Lấy vợ 12 năm mới được động phòng
Trong 12 năm đầu lấy vợ, chàng trai người Xinh Mun tuyệt đối không được ngủ chung phòng với vợ và phải lao động để trả công.
Bản Puông, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, bản của người Xinh Mun, nằm trên một dải đất có địa thế đặc biệt. Án ngữ ở phía tây là đỉnh Pha Lanh, biên giới Việt - Lào; phía đối diện là dòng Mã giang hung dữ, cục cằn, đêm ngày gầm gào như muốn phá nát vùng trời yên ả.
Muốn đến được bản Puông, người dân phải luồn qua những con đường mòn rậm rạp dẫn lối ra bờ sông Mã, sau đó đi qua chiếc cầu tre èo ọt, nổi lềnh phềnh trên mặt nước nhờ những chiếc thùng phuy sắt gắn phía dưới.
Cây cầu tre ọp ẹp bắc qua sông Mã dẫn vào bản Puông.
Tục hôn nhân ở rể xuất hiện trong văn hóa của nhiều dân tộc vùng cao Tây Bắc như Thái, Dao, Tày... nhưng sự hà khắc và những quy định “trần đời có một” trong tục ở rể truyền thống của người dân tộc Xinh Mun vẫn khiến nhiều người lấy làm lạ lùng.
Khi cái bụng của chàng trai và cô gái đã ưng nhau, bố mẹ chàng trai sẽ mang một chai rượu đến nhà gái hỏi vợ cho con. Nếu được nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ rót rượu chung vui và bàn ngày cưới hỏi.
Lễ cưới hỏi của người Xinh Mun đơn giản đến bất ngờ. Nhà trai chỉ cần mang một con lợn hoặc một đôi gà cùng hai vò rượu cần sang nhà gái, sau đó tổ chức mâm cơm cúng tổ tiên và làm tằng cẩu cho cô dâu. Tằng cẩu là mái tóc dài búi ngược, mang một thông điệp ý nghĩa, rằng từ nay cô gái đã có chồng, bông hoa rừng đã có chủ. Bất cứ chàng trai nào cũng không được tăm tia, chọc ghẹo.
Lễ cưới đơn sơ ấy phản ánh cái nghèo đến xơ xác của người Xinh Mun. Nhà gái chịu thiệt về vật chất, nhưng bù lại, họ được sở hữu một chàng rể sức vóc, đảm đương những việc nặng nhọc nhất, từ phát nương trồng ngô đến chăn trâu cắt cỏ, đan lát các vật dụng trong gia đình… từ 8 đến 12 năm. Trong suốt thời gian ở rể, chàng trai phải ngủ cách ly trong một căn phòng bé xíu ở đầu hồi, tuyệt đối không được nằm cùng giường với vợ vì chưa trả đủ công ơn của bố mẹ nàng dâu.
Khi trời vẫn mờ tối, chàng rể lại lục tục dậy mài dao, cắt cỏ cho trâu ăn rồi cuốc bộ lên nương cầm gậy chọc lỗ tra hạt ngô, gánh nước tưới. Thời điểm bắp ngô bắt đầu phun những sợi râu đỏ tia tía đến khi thu hoạch, chàng trai không được về nhà mà phải khuân nồi, niêu và gạo lên lán nương tự nấu ăn và canh giữ.
Nhiều người Xinh Mun xăm họ tên và năm sinh của mình lên tay để nhớ.
Sau 12 năm trả xong nợ công nhà vợ và rước nàng dâu về nhà, bố vợ sẽ trả ơn chàng rể 2 con lợn giống, 2 cái chăn, 2 cái gối và một cái đệm. Về sau, thời gian ở rể rút ngắn xuống còn 6 năm, 2 năm còn lại phải trả bằng 6 đồng bạc trắng.
Có cặp vợ chồng không kiêng được chuyện giường chiếu, xé rào luật tục bị dân bản tẩy chay, gia đình từ mặt, phải bỏ bản đi nơi khác sinh sống. May thay, tục lệ hôn nhân hà khắc này dần dần được giảm bớt.
Ngày trước, đất bản Puông tháng ngày không có lịch, thế nên chẳng ai quan tâm khi nào đến rằm, bao giờ đến Tết, ngày nào phải làm giỗ tổ tiên. Đối với người Xinh Mun, Tết chính là ngày cúng ma bản nhằm xua đuổi mọi tai ương, đến bây giờ vẫn được duy trì thường niên.
Mỗi gia đình phải đóng góp rượu, gạo và tiền để mua một con lợn làm lễ cúng, sau đó hát hò nhảy múa linh đình. Theo một số cao niên trong bản, từ xa xưa, vào đúng ngày cúng ma bản, thầy mo sẽ làm bùa ngải để giết chết một người đi theo hầu hạ ma bản nhưng hành vi tàn nhẫn này đã bị xoá bỏ rất lâu.
Theo NS
Trong 12 năm đầu lấy vợ, chàng trai người Xinh Mun tuyệt đối không được ngủ chung phòng với vợ và phải lao động để trả công.
Bản Puông, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, bản của người Xinh Mun, nằm trên một dải đất có địa thế đặc biệt. Án ngữ ở phía tây là đỉnh Pha Lanh, biên giới Việt - Lào; phía đối diện là dòng Mã giang hung dữ, cục cằn, đêm ngày gầm gào như muốn phá nát vùng trời yên ả.
Muốn đến được bản Puông, người dân phải luồn qua những con đường mòn rậm rạp dẫn lối ra bờ sông Mã, sau đó đi qua chiếc cầu tre èo ọt, nổi lềnh phềnh trên mặt nước nhờ những chiếc thùng phuy sắt gắn phía dưới.
Cây cầu tre ọp ẹp bắc qua sông Mã dẫn vào bản Puông.
Tục hôn nhân ở rể xuất hiện trong văn hóa của nhiều dân tộc vùng cao Tây Bắc như Thái, Dao, Tày... nhưng sự hà khắc và những quy định “trần đời có một” trong tục ở rể truyền thống của người dân tộc Xinh Mun vẫn khiến nhiều người lấy làm lạ lùng.
Khi cái bụng của chàng trai và cô gái đã ưng nhau, bố mẹ chàng trai sẽ mang một chai rượu đến nhà gái hỏi vợ cho con. Nếu được nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ rót rượu chung vui và bàn ngày cưới hỏi.
Lễ cưới hỏi của người Xinh Mun đơn giản đến bất ngờ. Nhà trai chỉ cần mang một con lợn hoặc một đôi gà cùng hai vò rượu cần sang nhà gái, sau đó tổ chức mâm cơm cúng tổ tiên và làm tằng cẩu cho cô dâu. Tằng cẩu là mái tóc dài búi ngược, mang một thông điệp ý nghĩa, rằng từ nay cô gái đã có chồng, bông hoa rừng đã có chủ. Bất cứ chàng trai nào cũng không được tăm tia, chọc ghẹo.
Lễ cưới đơn sơ ấy phản ánh cái nghèo đến xơ xác của người Xinh Mun. Nhà gái chịu thiệt về vật chất, nhưng bù lại, họ được sở hữu một chàng rể sức vóc, đảm đương những việc nặng nhọc nhất, từ phát nương trồng ngô đến chăn trâu cắt cỏ, đan lát các vật dụng trong gia đình… từ 8 đến 12 năm. Trong suốt thời gian ở rể, chàng trai phải ngủ cách ly trong một căn phòng bé xíu ở đầu hồi, tuyệt đối không được nằm cùng giường với vợ vì chưa trả đủ công ơn của bố mẹ nàng dâu.
Khi trời vẫn mờ tối, chàng rể lại lục tục dậy mài dao, cắt cỏ cho trâu ăn rồi cuốc bộ lên nương cầm gậy chọc lỗ tra hạt ngô, gánh nước tưới. Thời điểm bắp ngô bắt đầu phun những sợi râu đỏ tia tía đến khi thu hoạch, chàng trai không được về nhà mà phải khuân nồi, niêu và gạo lên lán nương tự nấu ăn và canh giữ.
Nhiều người Xinh Mun xăm họ tên và năm sinh của mình lên tay để nhớ.
Sau 12 năm trả xong nợ công nhà vợ và rước nàng dâu về nhà, bố vợ sẽ trả ơn chàng rể 2 con lợn giống, 2 cái chăn, 2 cái gối và một cái đệm. Về sau, thời gian ở rể rút ngắn xuống còn 6 năm, 2 năm còn lại phải trả bằng 6 đồng bạc trắng.
Có cặp vợ chồng không kiêng được chuyện giường chiếu, xé rào luật tục bị dân bản tẩy chay, gia đình từ mặt, phải bỏ bản đi nơi khác sinh sống. May thay, tục lệ hôn nhân hà khắc này dần dần được giảm bớt.
Ngày trước, đất bản Puông tháng ngày không có lịch, thế nên chẳng ai quan tâm khi nào đến rằm, bao giờ đến Tết, ngày nào phải làm giỗ tổ tiên. Đối với người Xinh Mun, Tết chính là ngày cúng ma bản nhằm xua đuổi mọi tai ương, đến bây giờ vẫn được duy trì thường niên.
Mỗi gia đình phải đóng góp rượu, gạo và tiền để mua một con lợn làm lễ cúng, sau đó hát hò nhảy múa linh đình. Theo một số cao niên trong bản, từ xa xưa, vào đúng ngày cúng ma bản, thầy mo sẽ làm bùa ngải để giết chết một người đi theo hầu hạ ma bản nhưng hành vi tàn nhẫn này đã bị xoá bỏ rất lâu.
Theo NS