Làng Yên Trường (Chương Mỹ, Hà Nội) mang nhiều nét kiến trúc truyền thống miền quê Bắc Bộ với các ngôi nhà cổ, đặc biệt là những giếng nước hình bàn chân.
Làng Yên Trường mang đậm nét kiến trúc của làng quê Bắc Bộ với cây đa, bến nước, sân đình. Làng còn giữ được nhiều giếng cổ bằng đá ong có hình thù kỳ dị như bàn chân.
Các bậc cao niên cũng không biết giếng có từ bao giờ. Trước đây, ngôi làng có hơn 20 giếng nước như thế này. Qua thời gian, nhiều giếng bị vùi lấp, giờ còn 7 chiếc, nằm rải rác ở các xóm An Ninh, Trung Tiến, Nhật Tiến, Quyết Tiến, Trung Tâm.
Bên mỗi giếng nước đều có cây cổ thụ và am nhỏ để thờ. Cạnh giếng xóm An Ninh có cây si già gần trăm tuổi soi bóng mát. Để tránh lá cây rụng xuống làm ô nhiễm nguồn nước, người dân xây tường bao quanh miệng giếng và căng bạt để làm mái che. Nước giếng được lọc qua đá ong trong vắt, không bao giờ cạn nước, nhiều gia đình dẫn nước từ đây về nhà dùng.
Chuyện xóm làng, nhà cửa, chuyện riêng tư được người dân tâm sự bên giếng làng.
Một giếng nước ở xóm Trung Tiến. Nhiều người lý giải, giếng có hình lạ như vậy vì được hình thành trên lớp đất đá ong. Người xưa không thể đào giếng hình tròn như ở nơi khác mà chỉ đào quanh lớp đất mềm, đá cứng để lại tạo nên những giếng nước có hình bàn chân.
Ngoài giếng nước kỳ lạ, Trường Yên còn trên 30 ngôi nhà cổ, nhiều nhất là của dòng họ Trịnh và Bùi. Ngôi nhà cổ trên trăm tuổi của gia đình ông Trịnh Văn Hồng có mái uốn cong rất đẹp mắt.
Nhiều ngôi nhà có tường bao quanh bằng đá ong cổ kính.
Cổng nhà này xây dựng từ năm 1925. Chủ nhà chỉ thay cửa tre bằng cửa sắt, còn lại các cột cổng thì giữ nguyên. Hầu hết ngôi nhà ở đây đều có bậc cổng lát đá xanh.
Hàng rào 22 năm tuổi được tỉa tót khéo léo của cụ ông Trịnh Nhân Kỳ. Ông học tập kiến trúc đình chùa, dựng khung thép, trồng cây ô-rô từ năm 1992 với mong muốn tạo nên một hàng rào khác lạ.
Trên cổng có đề dòng chữ 'Ngũ phúc lâm môn' với ý nguyện cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình.
Làng Yên Trường mang đậm nét kiến trúc của làng quê Bắc Bộ với cây đa, bến nước, sân đình. Làng còn giữ được nhiều giếng cổ bằng đá ong có hình thù kỳ dị như bàn chân.
Các bậc cao niên cũng không biết giếng có từ bao giờ. Trước đây, ngôi làng có hơn 20 giếng nước như thế này. Qua thời gian, nhiều giếng bị vùi lấp, giờ còn 7 chiếc, nằm rải rác ở các xóm An Ninh, Trung Tiến, Nhật Tiến, Quyết Tiến, Trung Tâm.
Bên mỗi giếng nước đều có cây cổ thụ và am nhỏ để thờ. Cạnh giếng xóm An Ninh có cây si già gần trăm tuổi soi bóng mát. Để tránh lá cây rụng xuống làm ô nhiễm nguồn nước, người dân xây tường bao quanh miệng giếng và căng bạt để làm mái che. Nước giếng được lọc qua đá ong trong vắt, không bao giờ cạn nước, nhiều gia đình dẫn nước từ đây về nhà dùng.
Chuyện xóm làng, nhà cửa, chuyện riêng tư được người dân tâm sự bên giếng làng.
Một giếng nước ở xóm Trung Tiến. Nhiều người lý giải, giếng có hình lạ như vậy vì được hình thành trên lớp đất đá ong. Người xưa không thể đào giếng hình tròn như ở nơi khác mà chỉ đào quanh lớp đất mềm, đá cứng để lại tạo nên những giếng nước có hình bàn chân.
Ngoài giếng nước kỳ lạ, Trường Yên còn trên 30 ngôi nhà cổ, nhiều nhất là của dòng họ Trịnh và Bùi. Ngôi nhà cổ trên trăm tuổi của gia đình ông Trịnh Văn Hồng có mái uốn cong rất đẹp mắt.
Nhiều ngôi nhà có tường bao quanh bằng đá ong cổ kính.
Cổng nhà này xây dựng từ năm 1925. Chủ nhà chỉ thay cửa tre bằng cửa sắt, còn lại các cột cổng thì giữ nguyên. Hầu hết ngôi nhà ở đây đều có bậc cổng lát đá xanh.
Hàng rào 22 năm tuổi được tỉa tót khéo léo của cụ ông Trịnh Nhân Kỳ. Ông học tập kiến trúc đình chùa, dựng khung thép, trồng cây ô-rô từ năm 1992 với mong muốn tạo nên một hàng rào khác lạ.
Trên cổng có đề dòng chữ 'Ngũ phúc lâm môn' với ý nguyện cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình.
Phương Hòa