Phong tục đón năm mới của người Hàn Quốc.
Phong tục người Hàn Quốc có 2 tết là tết dương lịch và tết âm lịch. Tuy nhiên, năm mới ở Hàn Quốc được cho là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm và là điểm khởi đầu cho năm mới.
1.Trang trí lại nhà cửa đón tết
Thời gian giáp Tết là lúc mọi người, mọi nhà gác lại công việc thường ngày để chuẩn bị đón Tết, mua sắm tích trữ thực phẩm và các đồ dùng mới trong nhà, bởi trong và sau Tết, các hoạt động mua bán sẽ ngừng lại để ăn Tết. Buổi tối trước giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì người Hàn Quốc cho rằng tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Trong đêm giao thừa, tất cả đều thức vì theo truyền thuyết của người Hàn Quốc, nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
2. Nghi lễ thờ cúng Charye
Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội và gửi lời chúc năm mới ấm nồng tình nghĩa xóm làng.. Cũng giống như Việt Nam và nhiều nước Đông Á khác, trong những ngày Tết cổ truyền đã là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ trong sự hoà thuận, yêu thương. Nhiều người Hàn mở đầu năm mới theo nghi thức nho giáo có tên gọi Charye. Cả đại gia đình tụ tập ở nhà người trưởng nam, đồng thời chuẩn bị sẵn một chiếc bàn thấp, trên đó đặt tờ sớ và nhiều món ăn theo nghi lễ. Theo truyền thống Hàn Quốc, mỗi gia đình sẽ cúng bốn đời ông bà tổ tiên.
Theo truyền thống Hàn Quốc, mỗi gia đình sẽ cúng bốn đời ông bà tổ tiên, nghi lễ này có tên là lễ Chesa.
3. Ẩm thực ngày tết Seol
Bàn về văn hoá Tết âm lịch không thể không nhắc đến văn hoá ẩm thực trong mối quan hệ chặt chẽ với các nghi thức thờ cúng của người Châu Á. Đồ ăn để cúng tổ tiên được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết. Trong dịp Tết này, các gia đình Hàn Quốc đều mặc trang phục Hanbok sặc sỡ cùng quây quần thưởng thức rượu gạo, trà omija đủ cả 5 vị đắng, cay mặn, ngọt, gakkimchi (kim chi lá cải xanh), bulgogi (món thịt bò nướng thái mỏng) bánh tráng kếp đậu xanh, sujonggwa (chè quê)... Cũng như Việt Nam, mâm lễ cúng của Hàn Quốc cũng khá cầu kì với nhiều món ăn, mâm cúng giao thừa có khi tới hơn 20 món đặc trưng. Nếu bánh Chưng, bánh Tét là món ăn không thể thiếu ở Việt Nam thì ở Hàn Quốc, nhất thiết phải có món chính là bánh Tteokguk (là một loại phở nước được chế từ bò hoặc gà).
Tteokguk là canh bánh gạo trong dịp Tết truyền thống của người Hàn Quốc được người Hàn tin rằng sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai.
4. Nghi lễ Sabae và đánh Yut- nori
Đầu năm mới, nếu ở Việt Nam có phong tục tặng bao lì xì cho trẻ nhỏ như một món quà may mắn đầu năm thì ở Hàn Quốc, cũng có lễ tục tương tự được gọi là Sabae, nghi lễ này diễn ra sau lễ Charye. Những thành viên nhỏ tuổi sẽ lạy những người lớn tuổi trong gia đình để bày tỏ lòng kính ơn. Những người lớn sẽ đáp lại bằng những lời răn dạy (deokdam) hoặc tiền mừng tuổi (sebaetdon). Ngày nay, nhiều gia đình Hàn Quốc tặng phiếu quà tặng thay cho các món tiền mừng tuổi. Ngày tết, trẻ em Hàn Quốc hồ hởi tham gia các trò chơi cổ truyền như kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori (đánh đáo), ném cung tên.
5. Cơ hội du xuân, đón tết Hàn Quốc trong tầm tay
Năm mới cũng là dịp để mọi nhà du xuân, hái lộc đầu năm, cũng như người dân Hàn Quốc, hầu hết người dân Việt Nam đều chọn 1 điểm đến xa hoặc gần để du xuân, những năm gần đây, xu hướng du xuân, ăn tết tại các nước có nền văn hóa tương đồng đang trở nên phổ biến. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều đơn vị du lịch Việt Nam nhanh chân thiết kế những chương trình tour vào dịp tết âm lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Chẳng hạn như chương trình du xuân đón tết tại thủ đô Seoul - Công viên Everland - Đảo Nami 6 ngày 5 đêm của công ty du lịch Vietrantour khởi hành ngày 29/01/2014 với giá chỉ 13,9 triệu đồng hay tour du lịch Hàn Quốc Seoul – đảo Jeju khởi hành mùng 2 tết với giá 22 triệu. Có thể nói, cơ hội du lịch Hàn Quốc dễ dàng hơn bao giờ hết.