách tân văn hóa, một học giả mà số lượng trước tác đạt đến 3 con số (118 tác phẩm). Hầu như ở lĩnh vực học thuật nào, ông cũng có những đóng góp rất đáng kể.
    Có thể gọi ông là nhà chính trị, nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học...
    Nhưng ông lại rất khiêm tốn và sống cảnh thanh bạch, thậm chí nợ nần.


     Các tác phẩm của ông

     Ông có rất nhiều tác phẩm (118 tác phẩm hoặc 121 tác phẩm), lược kê một số như:

    - Truyện đời xưa
    - Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
    - Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
    - Petit cours de géographie de la Basse-Cochinchine
    - Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
    - Voyage au Tonkin en 1876 (Đông Kinh du ký)
    - Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
    - Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
    - Lục súc tranh công
    - Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng Quan thoại hay chữ Trung Quốc)
    - Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
    - Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
    - Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
    - Cours de littérature annamite, 1891 (Bài giảng văn chương An nam)
    - Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
    - Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ
    - Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp)


    Các sách viết về ông:

    - Trương Vĩnh Ký nhà văn hóa, Nguyễn Văn Trung, NXB Hội nhà văn, 1993

    - Trương Vĩnh Ký – con người và sự thật, Nguyễn Văn Trấn, Ban Khoa học xã hội Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, 1993

    - Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh Ký, Bằng Giang, Nhà xuất bản Văn học, 1994

    - Trương Vĩnh Ký - Bi kịch muôn đời, Hoàng Lại Giang, NXB Văn Hóa và Thông Tin, 2001

    - Thế kỷ XXI nhìn về Trương Vĩnh Ký, NXB Trẻ, 2002, tr.28

    - Tuyển Tập Hiện Tượng Trương Vĩnh Ký, Vũ Ký, 2005..


    Học giả nói, viết về tác giả:

    - Chúng ta kính trọng ông - một nhà bác học, một nhà văn hóa lớn vừa có nhân cách vừa có chân tài. Lịch sử chắc chắn sẽ tiếp tục ghi nhận công lao của Trương Vĩnh Ký với tư cách người đi tiên phong trong cuộc chuẩn bị sự canh tân cho đất nước. (GS Trần Hữu Tá, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông)

    -Tóm tắt sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký gọn trong 3 tiếng "Bác học, Tâm thuật, Khiêm tốn" (Nguyễn Văn Tố )

    - Đời có ba hạng người bất hủ. Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công, sau có bậc lập ngôn, tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn: toàn là những nhà bất hủ.
    Hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.
    Ông Trương Vĩnh Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì ông viết bao nhiêu là sách. Những sách ấy hiện vẫn còn có giá trị, quyển nào cũng có ý đủ, văn hay, không phải là người có thiên tài học vấn thì không sao viết nổi. Thật là một nhà bác ngữ uẩn suc, nước ta chưa từng có bao giờ. (Nguyễn Văn Tố)

    - Trong số những sách dịch thuật, khảo cứu và sáng tác của ông, người ta thấy chỉ những sách khảo cứu của ông là có giá trị hơn cả...Người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp... (Vũ Ngọc Phan)

    - Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của là ba ông minh triết bảo thân, gần bùn mà chẳng nhuốm mùi bùn, không ham "đục nước béo cò" như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà long giữ Hán, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm cho nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng. (Vương Hồng Sển)

    - Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn...

    - Khi phong trào Duy Tân hoạt động công khai rầm rộ, ông Trần Chánh Chiếu cổ động lạc quyên đức tượng kỷ niệm ông Trương Vĩnh Ký với bài trong báo Lục Tỉnh Tân Văn nhan đề “ông Đốc Ký”.

    - Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nứơc tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẻ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ...

    - Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. Chuyện đời xưa của ông cùng là Chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của hãy còn được nhắc nhở. (Sơn Nam)

    - Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn… Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là “cách nói tiếng An Nam ròng” và viết “trơn tuột như lờ nói”. Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn. (Thanh Lãng)

    - Những biên soạn của Trương Vĩnh Ký đã có những đóng góp quan trọng cho một số ngành khoa học đương thời, nhất là khoa ngôn ngữ học và khoa học lịch sử… Các sáng tác của Trương cũng nói lên ít nhiều cá tính một con người cần mẫn trong công việc, có cái nhìn tinh tế và óc tò mò trước sự vật, nhiều lúc có khả năng hài hước hóa mọi chuyện ở đời... (Nguyễn Huệ Chi)

    - Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy. (Lê Thanh)

    - Nếu cụ Võ Trường Toản là "Hậu tổ" của Nho học ở đất Gia Định thì cụ Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền của chữ quốc ngữ trong toàn cõi đất Việt. (Huỳnh Minh)  


    Các bài viết, bài báo về Trương Vĩnh Ký:  

     - Tiếng Việt - những công lao bị quên lãng (Cao Xuân Hạo)
    - Người chiêu tuyết cho Trương Vĩnh Ký
    - Tầm vóc quốc tế của Pétrus Ký
    - Petrus Trương Vĩnh Ký, người đầu tiên phát huy nền văn học chữ quốc ngữ Việt Nam
    - Trương Vĩnh Ký nhà văn hóa tiên phong
    - Những kỷ lục của báo chí Việt Nam
    -Trương Vĩnh Ký, người mở đầu cho cuộc trò chuyện Đông Tây...

    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  Empty Re: Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam

    Bài gửi by hoalucbinh Wed Jul 06, 2016 2:35 am

     Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  858223 Những Nhân Vật Văn Hóa Lịch Sử Việt Nam... Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  474854



    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370 Thân mời tất cả Huynh Đệ Tỷ Muội, cùng đọc tiểu
    sử của các Nhân Vật văn hóa trong Lịch Sử Việt Nam ...Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370


    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  Rub42h

    Nguyễn Trường Tộ - nhà kiến trúc tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XIX


    Thế là Nguyễn Trường Tộ đã nằm dưới mộ 120 năm tròn. Nhưng với những người như ông thật đúng “thác là thể phách, còn là tinh anh”. Chẳng thể yên tâm để lên thiên đàng hay cực lạc, hồn ông như vấn quẩn quanh cùng Đất Nước, vẫn canh cánh một nỗi niềm dân tộc, một nỗi đau nghèo nàn, một nỗi nhục lạc hậu. Đứng trước mộ ông, nghiêng mình thắp nén hương lòng tưởng niệm, cứ cảm thấy như hiền hiện đâu đây cái hình ảnh ông nằm ốm liệt giường, một ngửa lên trời mà ngọn bút lông vẫn viết đều trên những bản điều trần.
    “Nhân vì chân tôi bị tê bại sắp thành phế nhân, nằm ngửa ra mà viết, tinh thần buồn bực rối loạn, tự biết nói năng không thứ tự. Nhưng tất cả đó là sự thật” (Di thảo số 6)

    Nói năng như thế là khiêm nhường. Sự thật, tất cả những điều trần Nguyễn Trường Tộ đều rất thứ tự, rất toàn diện, rất hệ thống và đặc biệt là rất trí tuệ. Với tư cách một người trí thức nhiệt tình bàn việc nước, hầu như ông đã bàn không sót một vấn đề hệ trọng nào, không lĩnh vực nào không đề xuất những ý tưởng mới lạ, độc đáo, bổ ích. Chính trị, quân sự, ngoại giao, nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, cải cách phong tục, cải cách giáo dục, khoa học kỹ thuật… ông bàn tất, bàn một cách thấu đáo, sáng suốt lạ lùng.
    Không ít người cho rằng chẳng nên khen ông nhiều. Đúng, vì dầu sao họ chỉ thấy ông là một trí thức Công giáo. Cũng không ít ý kiến bảo rằng chẳng nên đề cao ông làm gì. Đúng, đề cao bao nhiêu chăng nữa cũng chẳng lợi lộc gì cho nắm xương tàn đã nằm sâu dưới mộ. Nhưng không nói đến ông sao được.
    Còn phải nói thật nhiều và phải bàn thật kỹ về ông. Vì rõ ràng đây không phải chỉ là bàn về Nguyễn Trường Tộ, một người trí thức yêu con người, yêu đất nước, suốt đời đã đem hết trí tuệ, tâm lực của mình cống hiến cho sự phát triển của dân tộc, mà đây chính là bàn về một tư duy cấp tiến, một trí tuệ sáng suốt, một tầm vóc tư tưởng Việt Nam.
    Thử ngẫm nghĩ và so sánh một chút để thấy Nguyễn Trường Tộ của Việt Nam chúng ta quả thật là vĩ đại nhường nào. Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ đến trước tư tưởng canh tân của Khang Hữu Vi – Lương Khải Siêu (Trung Quốc) là tiền đề cho sự phát triển của Trung Quốc sau này. Tư tưởng Nguyễn Trường Tộ -
    Việt Nam là ngang tầm với tư tưởng Y-đằng-bác-văn (Nhật Bản). Mà tư tưởng Y-đằng-bác-văn (Ito Hirobumi) được thực thi đã tạo ra một Nhật Bản hùng cường như ta đã thấy. Đáng tự hào lắm chứ!
    Chỉ tiếc rằng đã có những cái đầu Nguyễn Trường Tộ biết nghĩ nhưng lại thiếu những cái tai Tự Đức biết nghe. Bi kịch dân tộc diễn ra bắt đầu từ đấy! Cả thế giới ngày nay xôn xao chuyện đổi mới.
    Đổi mới là chuyện sống còn, là nhu cầu của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.
    Thế mà vào thập niên 60 của thế kỷ trước, một Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất chủ trương đổi mới.
    Đủ hiệu Việt Nam mình đâu có thiếu đầu óc nhạy bén và tư tưởng kiệt xuất. Hãy nói riêng chuyện mở cửa để giao lưu kinh tế và văn hóa của thế giới, từ 120 năm trước, Nguyễn Trường Tộ đã dõng dạc cả quyết: “Nên mở cửa chứ không nên khép kín”.
    Ông đã đem gương Trung Quốc và Nhật Bản cho vua quan triều Nguyễn soi nhưng họ đều nhắm mắt làm ngơ. Về Trung Quốc, ông nói:.


    ‘Đến nay, họ (tức Trung Quốc) lại thuê mướn nhiều người phương Tây, lập xưởng chế tạo khí cụ và làm đại sứ. Họ còn sai nhiều sứ thần giao thông với các nước lớn để bủa kế liên hoành. Tất cả những việc họ làm, người phương Tây trông thấy đều nguội lòng. Thử xem từ triều Minh về trước, nước ấy hãy còn bế quan tỏa cảng mà nay được khí thế như vậy là đều nhờ lợi ích của việc ngoại giao cả. Chẳng biết do đâu mà triều đình nhà Thanh lại hết lòng tin dùng người phương Tây như thế. Sự thật không thể hiểu được. Nước ta xưa nay mọi việc đều bắt chước Trung Quốc mà chỉ có một kế hoạch lớn là giao thông với cường quốc là ta không nghe theo, có phải toan lập được một mưu kế kỳ diệu riêng hơn hẳn Trung Quốc một bậc chăng?” 

    Hỏi vậy thôi, chứ Nguyễn Trường Tộ cũng thừa biết vua quan triều Nguyễn bấy giờ làm gì có cái gọi là “mưu kế kỳ diệu”. Giặc đã vào trong nhà nhưng vua tôi vẫn rung đùi ngâm thơ xướng họa, vẫn lấy Đường Nghiêu Ngu Thuấn làm khuôn vàng thước ngọc, vẫn khinh các cường quốc phương Tây là mọi rợ nên gọi là Tây di. Nhét được tư tưởng đổi mới vào những cái đầu đặc sệt tư tưởng Tống Nho thật tình còn khó hơn tìm đường lên trời. Vua quan triều Nguyễn lại còn Tống nho hơn cả Trung Quốc, nơi đã sản sinh ra cái học thuyết khốn khổ đó, vẫn tiếp tục bảo nhau “cái phép cũ của tiên vương không được thêm bớt” (lời Tự Đức). Cho nên cái gương duy tân của Nhật Bản to như thế, sáng như thế mà đâu có thèm soi. Chỉ riêng cái kế sách dùng ngoại giao đa phương, dùng các thế lực cường quốc chế ngự lẫn nhau mà giữ thế cân bằng ổn định cũng chẳng chịu nghe theo, hỏi còn sáng suốt ở chỗ nào?
    “Lại nhìn xem Nhật Bản xưa vốn là lũ người lùn, từ trung diệp nhà Minh mới bắt đầu giao hảo với Hà Lan, làm bạn với Bồ Đào Nha, kế đến mời Hợp Chủng Quốc giúp vào việc nước, mở mắt nhìn rộng rãi, thiên hạ mới có được chí hướng lớn như vậy. Từ đó họ đóng tàu bè, luyện tập võ bị, ưu tiên phát triển thương nghiệp, công nghiệp, đất nước mỗi ngày một mạnh, được khen với mỹ danh là Tiểu Tây và Trung Quốc khó bắt được Nhật Bản phải thần phục. Tuy gần đây Anh, Pháp thường hay quấy nhiễu nhưng nhờ có nền nội trị ngoại giao vững vàng mà họ không chịu hạ mình. Như trước đây 3 năm, Anh Pháp đem binh thuyền đến toan đàn áp, nhưng nhờ có Hợp Chủng Quốc, Hà Lan phân giải nên việc đã không xảy ra. Đó không phải là công dụng của sự giúp đỡ của các nước hay sao? Còn như ngày nay, nước ấy có những kế hoạch giao thiệp rộng rãi, những mưu cơ tân tiến thì đâu đâu người ta đã nghe thấy rõ ràng, gương ấy không xa, không cần phải nêu ra nữa” (Di thảo số 55)
    Tầm nhìn, tầm nghĩ của Nguyễn Trường Tộ như thế đó!
    Đã có một thời, một số sử gia cứ nói liều rằng Tây mạnh, ta yếu, việc mất nước là “tất yếu” (?) Vậy chẳng lẽ cái chuyện mọi lũ vua quan cầm quyền không chịu nghe theo Nguyễn Trường Tộ cũng lại là điều “tất yếu”?
    Giờ đây, đọc lại các di thảo Nguyễn Trường Tộ, tôi càng thấy thán phục và tự hào, lòng cứ tự hỏi lòng: ở thế kỷ XIX mà sao dân tộc Việt Nam mình đã có một trí tuệ đến tầm cỡ như vậy? Nguyễn Trường Tộ đúng là một nhà tư tưởng chiến lược. Ông đã đi trước thời đại của mình hàng thế kỷ. Chúng ta có trách nhiệm nghiên cứu toàn bộ di sản tư tưởng của ông để rút ra những bài học cho hôm nay. Đặc biệt chính sách mở cửa càng phải tính toán thật kỹ và thực hiện thật tốt vì đây là một chính sách lớn cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đến toàn bộ sự phát triển của đất nước trong thập niên 90 này và chuẩn bị cho những bước nhảy mới vào thế kỷ XXI. Tất nhiên, không phải tất cả những gì Nguyễn Trường Tộ để lại đều đúng, đều còn thích hợp với hiện tại. Cái chính là ta phải học cái phương pháp tư duy của ông: dũng cảm phê phán cái sai, cái lỗi thời và hăng hái đề xuất cái mới, cái đúng đắn, không ngừng tìm hiểu dân tộc và thời đại, tìm mọi biện pháp thúc đẩy cho đất nước phát triển.
    Và điều quan trọng nhất, theo tôi, phải nghiên cứu và học tập cái nhân cách văn hóa Nguyễn Trường Tộ. Đã hơn một làn tôi mạo muội trình giới nghiên cứu một cái định nghĩa về nhân cách.
    Thế nào là một người có nhân cách văn hóa. Đó là một người biết thương yêu đồng loại và không ngừng giúp đỡ cho đồng loại phát triển.
    Đó là nói về định tính. Còn một nhân cách văn hóa lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào cái định lượng “thương yêu” và “giúp đỡ”. Nếu nhất trí với tiêu chuẩn như vậy thì Nguyễn Trường Tộ đứng trong hàng ngũ những người có nhân cách văn hóa lớn. Nguyễn Trường Tộ là một danh nhân văn hóa lớn của dân tộc. .


      Có thể nhận xét thêm rằng tuy cũng xuất thân từ cửa Khổng nhưng Nguyễn Trường Tộ đã dần dần xa lìa lối suy nghĩ Tống Nho. Ông đòi hỏi mọi việc làm phải thiết thực, phải thích nghi và đáp ứng nhu cầu phát triển của dân tộc. Ông không chấp nhận lối suy nghĩ giáo điều, trì trệ, rập theo khuôn sáo cổ nhân.
    Không được phép phủ nhận quá khứ, nhưng ngược lại cũng không nên coi tất cả quá khứ là mẫu mực rồi răm rắp tuân theo, vì như thế lại mắc một sai lầm khác nghiêm trọng hơn: phủ nhận hiện tại.
    Thật đáng khâm phục cái nghị lực phi thường của Nguyễn Trường Tộ! Giữa một xã hội đặc sệt tư tưởng Tống Nho giáo điều trì trệ. Ông đã viết hàng trăm bản điều trần đề xuất kế sách giữ nước và dựng nước với những ý tưởng mới lạ, táo bạo.
    Suốt đời, ông đã tâm niệm: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa”.
    Có lẽ, ông là người Việt Nam duy nhất bấy giờ ý thức được đầy đủ về cái năng lượng của tư duy và ngôn từ của mình. Khác hẳn với tâm trạng bất lực của trí thức dỏm nhiều thời: “Một mình mình nói thì ăn thua gì, ai nghe?” hoặc “ăn cái giải gì mà nói”. Người trí thức thứ thiệt luôn luôn hiểu rõ trách nhiệm của mình trước vận mệnh của dân tộc và đất nước, lại ý thức được giá trị của năng lượng tư duy. Rõ ràng cái năng lượng tư duy của Nguyễn Trường Tộ vẫn được bảo toàn và dọc theo thời gian vẫn truyền đến tận chúng ta hôm nay.
    Nhiều nhà nghiên cứu đã tỏ lòng thông cảm và đau xót cho Nguyễn Trường Tộ. Riêng tôi, tôi thấy cần đau xót cho cả dân tộc. Vì thất bại của Nguyễn Trường Tộ chính là thất bại của trí tuệ dân tộc trong một giai đoạn lịch sử với một thế lực cầm quyền ngu muội. Hẳn cũng chẳng nên quy hết trách nhiệm và tội lỗi cho vua quan triều Tự Đức. Cái tấn thảm kịch của dân tộc vào cuối thế kỷ XIX chẳng qua là kết thúc một quá trình trì trệ hàng nghìn năm của một xã hội tiểu nông lạc hậu, lại thêm các giai cấp thống trị phong kiến Việt Nam tính từ Lý – Trần về sau đã không ngừng rập khuôn mọi thiết chế chính trị, kinh tế, giáo dục… của Trung Quốc hay nói khác đi là giai cấp phong kiến thống trị Việt Nam đã không ngừng Tống Nho hóa mà tới triều Nguyễn thì đạt đến tột đỉnh.
    Thiết tưởng cũng nên chú ý tới một nguyên nhân sâu xa khác: Nguyễn Trường Tộ không phải là người nắm quyền lực để chỉ đạo ngay việc thực thi mọi kế hoạch cải cách như Y-đằng-bác-văn ở Nhật Bản. Do đó, một vấn đề cần đặt ra để giải quyết là: làm thế nào để những tư tưởng Nguyễn Trường Tộ có thể quyền lực hóa? Hay nói khác đi: mọi quyền lực cần phải được Nguyễn Trường Tộ hóa. Như thế mới hy vọng tránh cho dân tộc và đất nước thoát khỏi những thảm kịch.
    Hy vọng đẩy mức sống của nhân dân lên cao dần là có thể thực hiện được; dăm trăm dollar một đầu người là có thể đạt được. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là đảm bảo được sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, nghĩa là trong hoàn cảnh nào cũng phải gắng giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc cho từng người dân của đất nước. Mặt khác, vẫn ở lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, dân tộc ta còn có trách nhiệm chi viện cho bè bạn và trao đổi kinh nghiệm với các dân tộc thuộc thế giới thứ ba.
    Chúng ta biết ơn Nguyễn Trường Tộ vì ông là một trong những kiến trúc sư tài ba đã góp phần xứng đáng trong công cuộc xây dựng lâu đài văn hóa tư tưởng Việt Nam.
    Đặc biệt, tư tưởng Nguyễn Trường Tộ đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của tư tưởng Việt Nam từ phạm trù tư duy tiểu nông sang phạm trù tư duy công nghiệp. Đó là điều khác biệt giữa ông với những danh nhân nước ta đến trước ông. Điều đáng mừng là Nguyễn Trường Tộ vấn đang song hành cùng dân tộc, giúp sức dân tộc tạo ra những bước tiến mới để có một vị thế xứng đáng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào thế kỷ tới...


    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  34oc0at

    Ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ ở thôn Bùi Chu, xã Hưng Trung,
    huyện Hưng Nguyên, Nghệ An được xây dựng năm 1943

    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  Empty Re: Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam

    Bài gửi by hoalucbinh Wed Jul 06, 2016 3:11 am

     Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  858223 Những Nhân Vật Văn Hóa Lịch Sử Việt Nam... Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  474854



    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370 Thân mời tất cả Huynh Đệ Tỷ Muội, cùng đọc tiểu
    sử của các Nhân Vật văn hóa trong Lịch Sử Việt Nam ...Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370


    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  111p9gg

    Nguyễn Thái Học


    Nguyễn Thái Học sinh ngày 1 tháng 12 năm 1902. Ông là con cả của cụ Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh. Gia đình ông là một gia đình trung nông sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, buôn vải.
    Từ 4 tuổi ông đã được cha mẹ cho đi học chữ Hán, và năm 11 tuổi ông bắt đầu theo học chương trình tiểu học Pháp-Việt tại thị xã Vĩnh Yên.

    Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, và nhận học bổng của Chính phủ Bảo hộ Pháp.
    Do tính tình cương trực và không thích khuất phục lối giáo dục của người Pháp, ông bỏ học vào năm thứ ba, và sau đó ghi danh học trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương (1925-1927).
    Trong thời gian này, ông tham gia thành lập Nam Đồng Thư Xã, và tiếp xúc với một số sinh viên đồng chí hướng, trong số đó có Phó Đức Chính, sinh viên trường Cao đẳng Công chánh và Hồ Văn Mịch, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm, hai nhà cách mạng tương lai sẽ gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông sau này.



    Cũng trong thời gian là sinh viên của Đại học Đông Dương, Nguyễn Thái Học đã gửi cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varrenne một số bức thư kêu gọi chính quyền thực dân Pháp tiến hành một loạt cải cách tiến bộ ở Việt Nam.
    Sở dĩ Nguyễn Thái Học gửi những đề xuất cải cách của mình cho Varrenne vì ông ta vốn là một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, người vừa mới tới nhậm chức toàn quyền đã quyết định ân xá Phan Bội Châu và hứa hẹn nhiều cải cách rộng lớn ở xứ thuộc địa Đông Dương.
    Tuy nhiên, đó chỉ là những lời hứa suông, và ông ta không bao giờ quan tâm trả lời những bức thư đầy tâm huyết của Nguyễn Thái Học.

    Hoàn toàn thất vọng về con đường cải cách của chính quyền thuộc địa, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đi đến quyết định là: con đường duy nhất để mở ra cơ hội phát triển cho dân tộc Việt Nam chỉ có thể là con đường dùng vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, thành lập một nước Việt Nam Cộng Hòa và thiết lập một nền dân chủ trên toàn cõi Đông Dương. 


    Hoạt động cách mạng, thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

     Năm 1927, tổ chức Nam Đồng Thư xã quyết định ủng hộ cuộc khởi nghĩa Bắc Ninh do Quản Trạc lãnh đạo. Công việc bị bại lộ, đa số thành viên của Nam Đồng Thư Xã bị thuyên chuyển hoặc bị truy lùng phải đào tẩu, chỉ còn lại Nguyễn Thái Học và một số ít đồng chí. Tháng 10 năm này, ông triệu tập số người còn lại và đưa ra ý định thành lập một đảng cách mạng bí mật, dùng vũ lực lật đổ thực dân Pháp. Đảng này mang tên Việt Nam Quốc Dân Đảng, và chi bộ đảng đầu tiên mang tên là "Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã", do ông làm chi bộ trưởng, gồm các ủy viên: Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Lê Văn Phúc, Hoàng Văn Tùng, Hoàng Phạm Trân, và một số đồng chí khác.

    Tháng 12 năm 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức đại hội đảng lần thứ nhất và bầu ông làm Chủ tịch Tổng bộ đảng, kiêm Chủ tịch đảng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam Quốc Dân Đảng bắt đầu phát triển rất nhanh chóng để kết nạp tầng lớp trí thức, giáo viên, nông dân, công chức, binh sĩ trong guồng máy cai trị với mục đích dùng bạo động lật đổ chính quyền thực dân Pháp, thành lập một chế độ cộng hòa dân chủ độc lập trên toàn cõi Việt Nam. Đến đầu năm 1929, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã thành lập được 120 chi bộ tại Bắc kỳ với 1500 đảng viên..


    Pháp khởi sự tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng

      Năm 1929, tại Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ có cao trào mộ phu, đưa dân đi làm phu cho các đồn điền cao su tại các nơi như miền Nam, Miên, Lào, Nouvelle-Calédonie và Nouvelles-Hébrides, nơi những người phu này trở thành nô lệ cho các chủ đồn điền.
    Một trong những người mua nô lệ nổi tiếng là Bazin tại Hà Nội.
    Ông này chuyên dụ dỗ hay bắt cóc dân đem làm phu lấy lợi.
    Mặc dù không được sự chấp thuận của Tổng Bộ và Nguyễn Thái Học, ba đảng viên thuộc một Thành bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng gồm Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lân, và Nguyễn Đức Lung đã tự ý ám sát ông Bazin vào ngày 9 tháng 2 năm 1929 tại Chợ Hôm, Hà Nội.

    Nhân vụ ám sát, Pháp khởi sự đàn áp nhằm tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng trong khi cơ sở của họ chưa kịp chuẩn bị ứng phó trước kế hoạch khủng bố trắng của chính quyền thuộc địa.
    Sở mật thám Bắc Việt được một nội ứng phản đảng tên Bùi Tiên Mai chỉ điểm, và bắt giam 227 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhưng không bắt được hai lãnh tụ đảng lúc đó là Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu, chủ tịch Ban Hành pháp Việt Nam Quốc Dân Đảng nhiệm kỳ 3..


    Sau khi Bùi Tiên Mai nhận diện và đối chứng với những đồng chí tại các phiên tòa Hội đồng Đề hình, ban ám sát Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức giết người này vì tội phản đảng và quên lời thề trước bàn thờ tổ quốc.
    Trên đường hành thích, sự việc bị đổ bể và một đảng viên bị chết, một bị tù cấm cố 10 năm.
    Hai đảng viên khác, Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Ngọc, khi bị bắt do mật thám tra tấn dã man đã khai báo và chỉ điểm cho Pháp mọi đường đi nước bước của các yếu nhân lãnh đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
    Ban ám sát Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng tổ chức giết hai người này, tuy thành công nhưng thêm một số đảng viên bị bắt và hành hình qua các vụ ám sát này.

    Để xử các tù nhân chính trị này, Toàn quyền Pháp Pasquier quyết định không giao cho Biện lý cuộc, nhưng ký nghị định thành lập một Hội đồng Đề hình (Commission criminelle) để tuyên án và xử tội.
    Hội đồng này trả tự do cho 149 người và kết án 78 người từ 2 đến 15 năm tù tại các tỉnh thượng du Bắc Việt hoặc lưu đày ra Côn Đảo, và mỗi người bị cộng thêm một án 5 năm biệt xứ (interdiction de séjour).

    Lực lượng của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị suy yếu, tổn thất nặng nề, và hoàn toàn rơi vào thế bị động sau việc ám sát ông Bazin.
    Các lãnh tụ buộc phải tiến hành cuộc khởi nghĩa 8 tháng sau đó để tránh cho các cơ sở đang gặp nguy cơ bị tiêu diệt hoặc tan rã.


    Khởi nghĩa Yên Bái

    Trước tình thế hàng ngũ đảng có nhiều phản bội, thực dân áp bức gay gắt có chiều hướng đưa đến tan rã, trung tuần tháng 5 năm 1929, Nguyễn Thái Học triệu tập đại hội đảng toàn quốc tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, quyết định chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
    Công việc chuẩn bị chưa hoàn tất, cuối năm 1929 tại Bắc Giang một cơ sở chế bom bị tai nạn phát nổ, và đầu năm 1930 người Pháp bắt giữ và khám phá được thêm rất nhiều cơ sở chế tạo bom, đao, kiếm và nhiều đảng viên bị bắt.
    Trước tình hình nguy cấp, Nguyễn Thái Học triệu tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các địa điểm Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại và Hà Nội vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930.

    Theo kế hoạch ban đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang sẽ nổ ra trên hai địa bàn chính ở Bắc Kỳ vào đêm ngày 9  tháng 2 năm 1930.
    Nguyễn Thái Học sẽ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở miền xuôi, trong khi Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính được phân công chỉ huy cuộc nổi dậy ở miền núi. Gần tới ngày nổi dậy, do cơ sở ở miền xuôi tương đối yếu lại bị đánh phá nặng nề nên không chuẩn bị kịp, Nguyễn Thái Học cử người báo cho Nguyễn Khắc Nhu hoãn cuộc nổi dậy tới ngày 15 tháng 2.
    Tuy nhiên, liên lạc viên lại bị địch bắt giữa đường. Vì vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra ở một loạt các địa điểm từ Sơn Tây, Phú Thọ cho tới Yên Bái vào đêm ngày 9, rạng sáng ngày 10 tháng 2.
    Tuy cuộc tổng nổi dậy xảy ra nhiều nơi khác nhau, nhưng lịch sử mệnh danh nó là cuộc Khởi nghĩa Yên Bái hay Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái, cốt để vinh danh những cái chết hào hùng của các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, và 11 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng  ở pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930.
    Quân nổi dậy đã chiếm được một phần đồn binh Pháp và làm chủ tỉnh lỵ Yên Bái trong gần hai ngày.
    Ngày 15  tháng 2 năm 1930, mặc dù cuộc khởi nghĩa ở miền núi đã thất bại, Nguyễn Thái Học và cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng vẫn quyết định khởi nghĩa ở miền xuôi như kế hoạch cũ. Cuộc vùng lên quyết liệt nhất là ở Phụ Dực (Thái Bình) và Vĩnh Bảo (lúc đó thuộc Hải Dương).

    Sự việc không thành, ngày 20  tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương).

    Ngày 17  tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử chém tại Yên Bái.
    Ngày 18  tháng 6 năm 1930, vợ ông là Nguyễn Thị Giang đã dùng súng tự sát ở gốc cây đề làng Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Yên nay là tỉnh Vĩnh Phúc.

    Sau khi hành quyết một số lãnh tụ và nghĩa quân của  Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Yên Bái, Pháp cho chôn chung một mộ tại thị xã Yên Bái, cách ga xe lửa độ một cây số, và cho lính canh giữ đến cuối năm 1930.
    Năm 1945, quân đội  Việt Nam Quốc Dân Đảng chiếm đóng Yên Bái, cho trùng tu mộ phần của 17 vị anh hùng và lập đền thờ kỷ niệm. Khu mộ này sau được nhà nước Việt Nam trùng tu và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
    Tên ông cùng nhiều lãnh tụ  Việt Nam Quốc Dân Đảng vẫn được dùng đặt tên đường và trường học tại Việt Nam cho đến ngày nay.

    Trong cuộc hội thảo ngày 24 tháng 12 năm 2003 tổ chức tại quê hương ông các nhà khoa học đã tôn vinh Nguyễn Thái Học là Anh hùng Dân tộc.


    Câu nói nổi tiếng:

    Khi thụ án, ông có đọc trích đoạn một bài thơ:

    "Mourir pour sa patrie,
    "C'est le sort le plus beau
    "Le plus digne... d'envie...


    Dịch thơ:

    “ Chết vì tổ quốc,
    Cái chết vinh quang,
    Lòng ta sung sướng
    Trí ta nhẹ nhàng


    Khi bị xử tử, ông cùng 12 đồng chí đã hô vang: (" Việt Nam muôn năm ")

    “ Việt Nam vạn tuế!”
    - Nguyễn Thái Học


     Các tác phẩm:

    - Đảng cương Việt Nam Quốc dân đảng
    - Thử gửi Toàn quyền Đông Dương
    - Thư gửi Hạ nghị viện Pháp


    Văn tế Nguyễn Thái Học

    Sau khi ông mất, sinh viên học sinh Huế tổ chức lễ truy điệu và đọc bài Văn tế các Tiên-liệt Việt Nam Quốc Dân Đảng sau đây do cụ Phan Bội Châu trước tác.


    Gươm ba thước chọc trời kinh, chớp cháy, này Lâm Thao, này Yên Bái, này Vĩnh Bảo, khí phục thù hơi thở một tầng mây!
    Súng liên thanh vang đất thụt, non reo, nào chủ đồn, nào xếp cẩm, nào quan binh, ma hút máu người bay theo ngọn gió.
    Trách nông nỗi trời còn xoay tít, trước cờ binh sao quay gió cản ngăn;
    Tiếc sự cơ ai quá lờ mờ, dưới trướng giặc bấy nhiêu tay len lỏi.
    Ma cường quyền đắc thế sinh hùng uy,
    Thần công lý bó tay nghe tử tội.
    Ôi thôi, mù thảm mây sầu,
    Gió cuồng mưa vội;
    Cửa quỷ thênh thang!
    Đường trời vòi vọi!
    Nhân dân chí sĩ, sát thân vào luật dã man;
    Nữ kiệt anh hùng, thất thế đang hồi đen rủi.
    Trường tuyên án chị chị anh anh cười tủm tỉm, tức nỗi xuất sư vị tiệp,
    vai bể non gánh nặng hãy trìu trìu,
    Đoạn đầu đài sau sau trước bước ung dung, gớm gan thị tử như quy,
    mặc cây cỏ máu tươi thêm chói chói.
    Tuy kim cổ hữu hình thì hữu hoại, sóng Bạch Đằng, mây Tam Đảo, hơi sầu cuộn cuộn bóng rồng thiêng đành ông HỌC xa xuôi,
    Nhưng sơn hà còn phách ắt còn linh, voi nàng Triệu, ngựa nàng Trưng, hình hạc gió, hãy cô GIANG theo đuổi.
    Đoàn trẻ chúng tôi nay:
    Tiếc nước còn đau,
    Nghĩ mình càng tủi!
    Nghĩa lớn khôn quên,
    Đường xa dặm mỏi!
    Giây nô lệ quyết rày mai cắt đứt, anh linh thời ủng hộ, mở rộng đường công nhẩy, bằng bay;
    Bể lao lung đua thế giới vẫy vùng, nhân đạo muốn hoàn toàn, phải gắng sức rồng dành, cọp chọi,
    Đông đủ người năm bộ lớn, đốt hương nồng, pha máu nóng, hồn thiên thu như sống như còn,
    Ước ao trong bấy nhiêu niên, rung chông bạc, múa cờ vàng, tiếng vạn tuế càng hô càng trỗi.
    Tình khôn xiết nói,
    Hồn xin chứng cho,
    Thượng hưởng!  


    hoalucbinh
    hoalucbinh


    Tổng số bài gửi : 2852
    Join date : 15/06/2012

    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  Empty Re: Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam

    Bài gửi by hoalucbinh Wed Jul 06, 2016 3:32 am

     Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  858223 Những Nhân Vật Văn Hóa Lịch Sử Việt Nam... Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  474854



    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370 Thân mời tất cả Huynh Đệ Tỷ Muội, cùng đọc tiểu
    sử của các Nhân Vật văn hóa trong Lịch Sử Việt Nam ...Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  242911370


    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  1z3nl15

    Huỳnh Thúc Kháng..

    Huỳnh Thúc Kháng là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng của Quảng Nam, đã cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân.. 

    - Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876 tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
    - Ông đi học lúc 8 tuổi, đến năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt.
    - Năm 1900, ông dự thi Hương và đậu Giải nguyên.
    Ông nổi tiếng ở kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu. Năm 1904, ông đỗ Tiến sĩ nhưng không ra làm quan.
    - Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm 1908, rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do.
    - Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp Jabouille, ông từ chức.
    - Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này tại Huế cho đến khi tờ báo bị đình bản (1943).
    - Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
    - Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước.
    Thời gian này ông còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
    - Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
    Đây là giai đoạn chiến tranh Việt Pháp bùng nổ ác liệt sau ngày 14 tháng 9 năm 1946 Toàn quốc kháng chiến
    - Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất.
    Theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ấn.
    Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi – "Thiên Ấn niên hà" (Ấn trời đóng xuống sông).


    Tư tưởng - Lời ông nói..

    - Đổi mới tư duy cứu nước đối với Huỳnh Thúc Kháng là:
    * Công khai phê phán bọn phong kiến cổ hủ lạc hậu và bọn thực dân bóc lột hà khắc bao che cho bọn phong kiến tay sai
    * Cổ động cho phong trào tân học
    * Đả phá lệ khoa cử lỗi thời
    * Cổ vũ con đường thực nghiệp, hô hào các thương gia, thân hào thân sĩ lập các hội nông, công thương
    * Hướng mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đi tới một xã hội dân chủ tư sản

    - “Nói về sự học thì bác nọ kỹ sư, ông kia bác sĩ, người này thì thương mãi tốt nghiệp, người nọ có Luật học văn bằng... công phu không phải là không có chỗ sở đắc mà chỉ vì cái cớ "không có quê hương" đó mà đành phải vàolàm công cho người Tây người Tàu. Còn một hạng mà người mình cho là sang nhứt, đã có thân thế lại có nhiều tiền, nhiều bổng đủ khoe khoang cái sự học với bà con, thì hạng viết thuê chép mướn ở các sở công đã là tột bậc”.


    Nói về ông...

    - Tuyên ngôn báo Tiếng Dân: “Nếu không có quyền nói thì ít ra cũng giữ được cái quyền không nói những điều người ta buộc nói”.

    Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao.
    Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo.
    Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết.

    Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan.

    Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do.
    Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái tham gia  phụng sự cho tổ quốc, Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ quốc".....




    Sponsored content


    Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam  Empty Re: Những Nhân Vật Văn Hóa & Hoạt động Xã Hội Trong Lịch Sử Việt Nam

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Thu Nov 14, 2024 11:22 pm