CHƠI CHỮ
Chơi chữ là một nghệ thuật , nó đòi hỏi phải nhanh trí và có một kiến thức rộng lớn .Đôi lúc đòi hỏi ở đầu óc dí dỏm , pha chút châm chọc , ngạo đời ..... bm trước khi vào đề xin định nghĩa về :
1- Chơi chữ là gì ?
Ngày xưa các cụ nhà ta thích dùng chữ để tả cảnh , tả tình , nhiều khi dùng chữ lắc léo để " móc " nhau , hoặc mĩa mai . Có những câu đố đọc lên rất tục , nhưng lúc giảng thì thanh như :" Da trắng vỗ bì bạch " . Hoặc nói lái nghe ra tục tỉu nhưng giảng thanh tao . Dùng cùng một vần , âm điệu giống nhau :
"Phất phất phóng phong phan , pháp phái phi phù , phù phụng Phật .
Căng căng canh cổ kệ , ca cao kỉ cứu , cứu cùng kinh ."
( Phất phất cờ phứơng bay trứơc gió , đạo pháp làm phép đốt bùa , bù thờ Phật ;
Oanh oanh hòa giọng đọc kệ cổ , cất cao tiếng nghiền ngẩm kinh , nghiền ngẩm đến cùng .)
Đây là câu đó chọc ghẹo ông sư móm và chú Tiểu ngọng của Ông Nguyễn Khuyến .
Vậy chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt , sao cho ở đó song song tồn tại hai lựơng ngữ nghĩa khác hẳn nhau đựơc biểu đạt bởi cùng một hình thức ngôn ngữ , nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa . Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ , văn chương Việt Nam .
2- Chơi chữ trong văn chương .
Trong văn chương có hai lối chơi chữ dựa vào ca['c phương tiện ngôn ngữ đựơc thể hiện trong văn bản và kiểu chơi chữ dựa vào tiền giả định là dữ kiện văn học , văn hóa .
2.1 Bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết .
a- Mô phỏng âm thanh .
" Hu ta tồ hề ! Tòng Xích Tùng chi tung tịch cốc ;
Phu nhi tri hĩ ! Trắc Hỗ sơn chi trắc tùng bi ."
Nguyễn Khuyến .
Hay một câu đố nhân gian , do đám học trò đê"n thăm thầy đồ , thấy nhà đóng cửa mà bên trong thì nghe có tiếng rúc rích và tiếng giừơng kêu ọt ẹt , các trò bấm nhau cừơi . Thầy thấy thẹn liền ra câu đối , nếu đối đựơc thì mới mở cửa :
" Sĩ đáo ngọai gia , thầm bất thầm , thì bất thì, thầm thì thầm thì ."
Một anh nho sinh mới đối lại :
" " Sư ngọa trung phòng , ọt bất ọt ,ẹt bất ẹt , ọt ẹt ọt ẹt ! "
CÙNG ÂM .
Nếu ai là ngừơi Huế , nhiều lúc trong câu nói có tính cách điệp âm , hay hiểu hai , ba nghĩa . Vi dụ : Một ngừơi bạn vào nhà , con chó xù nhe răng ra sủa . Cô chủ ngừơi Huế lớn tiếng bảo bạn :
- Không RĂNG mô .
- Răng : là cái răng ( nghĩa đen )
- Răng : là sao , chi , gì ....
Thành ra câu trên ngừơi Nam sẽ nói :" Không gì đâu " .
Làm sao con chó cả hàm răng dữ thế lại bảo không răng mô hehe e e e
Bài thơ của Tôn Thất Mỹ :
Không răng đi nữa cũng không răng ,
Chỉ có thua ngừơi một miếng ăn .
Miễn đựơc nguyên hàm nhai tóp tép ,
Không răng đi nữa cũng không răng .
Ý bài thơ nói về chiếc răng của tác giả bị rụng . Nhưng đựơc tin Triều đình cho cho phục nguyên hàm tá lý , nhưng không hửơng lương ( Salary ) . Nhưng Không răng " ( Không có răng ) đồng âm với " không răng " ( không sao - từ địa phương ) .
" Nguyên hàm " vừa có nghĩa là còn hàm răng nguyênvẹn để nhai , vừa có ý chỉ cái hàm ( Chức ) tá lý đựơc phục hồi sau khi bị tứơc đi .
Ngừơi Việt có cái tài là dùng văn hóa của nứơc khác chế biến thành văn hóa mình .
Những tiếng nứơc ngòai :
- Cravat là cà - vạt . ( Cái nơ cổ)
- Marcatheur là Mặt -ác- tệ ( Tên Mỹ )
- Weamoreland là vét- mỡ -lợn .( Tên Mỹ )
- Corset là cút - xê . ( Xu chiêng )
- En France là Ăng Phoong ( Sang Pháp )
- Canard là cá - an'c ( Con vịt )
- Cochon là cô - soong ( Con lợn )
- La Poche là la - pốt ( Cái túi )
- L'argent 'à lạc - giòong ( Tiền bạc )
- Au revoir là ô voa ( Tạm biệt )
- Bâton là batoong ( cái gậy )
- NHIỀU NGHĨA .
Như Cha Mẹ đựơc gọi nhiều cách :
- Cha : Ba = Bố= Tiá = Bọ = Dựơng = Thầy = Papa . Nhiều khi con khó nuôi còn gọi là Anh .
- Mẹ : Má = Mạ = Me = Bu = U = Dì = Mama .
Qua câu thơ :
Em đây là gái năm con ,
Chồng em rộng lựơng , em còn chơi xuân .
Xuân : Là mùa xuân , cũng là tuổi còn trẻ
- THEO LỐI DỰA VÀO PHƯƠNG NGỮ .
Tức là dựa vào ngữ âm , ngữ vựng .......của một phương ngữ để chơi chữ . Đây hòan tòan theo văn chương mà không nên nghĩ lệch lối nhân gian . Đọc bài thơ :
Trêu Cô Hàng Nứơc .
Bãn hạng nay cô đã mấy tuổi ?
Nứơc cô còn nõng hay đã nguồi ?
Lụng lặng trên treo dăm nắm nẹm ,
Lơ thơ dứơi móc một buồng chuối .
Bán dạn bán dày đều xoa mợ ,
Khoai ngựa khoai lang cụng chấm muồi .
Ăn uộng xong rồi tiền chư đụ ,
Biệt nhau chi cho chịu một vài buồi .
( Nguyễn Quỳnh )
Bài này nói theo giọng ngừơi Hà Tĩnh ( Thế kỷ 18 ) , đọc âm đa số theo vần huyền , nghe ra gần như tục tỉu , nhưng không phải thế . Ngừơi ta còn nghi tác giả là Trạng Quỳnh . Ta tạm chuyển âm phổ thông VN thử nha :
Bán hàng nay cô đã mấy tuổi ?
Nứơc cô còn nóng hay đã nguội ?
Lũng lẳng trên treo dăm nắm nem ,
Lơ thơ dứơi móc một buồng chuối .
Bánh dán bánh dày đều xoa mỡ .
Khoai ngứa khoai lang cũng chấm muối ,
Ăn uống xong rồi tiền chưa đủ ,
Biết nhau cho chịu một vài buổi .
Đây là một bài thơ trêu ghẹo cô hàng nứơc . Vì vậy bài thơ vận dụng phương ngữ chơi chữ nhiều hơn chú ý về vần luật .
- NÓI LÁI .
Ngừơi Việt chúng ta trong đầu óc luôn có tánh trào lộng . Đọc lên nghe có lý , nhưng trong ý hàm chứa sự nghịch ngợm , châm biếm .
Như Trạng Quỳnh là thơ chọc Bà Đòan Thị Điểm :
Nắng cực lúa mất mùa ,đứng đầu làng xin xỏ ,
Nở lòng nào chị chẳng cho .
Hoặc đảo chữ :
Lũ quỷ nay lại về lũy cũ,
Thầy tu mô Phật cũng thù Tây .
Trông khống vô phòng thấy trống không ,
Chứa chan sầu lệ chán chưa chồng .
Dòng châu lai láng dầu chong đợi ,
Bóng nhạn lưng chừng , bạn nhóng trông .
- CHƠI CHỮ THEO NGỮ ÂM .
Ngòai Bắc thời nho học thịnh hành , nên các cụ đồ ngồi hay nghĩ ra thơ ghẹo nhau , đố tục , móc lò ..... Hình thức chơi chữ theo cách nhại âm , phỏng theo âm thanh , hay lối phiên âm Hán Việt . Thí dụ vài câu :
Bà già , bà giả , bà gia ,
Bà ra kẻ chợ , con ma bắt bà .
Chồng chổng chồng chông ,
Chồng bát , chồng đĩa , nồi hông cũng chồng .
Bác gì , bác xác bác xơ ,
Bác chết bao giờ , bác chả bảo tôi .Cô thỉ cô thi ,
Cô đang đương thì , cô kẹo với ai ?...
Muốn rằng tàu lặng tàu bay ,
Nên anh bỏ việc cấy cày anh đi .
Biết mà cu lít cu li ,
Thà rằng ở vậy nhà quê với nàng .
Nhà quê có họ có hàng ,
Có làng , có xóm , nhở nhàng có nhau .
- CHƠI CHỮ THEO LỐI ĐIỆP ÂM .
Lọai này thì bên ca dao không có nhiều , nhưng rơi rớt trong dân gian cũng không ít . Hiện nay ngừơi ta sưu tầm đựơc một số :
Duyên duyên ý ý tình tình ,
Đây đây , đó đó , tình tình ta ta .
Năm năm tháng tháng , ngày ngày ,
Chờ chờ đợi đợi , rày rày , mai mai .
Nứơc chảy riu riu ,
Lộc bình trôi ríu ríu,
Anh thấy em nhỏ xíu ,
...... anh thương .
Sàng sàng lệ nhỏ cành mai ,
Dẫu không thành đừơng chồng vợ ,
Cũng nhớ hòai nghĩa xưa .
- CÙNG ÂM .
Trong dân gian , những lúc hội hè , đình đám , hay cùng nhau gặt lúa trên đồng . Trai gái thừơng thách thức nhau về tài đối đáp , ăn nói lanh lẹ qua câu hò , câu đối . Sau đây là một cặp trai trẻ đối nhau :
Một trăm thứ dầu , dầu chi không ai thắp ?
Một trăm thứ bắp , bắp chi không ai rang ?
Một trăm thứ than , than chi không ai quạt ?
Một trăm thứ bạc , bạc chi bán không ai mua ?
Trai nam nhi đối đặng , gái bốn mùa xin theo .
Nam nhi đáp lễ :
Một trăm thứ dầu , dầu xoa không ai thắp ;
Một trăm thứ bắp , bắp chuối chẳng ai rang ;
Một trăm thứ than , than thân không ai quạt ;
Một trăm thứ bạc , bạc tình chẳng ai mua :
Trai nam nhi đà đối đặng , gái bốn mùa tính răng ?
Nhưng cô gái thứ dữ đâu đã chịu thua , nàng lên tiếng hát lại :
Em hỏi anh trong các thứ dầu , có dầu chi là dầu không thắp ?
Trong các thứ bắp , bắp chi bắp không rang ?
Trong các thứ than ,than chi là than không quạt ?
Trong các thứ bạc , bạc chi là bạc không mua ?
Trai nam nhơn chàng đối đựơc mới rõ ai thua phen này ?
Chàng trai ngẩm nghĩ một lát , nhưng không chịu thua , cất giọng hò lại :
Trong các thứ dầu , có nắng giải mưa dầu không thắp ;
Trong các thứ bắp , có bắp mồm bắp miệng là bắp không rang ;
Trong các thứ than , có than hởi than hời là than không quạt ;
Trong các thứ bạc , có bạc tình bạc nghĩa là bạc không đổi không mua .
Trai nam nhơn đà đối đặng ,hỏi thiếp vừa tính sao ?
- ĐỐ CHỮ :
1/ Chữ Nho ( Hán tự )
Để thử sức học và trí thông minh , ngừơi xưa cũng thừơng đố nhau và giải chữ .
Cô kia đội nón chờ ai ?
Chớ lất chú chệt mà hòai mất công .
**** Là chữ AN .
Nhất diện lữơng mi
Nhất sấu nhất phi
Nhất niên nhất nguyệt
Nhất nhật tam kỳ .
*** Là chữ BÁT .
Con cu mà đậu nhánh mè
Chữ thập , chữ tứ , nhất đè chữ tâm .
***** là chữ ĐỨC .
2/ Chữ Quốc Ngữ :
Hai ngừơi đứng bắt tay nhau ,
Chạm trán ,chạm đầu ,mà chẳng chạm chân .
***** là chữ A
Đầu bò mà gắn đuôi heo
Ai mà thấy nó lăn queo tức thì .
Đầu trâu mà gắn đuôi nai ,
Trơ như đá không ai sợ nào .
****** Là chữ BEO và chữ TRAI
- TẠO NHIỀU TỪ TRÙNG ÂM .
Cái khó là trong câu ca dao làm sao lập đi lập lại cho trùng âm mà nghe vẫn hay :
-Không vô có lẽ đi chi ,
Đi chi đến đó , trách chi chi mà .
-Anh hùng đến đó thì vô ,
Không vô rồi lại trách vô vô tình .
- Ngừơi ta đãi đỗ đãi vừng ,
Ngừơi ta đãi chị , chị đừng đãi em .
- Ví dầu ví dẫu ví dâu ;
Ví qua ví lại , ví trâu vô chuồng .
-Vò chi , vò đỗ vò vừng ;
Như đây với đó , xin đừng vò nhau .
-Trồng bông , luống đậu luống cà ,
Ai làm cho luống công ta thế này ?
- MỘT TỪ NHƯNG HIỂU HAI NGHĨA .
*** Chuyện từ của ngừơi Huế :
Một ngừơi bạn vào nhà , con chó xổng ra nhe răng gầm gừ , bà chủ la lớn :
-"Đi vô đi . Không răng mô ".
Răng vừa là cái răng , cũng nghĩa là can chi . ý câu này là :
"Cứ vào đi . Không can chi đâu " .
**** Bây giờ ngừơi Nam Bộ :
Ông bạn già xóm trên , hẹn ông bạn trẻ xóm dứơi , ngày mai qua nhậu . Nhưng chờ mãi không thấy , sáng ngày kia thấy ông bạn già lù lù đi vào . Miêng bô bô :
]- "Hôm qua QUA nói QUA qua mà QUA không qua . Hôm nay QUA không nói QUA qua nhưng QUA qua ."
++ QUA : là tôi .
qua : là đến .
qua : là ngày trứơc ( Last day )
Ý câu này là :" Hôm trứơc tôi nói tôi đến mà tôi không đến . Hôm nay tôi không nói đến mà tôi đến " .
Dứơi Miệt Bến Tre Cà Mâu của mình nói chữ " R " thành ra chữ " G " :
-" Con cá GÔ nhảy GỒ GỒ trên cái GỘ ."
Ý là :" Con cá Rô nhảy rồ rồ trên cái rỗ "
Chòii oiiii ..... Mí ông Nam Bộ heheee e e e e
Có nhiều lúc sự chú thích nghĩa đã trình bày trên là không cần thiết . Vì chúng đã đựơc đưa vào , làm thành nội dung của bài ca dao . Ví dụ :
- Chàng về Hồ , thiếp cũng về Hồ ,
Chàng về Hồ Hán , thiếp về Hồ Tây .
- Đãi bôi kia hởi đãi bôi ,
Có một đaấu tấm đãi mừơi khúc sông .
Tuy cả hai cùng " về Hồ " cả , nhưng "Hồ" của chàng là Hồ Hán Thương ( đóng đô ở Thanh Hóa ) , còn " Hồ " của thiếp là Hồ Tây ( Kinh đô Thăng Long của nhà Trần cũ )
-DÙNG TÊN ĐỘNG VẬT THỰC VẬT .
Trong cuộc sống , con ngừơi gần thiên nhiên , nên biết hấp thụ cảnh vật chung quanh , và đem vào ca dao tục ngữ , để làm giàu ngôn ngữ dân tộc mình . Những câu đại khái như :
- Bồng bồng mà nấu canh tôm ,
Ăn vào mát ruột , đến hôm lại bồng .
-Tu đâu không thấy tu chùa ,
Hay là tu hú , mỗi mùa mỗi tu .
-Con chim sa sả đậu trên cành sả ,
Con cá thia lia núp bụi cỏ thia .
Trách ai làm cho khóa rẽ chìa ,
Khi thương thương tận , khi lìa lìa xa .
"Từ ngày thiếp vắng mặt chàng ,
Bây giờ LIỄU đã có NGANG ra rồi ".
BK hiễu chừ Liễu như BK đã giải nha .
" Đến đây hỏi thật quê chàng ,
Hỏi danh , hỏi họ , hỏi làng làm chi ?"
Anh chàng trai không chịu nói tên họ mình , mà chỉ nói tên làng thì chàng ta đánh vần kỷ từng nét một , là làng Phú Nghĩa ( .... ) , Huyện Qùynh Lưu , Nghệ An . " Nhị mộc thành tâm " ( ........... ) tức hai cây thành rừng , " Chi tử " là một cách chiết tự của ( ...... ) ( " Tự " = chữ ) ;
VỀ NÓI CHỮ :
Bấy lâu em vắng đi đâu ,
Bấy giờ thiên đã mọc đầu ra chưa ?
"Thiên" (.... Hán tự ) + "mọc đầu" ( Hán tự ) ( " phu " là chồng ) .
" Liễu " ( Hán tự ) " có ngang " thành chữ Tử (Hán tự ) ( " Tử " là con ) .
Tóm lại lời chàng hỏi cô ta là :
" Em đã có chồng chưa ?"
Và câu trả lời của nàng là :
" Chẳng những có chồng mà có cả con nữa ! "
Trong văn tự nhiều lúc ngừơi ta vẫn dùng chữ để thắng nhau . Như kiểu luật sư tại tòa án vậy .
.... Ngày xưa nhà phú hộ nọ qua đời , để lại vừơn tựơc , ruộng đất cho ngừơi con trai . Sau một thời gian tiêu xài , ngừơi con đem bán vừơn cây ăn trái sau lưng nhà . Nhưng khi làm văn tự , ông ta yêu cầu để lại cây DẦU mà tổ tiên đã trồng hồi trứơc . Văn tự khế ứơc đọan mãi viết :
" ...... Tôi tên là Trần X , có bán cho ông bà Y sáu mẫu đất vừơn dầu một cây không bán ............"
Ông nhắc lại là bán hết nhưng để cây THẦU DẦU lại không bán , vì kỷ vật .
Bán xong nhưng ông vẫn tiếc cây cối , hoa màu . Mà Ông Bà y lại cần hạ cây để làm sạch vừơn . Ông X đến Huyện hỏi thầy Thủ Bộ . sau một hồi xem văn bản , ông Thủ Bộ xúi ông X đâm đơn lên Huyện kiện . Ông ta mới lấy bút thêm vào dấu phẩy ( , ) thành ra đơn đọc lại thế này :
" ..... Tôi tên là Trần X , có bán cho ông bà Y sáu mẫu đất vừơn ( , ) dầu một cây không bán ....
Bây giờ bản văn đựơc ông Thủ Bộ thêm vào dấu phẩy sau chư~ "Vừơn " . Nên ông lý luận là Trần X chỉ bán đất thôi . Còn cây không bán , dầu chỉ một cây cũng không bán mà .
Kết quả ông Trần X thắng kiện , mà vợ chồng ông Y không đốn hạ đựơc cây nào cả .
Dầu : là cho DÙ .