VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    ĐÔI GIẾNG TIÊN THẦN KỲ + VIDEO

    outlander
    outlander
    Moderator
    Moderator


    Tổng số bài gửi : 7930
    Join date : 11/08/2012

    PhimViet ĐÔI GIẾNG TIÊN THẦN KỲ + VIDEO

    Bài gửi by outlander Sat Nov 30, 2013 11:12 am

    ĐÔI GIẾNG TIÊN THẦN KỲ

    Chuyện kỳ dị vốn đã nghe nhiều và phần lớn là thêu dệt nên tôi không lấy gì hào hứng khi nghe kể về đôi “giếng tiên” ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa: “Không bao giờ biết cạn, nước lúc nào cũng trào ra ngoài miệng giếng, mùa đông nước ấm như tắm bình nóng lạnh…”.
    Cho đến khi trực tiếp chứng kiến, nhúng tay vào miệng giếng kỳ bí đó, cảm nhận được sự tôn sùng tuyệt đối của người dân bản địa, rồi chính mắt thấy những bản sắc phong của những vị vua thuở trước trong đó nhắc lại lịch sử về đôi giếng tiên này thì tôi thật sự hoang mang.

    <>Máy bơm hút mãi cũng không cạn dù chỉ sâu 1,5m

    Huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa vốn được biết đến nhiều vì có suối cá thần Cẩm Lương. Tuy nhiên bao đời nay người dân ở đây còn nôi dưỡng một sử thi khác về “mó giếng tiên” (“mó – mỏ, vũng, hố - PV) ở làng Chiềng thuộc xã Cẩm Tú.

    ĐÔI GIẾNG TIÊN THẦN KỲ    +  VIDEO 46_7_1355147324_19_20121210-102925-2-images831386-gieng1
    Đôi giếng tiên

    Quần thể giếng tiên có tổng diện tích khoảng hơn 300m2. Hai mó giếng có diện tích như nhau được xây bờ tường bao quanh. Xung quanh là những cây xi cổ thụ với nhiều rễ lớn ăn xuống đất, quằn quại như những con rắn khổng lồ càng làm cho không gian phủ màu u tịch, huyền bí. Lúc chúng tôi đến nơi cũng là lúc bà con đang kéo nhau ra giếng tắm chiều.


    Cái rét đầu đông đã đủ tê tái nhưng rất nhiều người đã tập trung ở giếng, mình trần thi nhau dội nước ào ào. Một giếng dành cho đàn ông, một giếng dành cho phụ nữ và chỉ cách nhau bước tường cao gần 1m và có lối thông ở giữa, đứng bên này có thể nhìn thấy bên kia.


    Trời gần tối càng thêm lạnh lại kèm mưa, chúng tôi mặc áo ấm còn thấy nổi gai ốc mà bà con nơi đây cứ dội nước tắm như mùa hè. Thấy chúng tôi tỏ vẻ sửng sốt, trưởng thôn Cao Thái Hiền trấn tĩnh:
    “Nước giếng vào mùa đông ấm lắm, vì thế kể cả trời có lạnh 5 – 6 độ C chúng tôi vẫn ra đây tắm bình thường”. Quả thực khi đến gần phát hiện ra miệng giếng có khói bốc lên nghi ngút, mạnh dạn thò tay xuống lòng giếng thì một cảm giác ấm áp dễ chịu bao bọc.

    Tuy nhiên việc nước mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông không làm nên điều kỳ bí của đôi giếng tiên. Kỳ lạ là ở chỗ nước giếng cứ tự nhiên trào ra không nguôi. Sau khi mọi người tắm, lấy nước mang về nấu cơm, sinh hoạt xong thì dường như ngay lập tức nước dâng lên đầy mặt giếng. Để chứng minh rõ hơn về việc nước giếng đang dâng lên, bà con chỉ tay về phía rãnh dẫn nước trong giếng sau khi dâng ngang gờ thành giếng thì bắt đầu dồn về rãnh dẫn nước và theo đó ra bên ngoài.

    Quan sát lượng nước chảy thì giếng ra rãnh thì nhận thấy sức nước đẩy lên khá là lớn. Điểm cuối cùng mà 2 rãnh thoát nước từ 2 giếng đến là một cái ao to, luôn ắm ắp nước. Một người dân nơi đây cho biết: “Cá ở ao này rất nhanh lớn, thịt còn ngon hơn cả cá bắt ở suối về”.

    ĐÔI GIẾNG TIÊN THẦN KỲ    +  VIDEO 46_7_1355147324_79_20121210-102925-1-images831387-gieng2
    Ông Cao Việt Bảo - người trông coi giếng.

    Nói về việc nước giếng tự trào ra, ông Cao Viết Cẩm nhà gần sát đôi giếng tiên cho biết: “Vào những năm hạn hán nhất, khi tất cả các giếng ăn trong làng chỉ vét được vài gầu nước thì 2 mó giếng vẫn cứ trào nước ra ngoài. Ngay mùa hè năm ngoái, mấy nhà gần giếng còn bươm nước lên vườn tưới mía. Hút liên tục cả mấy tiếng đồng hồ mà nước trong giếng cũng chỉ giảm đi một chút rồi lại lập tức đầy trở lại”.

    Ông Cẩm cũng nói, mỗi khi muốn lấy nước nhiều như vậy thì người lấy phải làm lễ “Vá vong”. Nếu không tuân thủ quy định này thì nước giếng sẽ cạn xuống gần đáy. Lần khác có người mang quần áo bẩn giũ thẳng xuống mặt giếng thì nước bất ngờ trào lên dữ dội, làm ngập cả kho mường. Cũng chính trưởng thôn Hiền cho biết: “Năm 1960 dân làng xây thành giếng bằng xi măng thì không sao nhưng đến năm 1989 tu bổ và xây tường bao quanh có dùng thêm vôi thì nước giếng bỗng sôi sục lên, màu nước cũng đỏ một cách đáng sợ”.


    (Theo GĐ & ĐS)












      Hôm nay: Fri Nov 15, 2024 2:25 pm