Bất chấp những lời quảng cáo rầm rộ với đủ mọi từ ngữ bay bổng nhất từ nhà sản xuất, những sản phẩm và giải pháp này vẫn gây thất vọng lớn cho giới công nghệ cũng như người dùng phổ thông, kể cả khi đó là những thương hiệu đại gia, nổi đình nổi đám trên thị trường.
Rõ ràng, không một ai là "miễn nhiễm" trước sai lầm. Ngay cả những ông lớn như Samsung cũng phải ngậm ngùi xuất hiện trong danh sách này không phải một mà tới hai lần, căn nguyên là do hai tính năng được hãng này trang bị cho siêu phẩm đầu bảng Galaxy S5. Một thương hiệu Android lớn khác là HTC cũng bị nêu tên với quyết định trung thành tới phút chót với công nghệ máy ảnh UltraPixel, khiến cho HTC One M8 hoàn toàn chìm nghỉm trước các đối thủ đồng hạng về khả năng chụp ảnh. Và cũng đừng quên Nokia cùng lần chạm ngõ lãnh địa Android của hãng này.
Hãy cùng điểm lại những nỗi thất vọng lớn nhất của làng công nghệ trong nửa đầu năm 2014.
1. Camera UltraPixel của HTC One M8
Xét một cách tổng thể, HTC One M8 là một chiếc điện thoại tuyệt vời, từ thiết kế cho đến cấu hình. Duy có một điểm khó có thể dùng từ "tuyệt vời" để nhận xét, đấy chính là camera UltraPixel của con dế này. Hẳn rồi, tốc độ chụp nhanh và kết cấu camera kép có thể tạo ra một số hiệu ứng thú vị, nhưng độ phân giải thấp của sensor cùng với sự khiếm khuyết về phần mềm chỉnh sửa khiến cho các bức ảnh tạo ra xấu nhiều hơn đẹp. Bạn cần bằng chứng ư? Chỉ cần so sánh các bức ảnh chụp bằng One M8 với Galaxy S5, iPhone 5S và Sony Xperia Z2 là bạn sẽ có ngay câu trả lời cho mình.
2. Máy quét vân tay tích hợp ở Samsung Galaxy S5
Khi Galaxy S5 lần đầu được công bố, giới công nghệ rất háo hức khi biết con dế này được tích hợp máy quét vân tay. Nhưng sau một thời gian sử dụng, họ phát hiện ra rẳng cơ chế quét của S5 không thực sự đáng tin cậy như kỳ vọng. Khác với Apple ID, S5 đòi hỏi người dùng phải quệt ngón tay qua nút Home để quét vân tay. Thao tác này khiến người dùng cảm thấy không thật thoải mái, nhất là khi họ đang cầm máy bằng một tay. Hơn nữa, độ chính xác của cảm biến vân tay ở S5 cũng cần phải được cải tiến hơn nữa.
3. Máy đo nhịp tim của Galaxy S5
Nói đến Galaxy S5, một tính năng mới nữa mà ban đầu người dùng cũng hết sức phấn khích chính là máy theo dõi nhịp tim, tuy nhiên giờ đây, họ nhận ra rằng mục đích thực tế của tính năng này khá mơ hồ. Nếu người dùng thực sự cần dữ liệu tim đáng tin cậy để tập luyện hay điều trị, họ sẽ cần một thiết bị đo và cung cấp dữ liệu theo thời gian thực mà cần phải ngừng tập rồi ấn ngón tay vào mặt sau điện thoại. Hơn nữa, màn hình của S5 cũng có thể đảm đương công năng y hệt miễn là bạn cài các ứng dụng đo nhịp tim dành cho Android.
4. OnePlus One
Thương hiệu tân binh OnePlus đã gây ấn tượng rất mạnh cho giới công nghệ khi trình làng OnePlus One, mẫu smartphone đầu bảng của hãng này với cấu hình không hề thua kém so với các smartphone bom tấn như Galaxy S5, iPhone 5S hay HTC One M8, trong khi giá bán lại chỉ có 299 USD cho bản không khóa. Một mức giá có thể khiến nhiều người phải sửng sốt. Tuy nhiên, con dế này lại gây thất vọng khi quá thách đố người dùng ở khâu phân phối. Muốn mua được một chiếc OnePlus One, bạn cần phải có thư mời, vốn được gửi đi một cách cực kỳ hạn chế. Một chiếc điện thoại tuyệt vời còn có ý nghĩa gì nữa khi người ta không thể dễ dàng mua được nó cơ chứ?
5. Smartphone Android của Nokia
Nokia đã gây bất ngờ cho giới công nghệ khi thông báo sẽ ra mắt một mẫu smartphone dùng hệ điều hành Android. Nhưng trên thực tế, tính đến nay, hãng này đã liên tiếp ra mắt 3 smartphone như vậy là Nokia X, Nokia X+ và Nokia XL, còn Nokia X2 cũng chuẩn bị lên kệ tại nhiều thị trường. Người ta hy vọng rằng những con dế này sẽ ít nhiều tạo được sức hút ở phân khúc giá rẻ, vốn là một thế mạnh của Nokia, nhưng gã điện thoại Phần Lan lại chẳng gây được chút ấn tượng nào ngoài ... giá bán cả. Họ máy X này chạy chậm chạp, cấu hình phần cứng yếu và số lượng ứng dụng cài được quá hạn chế, kể cả khi hệ điều hành cài đặt cho chúng là Android.
6. Màn hình QHD
Màn hình QHD ở LG G3
Đây có thể là một nhận định gây nhiều tranh cãi của trang PhoneArena, bởi trong khi rất nhiều chuyên gia bị thuyết phục bởi độ sắc nét, khả năng tái hiện màu sắc của màn hình QHD thì cũng có không ít người nêu ý kiến ngược lại. Theo họ, sự khác biệt giữa màn hình QHD với màn hình Full HD 1080p không thể nhận thấy bằng mắt thường trên điện thoại di động, trong khi ảnh hưởng của QHD lên thời lượng pin và tốc độ chạy của máy là khá rõ rệt. "Một sự trả giá không xứng đáng", PhoneArena kết luận.
Trọng Cầm
Rõ ràng, không một ai là "miễn nhiễm" trước sai lầm. Ngay cả những ông lớn như Samsung cũng phải ngậm ngùi xuất hiện trong danh sách này không phải một mà tới hai lần, căn nguyên là do hai tính năng được hãng này trang bị cho siêu phẩm đầu bảng Galaxy S5. Một thương hiệu Android lớn khác là HTC cũng bị nêu tên với quyết định trung thành tới phút chót với công nghệ máy ảnh UltraPixel, khiến cho HTC One M8 hoàn toàn chìm nghỉm trước các đối thủ đồng hạng về khả năng chụp ảnh. Và cũng đừng quên Nokia cùng lần chạm ngõ lãnh địa Android của hãng này.
Hãy cùng điểm lại những nỗi thất vọng lớn nhất của làng công nghệ trong nửa đầu năm 2014.
1. Camera UltraPixel của HTC One M8
2. Máy quét vân tay tích hợp ở Samsung Galaxy S5
3. Máy đo nhịp tim của Galaxy S5
4. OnePlus One
5. Smartphone Android của Nokia
6. Màn hình QHD
Màn hình QHD ở LG G3
Trọng Cầm