VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Các kiểu đón Tết âm lịch khác nhau trên thế giới

    duyen
    duyen
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 22245
    Join date : 09/06/2012

    Các kiểu đón Tết âm lịch khác nhau trên thế giới Empty Các kiểu đón Tết âm lịch khác nhau trên thế giới

    Bài gửi by duyen Fri Jan 31, 2014 12:52 am

    Các kiểu đón Tết âm lịch khác nhau trên thế giới
    Việt Nam chỉ là một trong số những nơi ở châu Á ăn Tết âm lịch. Hãy xem các nơi khác như Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia đón Tết có điểm gì khác biệt, đặc sắc


    Các kiểu đón Tết âm lịch khác nhau trên thế giới 20140124154558-24tet1


    Tết cổ truyền ở Indonesia

    Dù Tết không phải là một lễ hội tôn giáo song người Indonesia gốc Trung Quốc vẫn đón mừng Tết đến tại chùa, nhà thờ và đền, dựa vào tín ngưỡng.

    Đừng ngạc nhiên nếu ai chào mừng bạn bằng câu "Selamat Hari Raya" vào dịp Tết âm lịch. Câu chúc mừng này có nghĩa là chúc một lễ hội vui vẻ và nó được dùng trong tất cả những dịp lễ hội lớn.

    Vào dịp Tết âm lịch, món Lontong Imlek rất phổ biến. Bánh lontong (bánh gạo) thường được ăn cùng với thịt gà nấu với nước dừa, rau nấu với nước dừa, trứng luộc...

    Tại hầu hết các thành phố lớn như Jakarta, Surabaya, Solo và Semarang đều có Chinatowns, nơi các hoạt động đón Tết diễn ra sống động nhất, nhiều hàng hóa được bán trên đường phố vào những ngày trước Tết và các màn múa rồng, múa sư tử thường diễn ra vào dịp lễ hội này.

    Năm nay là năm thứ 15, Tết âm lịch được công khai đón mừng sau thời gian Suharto nắm quyền (dưới thời nhà lãnh đạo này, việc đón Tết công khai bị cấm hơn ba thập niên.

    Tết âm lịch chỉ là lễ hội quốc gia một ngày ở Indonesia. Trên thực tế, Tết trở thành ngày lễ quốc gia vào năm 2000.


    Các kiểu đón Tết âm lịch khác nhau trên thế giới 20140124154558-24tet2


    Năm mới âm lịch ở Trung Quốc

    Việc trao phong bao lì xì màu đỏ rất phổ biến vào dịp Tết ở Trung Quốc. Hầu hết trẻ em đang đi học đều được nhận lì xì. Những ai đã đi làm thường không được nhận tiền mừng tuổi, ngay cả khi chưa kết hôn. Trên thực tế, những người độc thân đã đi làm đều trao bao lì xì màu đỏ cho những người bé hơn mình.

    Tết là lễ hội quốc gia ở Trung Quốc và nó kéo dài cả tuần. Hàng triệu người Trung Quốc chen chúc nhau trên tàu, máy bay, xe buýt để về nhà đón Tết với gia đình.

    Vào đêm Giao thừa, mọi người thường đốt pháo hoa. Việc đốt pháo hoa được cho là giúp đẩy lùi những linh hồn xấu xa và đem lại may mắn.

    Phong tục tặng nhau cam không được thực hiện ở vùng phía bắc Trung Quốc như Bắc Kinh. Thay vào đó, một túi quà như hoa quả hoặc bánh quy sẽ được mang đi khi thăm người lớn tuổi. Trong khi đó, ở các tỉnh miền nam như Quảng Đông thì việc tặng nhau cam vẫn diễn ra.

    Bánh hấp là một trong những món ăn lễ hội quan trọng nhất ở Trung Quốc và bánh bao thường được dùng vào ngày thứ 5 của năm mới, song việc này chỉ diễn ra ở các khu vực phía bắc Trung Quốc. Nhiều gia đình tụ họp để gói bánh hấp, vốn là biểu tượng của của cải do hình dáng của nó giống thỏi vàng.

    Cắt giấy cũng là một trong những việc làm được ưa chuộng trong năm mới. Mọi người thường cắt các chữ như giàu sang, thịnh vượng trên giấy đỏ. Người Trung Quốc tin rằng việc dán giấy cắt màu đỏ trên cửa sẽ đem lại may mắn và hạnh phúc cho cả gia đình.

    Gala của CCTV là một chương trình không thể không xem với nhiều người ở Trung Quốc lẫn nước ngoài. Hàng năm, chương trình này thu hút trung bình 400 triệu tới 750 triệu người xem. Gala CCTV được cho là một trong những chương trình giải trí có nhiều người xem nhất thế giới

    Đón Tết ở Đai Loan

    Người Đài Loan khá rộng rãi khi nói tới việc lì xì cho trẻ em. Số tiền lì xì trung bình vào khoảng 1.000 tới 2.000 đài tệ - một số tiền khá lớn.

    Thông thường người Đài Loan được nghỉ Tết từ 6 tới 9 ngày, kể từ Giao thừa. Tuy nhiên, do thời gian nghỉ tết kéo dài tới 9 ngày, nên người lao động phải đi làm bù vào thứ bảy tiếp theo.

    Tại khu vực này, thay vì lúi húi trong bếp nhiều giờ để nấu bữa tối đoàn tụ, nhiều gia đình đặt mua các món ăn từ một trong số 10.000 cửa hàng tiện lợi hiện diện khắp đảo. Có đủ loại món ăn, từ đông lạnh tới ăn liền, từ những món ăn đơn giản như bánh cà rốt tới các món đắt tiền như bụt nhảy qua tường.

    Vào dịp Tết, hàng nghìn người đổ xô tới quận Pinghsin để thả đèn trời vào ngày thứ 15 của năm mới để đánh dấu thời điểm kết thúc của lễ hội. Người thả sẽ viết tên, ước nguyện và thậm chí cả địa chỉ của mình lên đèn.

    Tết cũng là thời điểm hoa anh đào nở rộ tại đây nên nhiều người thường đi ngắm hoa.

    Vào dịp tết, nhiều cửa hàng vẫn mở cửa. Vào những ngày đầu năm mới, nhiều khách hàng xếp hàng bên ngoài các trung tâm mua sắm như Shinkong Mitsukoshi với hy vọng sẽ lấy được một trong những chiếc túi may mắn. Đó là những chiếc túi chứa đầy sản phẩm và phiếu mua hàng với giá trị lớn gấp vài lần giá trị thực của túi hàng

    Đón Tết ở Hong Kong

    Đua ngựa là một hoạt động không thể thiếu trong dịp năm mới ở Hong Kong. Các cuộc đua ngựa thường được tổ chức vào ngày thứ 3 của năm mới.

    Ngoài đua ngựa, người Hong Kong và du khách nước ngoài còn tới các cây nguyện ước, viết ước muốn của mình lên một mẩu giấy, gắn nó với một quả cam bằng nhựa rồi ném lên cái cây gần với 2 cây cổ thụ 700 tuổi được gọi là cây ước ở Lam Tsuen tại Tai Po. Nhiều người tin rằng mẩu giấy càng đậu ở cành cao thì ước nguyện của họ càng dễ thành thực.

    Vào ngày đầu tiên của năm mới, nhiều người tập trung ở khu cảng Tsim Sha Tsui để xem diễu hành đêm, vốn là sự kiện lớn nhất trong dịp Tết. Các vũ đoàn múa sư tử, các nhân vật Disney được ưa chuộng sẽ xuất hiện trong lễ hội ngoài trời rất lớn này.

    Vào ngày thứ hai, màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra ở cảng Victoria. Show diễn này thường kéo dài 20 phút, được cho là một trong những màn trình diễn pháo hoa đẹp nhất thế giới.

    Theo StraitsTimes /VNN.

      Hôm nay: Fri Nov 15, 2024 4:29 pm