VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Biểu tượng Song hỷ và ý nghĩa thiệp mời trong hôn lễ

    duyen
    duyen
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 22245
    Join date : 09/06/2012

    Biểu tượng Song hỷ và ý nghĩa thiệp mời trong hôn lễ Empty Biểu tượng Song hỷ và ý nghĩa thiệp mời trong hôn lễ

    Bài gửi by duyen Thu Jul 10, 2014 2:21 pm

    Biểu tượng Song hỷ và ý nghĩa thiệp mời trong hôn lễ

    Lễ cưới hay đám cưới là một phong tục tập quán văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Với ý nghĩa này, lễ này còn gọi là lễ thành hôn.


    Cũng đã có những nỗ lực nhằm sáng tạo một biểu trưng cưới hỏi ở Việt Nam như đôi chim bồ câu, quả cau lá trầu, song biểu trưng thường gặp, cô đúc nhất về ngữ nghĩa trong lễ cưới ở Việt Nam xưa nay vẫn là chữ song hỷ. Đây là biểu trưng xuất xứ từ phong tục cưới hỏi Trung Hoa, với ý nghĩa trước kia thể hiện hai niềm vui lớn: đại đăng khoa (thi đỗ làm quan) và tiểu đăng khoa (cưới vợ), nay song hỷ biểu thị niềm vui chung của hai họ. Nhiều người Việt không hiểu chữ Hán nhưng khi nhìn vào chữ này cũng biết những nơi dán biểu trưng này đang có đám cưới. Cũng có 1 thể dùng chữ Tân hôn (cho nhà trai) hay Vu quy (cho nhà gái).

    Biểu tượng Song hỷ và ý nghĩa thiệp mời trong hôn lễ Xem-boi

    Vậy chữ "Song Hỷ" được dùng trong đám cưới từ khi nào ?

    Chữ “Hỷ” được sử dụng vô cùng rộng rãi trong hôn lễ của người Việt Nam cũng như người Trung Hoa. Từ ngàn năm trước, việc dán chữ “Hỷ” trong đám cưới đã trở thành phong tục không thể thiếu để thể hiện niềm vui, sự chúc phúc với đôi vợ chồng son. Chữ “Hỷ” (囍) được dùng trong hôn lễ thực chất được ghép lại bởi 2 chữ “Hỷ” (喜) , còn gọi là Song Hỷ. Tại sao lại vậy?

    Song: có nghĩa là hai; Hỷ: có nghĩa là mừng vui; vậy Song Hỷ có nghĩa là hai niềm vui, niềm vui nhân đôi; Song Hỷ lâm môn có nghĩa là hai niềm vui cùng tới cửa một lúc.

    Sự tích của chữ Song Hỷ được kể lại bằng câu chuyện của một trạng nguyên tên là Vương An Thạch – đời nhà Tống.

    Tương truyền xưa có một người tên Vương An Thạch, khổ luyện kinh thư, thi cử đã hai năm mà vẫn chưa đỗ bảng vàng. Năm thứ ba, Vương An Thạch vẫn quyết lên kinh dự thi lần nữa.

    Trên đường đi, ông đi qua một vùng trù phú nọ, thấy trên cổng nhà phú ông có treo đôi câu đối lạ. Câu đối trên có viết “Mã Tẩu đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ”. Nghĩa là: Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân. Nhưng câu đối dưới vẫn để trống. Đọc xong, Vương An Thạch lại tiếp tục lên đường.

    Sự tình thật trùng hợp. Ngày hôm ấy sau khi kì thi kết thúc, chủ khảo muốn thử tài Vương An Thạch, bèn lấy chiếc đèn kéo quân ngoài sân lớn làm đề tài để ra vế đối: “Hổ phi kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển, hổ tàng hình”. Nghĩa là: Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình.Chủ khảo vừa đọc câu đối, Vương An Thạch nghĩ ngay đến câu đối sáng nay treo trên cồng nhà phú ông, hai câu sẽ trở thành một đôi rất hoàn chỉnh, bèn viết lên dâng chủ khảo.

    Trên đường về, Vương An Thạch lại qua nhà phú ông, viết câu đối của chủ khảo lên cổng. Đúng lúc ấy, phú ông đi ra, vui mừng khôn xiết vì đã tìm được người tài giải câu đối của mình, bèn đem con gái yêu gả cho Vương An Thạch!

    Ngày thành hôn, lại vừa đúng có tin Vương An Thạch đã đỗ bàng vàng. Quả thực là “Song hỷ lâm môn” (Hai chuyện vui đến cùng lúc). Vương An Thạch vui mừng khôn xiết, bèn viết hai chữ “Hỷ” (囍) dán lên cổng và đọc to câu thơ:

    "Vận may đối đáp thành song hỷ

    Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng"

    Vì chữ "Hỷ" này biểu hiện đầy đủ nhất không khí vui mừng trong đám cưới.

    Kể từ đó trở đi, chữ “Hỷ” được sử dụng rộng rãi và đã trở thành một phần không thể thiếu trong hôn lễ để thể hiện niềm vui và sự chúc phúc! Ngày nay, trong các lễ cưới người ta đều dán chữ "Hỷ" đỏ thắm để trang trí trên phông cưới, thiệp cưới, thiệp báo hỷ và dán khắp ngõ ngách quanh nhà để thông báo nhà có đám cưới.

    Ý nghĩa của tình yêu được đánh dấu một mốc quan trọng đó là đám cưới. Chính vì vậy mà thiệp cưới cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó chuyển tải tới tay người nhận một thông điệp lớn và thông báo cho người nhận thiệp biết rằng: đám cưới đó là của ai? Họ có quan hệ với mình như thế nào? Để từ đó có những lời chúc phúc đối với cô dâu và chú rể. Thiệp cưới không chỉ thông báo cho mọi người biết chủ nhân của tấm thiệp đó là ai mà còn thông báo cả không gian và thời gian diễn ra đám cưới, giúp người nhận có một cái nhìn toàn diện nhất về đám cưới. Và một trong những ý nghĩa quan trọng không thể thiếu, đó là chiếc thiệp cưới còn thể hiện thái độ của cô dâu, chú rể đối với quan khách hai họ, bạn bè và những người thân. Nó chính là bộ mặt đại diện cho cô dâu, chú rể nói lên thái độ tôn trọng của mình đối với mọi người. Đồng thời, cũng là những lời cảm ơn của cô dâu và chú rể đối người được nhận.

    Ý nghĩa của thiệp báo hỷ

    Thiệp báo hỷ hay còn gọi là “thiệp báo lễ vu quy” giúp các cặp đôi gửi lời báo đám cưới tới những vị khách ở xa không thể tới dự đám cưới.

    Loại thiệp này giống như lời báo tin vui một cách lịch sự, tế nhị ngày cưới của bạn cho mọi người biết. Thiệp báo hỷ vô cùng hữu dụng trong trường hợp hai gia đình có nhiều người quen biết mà không có điều kiện tổ chức, mời đầy đủ mọi người.

    Ví dụ như cô dâu chú rể là người Bắc vào miền Nam lập nghiệp và tổ chức hôn lễ tại TP HCM, thì việc gửi thiệp báo lễ thành hôn tới những người quen biết đang sinh sống tại miền Bắc, không thể tới dự đám cưới ở miền Nam là điều nên làm. Những người khách nhận được thiệp báo tin sẽ không phải cân nhắc đến việc có nên đi đám cưới hay không mà vẫn cảm thấy được tôn trọng.

    Lưu ý khi gửi thiệp báo hỷ

    - Khi đặt in thiệp cưới, bạn chọn luôn mẫu thiệp báo hỷ và đặt in theo số lượng cần thiết. Khác với thiệp mời đám cưới, trên thiệp báo tin sẽ ghi rõ dòng chữ "Thiệp báo hỷ" hoặc "thiệp báo lễ vu quy" hoặc "thiệp báo lễ thành hôn", mặt trong thiệp không phải là lời mời tới dự tiệc mà là dòng chữ "Trân trọng thông báo tin vui" và in rõ tên cô dâu chú rể cùng ngày giờ, địa điểm hai bạn tổ chức lễ thành hôn.

    - Hiện nay, nhiều đôi uyên ương trẻ tuổi còn chọn cách gửi thiệp báo hỷ qua email để báo tin vui cho những người bạn ở xa. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng được với các vị khách trẻ tuổi, quan tâm tới cách tổ chức đám cưới theo kiểu hiện đại. Bạn không nên báo hỷ bằng email đối với những vị khách lớn tuổi có phong cách, lối sống truyền thống vì sẽ bị coi là thiếu tôn trọng.

    - Nếu gia đình bạn là nhà gái, khi gửi thiệp báo hỷ tới các vị khách, bạn nên gửi kèm một phần lễ vật ăn hỏi như bánh cốm, chè, mứt sen, trầu cau... Nhiều gia đình ăn hỏi trước ngày cưới khá xa, đồ lễ ăn hỏi không giữ được lâu đến lúc gửi thiệp, nên họ chọn cách mua thêm một số đồ lễ tượng trưng, gửi kèm thiếp báo hỷ. Nếu là gia đình nhà trai, bạn không cần chuẩn bị lễ vật đính kèm.


    Theo Sưu tầm .

      Hôm nay: Fri Nov 15, 2024 12:53 pm