Chiến hạm từng 'lớn nhất lịch sử' bán giá một xu
USS Forrestal, siêu tàu sân bay đầu tiên của hải quân Mỹ, từng tham chiến tại Việt Nam, vừa được bán lại với giá một xu để rồi bị tháo dỡ thành sắt vụn.
USS Forrestal năm 1962. Ảnh: Wikimedia Commons
Fox News đưa tin, hải quân Mỹ đã bán con tàu dài hơn 325 mét cho công ty All Star Metals ở bang Texas, để tháo dỡ và tái chế. Đây là một cái kết có phần "bất hạnh" cho con tàu sân bay đầy danh tiếng cùng bi kịch này.
Tàu được đặt theo tên của James Forrestal, Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ. Khi ra mắt vào tháng 11/1954, Forrestal được mệnh danh là "tàu lớn nhất từng được đóng" và đã phục vụ trong hải quân Mỹ gần 4 thập kỷ.
Hơn 16.000 kỹ sư, công nhân xây dựng và nhà thiết kế đã làm việc để tạo ra con tàu có giá trị ước tính 217 triệu USD lúc đó, tương đương gần hai tỷ USD ở hiện tại. Hệ thống điều hòa không khí của nó đủ để làm mát gấp hai lần rưỡi cho tòa nhà Empire State của New York. 3.500 thủy thủ trên tàu sử dụng gấp hai lần lượng nước từ 8 nồi hơi lớn dùng để chạy các tuabin chính của tàu.
Ảnh tàu Forrestal
Tàu chiến 277 triệu USD của Mỹ thành sắt vụn
Tàu sân bay USS Forrestal được đặt theo tên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên James Forrestal. Khi ra mắt vào tháng 11/1954, Forrestal được mệnh danh là "tàu lớn nhất từng được đóng". Ảnh: blog.daum.net
Con tàu dài hơn 325 mét, có giá trị ước tính 217 triệu USD vào thời điểm đó, tương đương gần hai tỷ USD ở hiện tại. Ảnh: blog.daum.net
USS Forrestal đã phục vụ trong hải quân Mỹ gần 4 thập kỷ. Trong ảnh, con tàu tại cảng Naples, Italy, năm 1959.
USS Forrestal có 3.500 thủy thủ và đã phục vụ trong hải quân Mỹ gần 4 thập kỷ. Trong ảnh, con tàu tại cảng Naples, Italy, năm 1959. Ảnh: blog.daum.net
Sự cố nổi tiếng nhất trên Forrestal là vụ nổ thảm khốc ngày 29/7/1967, khi tàu đang ở Vịnh Bắc Bộ và tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Khi đó, sự cố chập điện khiến một phi cơ Con Ma bắn rocket, trúng vào một chiến đấu cơ và kích hoạt một chuỗi nổ dây chuyền. Ảnh: US Navy
Chuỗi phản ứng cháy nổ sau đó đã làm tổng cộng 134 người thiệt mạng, hơn 300 người bị thương và 21 phi cơ bị phá hủy. Tàu trở lại biển khơi sau nhiều tháng sửa chữa. Ảnh: US Navy
Forrestal đi qua kênh đào Suez tháng 8/1988. Ảnh: wikipedia
Forrestal đi qua dưới cầu Verrazano-Narrows năm 1989. Con tàu về "nghỉ hưu" 4 năm sau đó. Ảnh: wikipedia
Bức ảnh được chụp ngày 15/6/2010, khi USS Forrestal rời căn cứ Newport, Rhode Island, để bắt đầu chuyến đi ba ngày đến cơ sở bảo dưỡng tàu của hải quân Philadelphia. Công ty All Star Metals sẽ kéo Forrestal về Brownsville, Texas, vào cuối năm nay để tháo dỡ thành sắt vụn và tái chế. Ảnh: US Navy
Sự cố nổi tiếng nhất trên Forrestal là vụ nổ thảm khốc năm 1967, khi tàu đang ở Vịnh Bắc Bộ và tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Khi đó, sự cố chập điện khiến một phi cơ Con Ma bắn rocket, trúng vào một chiến đấu cơ. Chuỗi phản ứng cháy nổ sau đó đã làm tổng cộng 134 người thiệt mạng, hơn 300 người bị thương và 21 phi cơ bị phá hủy.
Sau 7 tháng sửa chữa, Forrestal đã quay lại biển để tiếp tục phục vụ trong hai thập kỷ nữa, trước khi về "nghỉ hưu" vào năm 1993. Tàu neo tại New Port, Rhode Island, cho đến năm 2010 thì chuyển đến cơ sở bảo dưỡng tàu của hải quân ở Philadelphia. Đây là nơi hơn 200 con tàu đã ngừng hoạt động khác đang neo đậu để chờ được bán hoặc tặng.
Hải quân Mỹ cũng từng đề xuất tặng con tàu lịch sử này cho một tổ chức nào đó để làm đài tưởng niệm hoặc bảo tàng nhưng không thành.
Công ty All Star Metals dự kiến sẽ kéo Forrestal từ Philadelphia về Brownsville, Texas, vào cuối năm nay.
Anh Ngọc
USS Forrestal năm 1962. Ảnh: Wikimedia Commons
Fox News đưa tin, hải quân Mỹ đã bán con tàu dài hơn 325 mét cho công ty All Star Metals ở bang Texas, để tháo dỡ và tái chế. Đây là một cái kết có phần "bất hạnh" cho con tàu sân bay đầy danh tiếng cùng bi kịch này.
Tàu được đặt theo tên của James Forrestal, Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ. Khi ra mắt vào tháng 11/1954, Forrestal được mệnh danh là "tàu lớn nhất từng được đóng" và đã phục vụ trong hải quân Mỹ gần 4 thập kỷ.
Hơn 16.000 kỹ sư, công nhân xây dựng và nhà thiết kế đã làm việc để tạo ra con tàu có giá trị ước tính 217 triệu USD lúc đó, tương đương gần hai tỷ USD ở hiện tại. Hệ thống điều hòa không khí của nó đủ để làm mát gấp hai lần rưỡi cho tòa nhà Empire State của New York. 3.500 thủy thủ trên tàu sử dụng gấp hai lần lượng nước từ 8 nồi hơi lớn dùng để chạy các tuabin chính của tàu.
Ảnh tàu Forrestal
Tàu chiến 277 triệu USD của Mỹ thành sắt vụn
Tàu sân bay USS Forrestal được đặt theo tên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên James Forrestal. Khi ra mắt vào tháng 11/1954, Forrestal được mệnh danh là "tàu lớn nhất từng được đóng". Ảnh: blog.daum.net
Con tàu dài hơn 325 mét, có giá trị ước tính 217 triệu USD vào thời điểm đó, tương đương gần hai tỷ USD ở hiện tại. Ảnh: blog.daum.net
USS Forrestal đã phục vụ trong hải quân Mỹ gần 4 thập kỷ. Trong ảnh, con tàu tại cảng Naples, Italy, năm 1959.
USS Forrestal có 3.500 thủy thủ và đã phục vụ trong hải quân Mỹ gần 4 thập kỷ. Trong ảnh, con tàu tại cảng Naples, Italy, năm 1959. Ảnh: blog.daum.net
Sự cố nổi tiếng nhất trên Forrestal là vụ nổ thảm khốc ngày 29/7/1967, khi tàu đang ở Vịnh Bắc Bộ và tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Khi đó, sự cố chập điện khiến một phi cơ Con Ma bắn rocket, trúng vào một chiến đấu cơ và kích hoạt một chuỗi nổ dây chuyền. Ảnh: US Navy
Chuỗi phản ứng cháy nổ sau đó đã làm tổng cộng 134 người thiệt mạng, hơn 300 người bị thương và 21 phi cơ bị phá hủy. Tàu trở lại biển khơi sau nhiều tháng sửa chữa. Ảnh: US Navy
Forrestal đi qua kênh đào Suez tháng 8/1988. Ảnh: wikipedia
Forrestal đi qua dưới cầu Verrazano-Narrows năm 1989. Con tàu về "nghỉ hưu" 4 năm sau đó. Ảnh: wikipedia
Bức ảnh được chụp ngày 15/6/2010, khi USS Forrestal rời căn cứ Newport, Rhode Island, để bắt đầu chuyến đi ba ngày đến cơ sở bảo dưỡng tàu của hải quân Philadelphia. Công ty All Star Metals sẽ kéo Forrestal về Brownsville, Texas, vào cuối năm nay để tháo dỡ thành sắt vụn và tái chế. Ảnh: US Navy
Sự cố nổi tiếng nhất trên Forrestal là vụ nổ thảm khốc năm 1967, khi tàu đang ở Vịnh Bắc Bộ và tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Khi đó, sự cố chập điện khiến một phi cơ Con Ma bắn rocket, trúng vào một chiến đấu cơ. Chuỗi phản ứng cháy nổ sau đó đã làm tổng cộng 134 người thiệt mạng, hơn 300 người bị thương và 21 phi cơ bị phá hủy.
Sau 7 tháng sửa chữa, Forrestal đã quay lại biển để tiếp tục phục vụ trong hai thập kỷ nữa, trước khi về "nghỉ hưu" vào năm 1993. Tàu neo tại New Port, Rhode Island, cho đến năm 2010 thì chuyển đến cơ sở bảo dưỡng tàu của hải quân ở Philadelphia. Đây là nơi hơn 200 con tàu đã ngừng hoạt động khác đang neo đậu để chờ được bán hoặc tặng.
Hải quân Mỹ cũng từng đề xuất tặng con tàu lịch sử này cho một tổ chức nào đó để làm đài tưởng niệm hoặc bảo tàng nhưng không thành.
Công ty All Star Metals dự kiến sẽ kéo Forrestal từ Philadelphia về Brownsville, Texas, vào cuối năm nay.
Anh Ngọc