VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    KHÁM PHÁ SUỐI CÁ THẦN Ở CẨM THỦY & BÁ THƯỚC + VIDEO

    outlander
    outlander
    Moderator
    Moderator


    Tổng số bài gửi : 7930
    Join date : 11/08/2012

    New KHÁM PHÁ SUỐI CÁ THẦN Ở CẨM THỦY & BÁ THƯỚC + VIDEO

    Bài gửi by outlander Mon Nov 25, 2013 12:38 am


    Bí ẩn "suối cá thần"
    Người già nhất làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá) hiện đang còn sống cũng không thể giải thích được tại sao quê hương lại được "trời ban" cho một suối cá thần. Hàng nghìn con cá được người dân bản địa đặt tên cá giốc, chúng quanh năm, suốt tháng chỉ ra vào qua một cửa hang rất hẹp.
    Vào mùa mưa lũ, cá giốc có thể đi xa khỏi suối hàng cây số nhưng khi nước lũ rút thì lại quay về mà không có con nào bị "lạc đường". Người dân Lương Ngọc gọi đây là "suối cá thần", sự thiêng liêng của sông núi tích tụ từ nghìn đời.
    Song theo chính quyền địa phương cho biết thì hiện nay, rừng đầu nguồn đang bị lâm tặc lén lút phá lẻ tẻ. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, nguồn nước cạn kiệt thì có thể "suối cá thần" sẽ bị diệt vong.
    Dòng nước từ khe nguồn của dãy núi Trường Sinh thảnh thơi chảy ra một cách chậm rãi, trong xanh và óng ánh. Thi thoảng lại có du khách ném vài cọng rau muống hoặc mấy hạt lạc xuống, "họ hàng" nhà cá giốc nhô lên đớp làm cho dòng nước chảy êm ái, bằng phẳng cuộn sóng đẹp long lanh như được dát bạc.
    Loài cá giốc ở suối Ngọc có hình thù rất đẹp, với lớp vảy phía trên lưng màu sẫm tựa như rêu và đá núi. Thân hình cá khá giống loài trắm sông, lưng và vây có chấm đỏ, môi phớt hồng. Khi mùa mưa về, nước lớn, cư dân địa phương và những du khách may mắn còn được chiêm ngưỡng những chú "cá chúa" nặng chừng 35-40kg xuất hiện "nô đùa" cùng bầy cháu chắt.
    Theo người dân mô tả thì ở phía ngoài mang của "cá chúa" có vành đỏ như kiểu người phụ nữ đeo khuyên tai, mắt mang viền xanh đỏ, đuôi được "trang sức" bởi một chấm đỏ viền xanh, đồng bào Mường sống tại làng Lương Ngọc gọi đây là mặt nguyệt biểu trưng cho sự yên bình, sự che chở của thần linh, của hồn thiêng sông núi.
    Ông Phạm Hồng Đức (79 tuổi) sống gần hết đời người ngay bên cạnh "suối cá thần" nói: Vào năm 1958 đã có người trong làng chui vào hang thám hiểm. Chuyện kể lại rằng họ vào bên trong gầm núi Trường Sinh mới phát hiện có rất nhiều suối ngầm nông - cạn khác nhau, nước trong suốt. Trong suối ngầm lại chia thành hai dòng nước nóng - lạnh.
    Đàn cá giốc sống bám theo dòng nước ấm ở các vụng rộng và sâu. Dòng nước ấm khi ra đến cửa hang nơi cá giốc hiện nay vẫn ra vào thì hoà quyện với dòng nước lạnh. Do cá giốc ở đây ngay từ khi sinh ra đã thích nghi với dòng nước ấm, nên chúng chỉ sống quang khu vực có nguồn nước tinh khiết tiết ra từ lòng núi.
    Cá giốc từ đâu đến "định cư" tại suối Ngọc? Con suối này nằm cách dòng sông Mã chưa đầy 2km. Các bậc cao niên khẳng định rằng, làng Lương Ngọc mới được thành lập vào thế kỷ 14, khi đó đã có "suối cá thần". Ông Đức đưa ra giả thiết, vào thế kỷ 11 có một trận lụt lịch sử đã đưa loài cá giốc từ sông Mã về sống tại suối Ngọc. Khi gặp nguồn nước ấm, chúng đã không quay về sông Mã nữa.
    Còn một băn khoăn nữa, vì sao từ thuở hồng hoang đã không ai bắt loài cá sinh tồn nơi đây làm thức ăn! Một câu chuyện đồn rằng, từng có một gia đình nghèo ở làng khác do đói quá đã đến suối bắt "cá thần" về nấu ăn, nhưng khi nấu lên thì không thấy cá mà chỉ là một nồi nước trong veo. Vợ chồng nhà nọ sợ quá nên phải mang lễ vật đến đền Ngọc thờ "Tứ phủ long vương" cách "suối cá thần" khoảng 200m cầu xin được họ hàng nhà giốc cùng trời đất xá tội chết.
    Lại một câu chuyện khác không biết thực hư thế nào: Cách đây khoảng 8 năm, có một đôi thanh niên người TP.Thanh Hoá lên xem cá thần, sau đó hai thanh niên này vì tò mò đã dùng đá núi đập chết một con cá giốc. Ngay khi trên đường từ suối cá trở về họ đã gặp tai nạn và tử vong.



      Hôm nay: Fri Nov 15, 2024 12:01 pm