Bí ẩn hồ tử thần Natron làm sinh vật biến thành tượng sống
Các sinh vật chẳng may tiếp xúc với nước hồ Natron đều khó lòng giữ được sinh mạng mà còn trở thành những bức tượng đông cứng.
Không cần phải xem các bộ phim viễn tưởng, chúng ta vẫn có thể được tận mắt chứng kiến những bức tượng sống bị "phù phép" bởi loại
nước chết người ở hồ tử thần Natron (Hồ Natri Oxit) đồng thời cũng là những tác phẩm nghệ thuật chân thực nhất về thiên nhiên của
một nhiếp ảnh gia có tiếng.
Hồ Natron là hồ nước mặn thuộc địa phận phía Bắc của Tanzania, gần với biên giới Kenya.
Nick Brandt là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của khu vực Đông Phi, từng được biết đến với những tác phẩm phong cảnh tự nhiên. Trong
chuyến du lịch tới Tanzania, anh đã có dịp được ghé thăm Hồ Natron. Theo khẳng định của nhiếp ảnh gia Brandt, nước hồ ở Natron
hoàn toàn không bình thường chút nào.
Được biết, tên gọi của hồ Natron được đặt theo một loại khoáng gây ra hiện tượng lượng kiềm cao ở hồ Natron. Với lượng pH vào khoảng
9 - 10,5 và nhiệt độ nước có thể lên tới 140 độ F (60 độ C), người ta tin rằng, hồ Natron không phải là ngôi nhà lý tưởng cho các động vật
ghé chân. Hơn thế, chúng có thể mất mạng bất cứ lúc nào nếu chẳng may sa chân xuống mặt nước.
Thành phần hóa học trong nước hồ là nguyên nhân khiến cho động vật hóa đá.
Theo tìm hiểu, sự kết hợp hóa học của các hóa chất trong nước hồ chính là nguyên nhân đã làm hóa đá các sinh vật như chim, dơi...
Theo thông tin của tờ Nhà khoa học trẻ, nhiếp ảnh gia Brandt đã nhặt được các "tượng sống" này ở quanh hồ. Sau đó, anh đã đặt chúng
lên cành cây để dàn dựng bối cảnh cho các tác phẩm nghệ thuật của mình. Bằng con mắt nghệ thuật, nhiếp ảnh gia tài năng đã làm sống
lại những xác sinh vật vô hồn.
Chim và dơi thường là nạn nhân của Hồ tử thần Natron.
theo CM
Các sinh vật chẳng may tiếp xúc với nước hồ Natron đều khó lòng giữ được sinh mạng mà còn trở thành những bức tượng đông cứng.
Không cần phải xem các bộ phim viễn tưởng, chúng ta vẫn có thể được tận mắt chứng kiến những bức tượng sống bị "phù phép" bởi loại
nước chết người ở hồ tử thần Natron (Hồ Natri Oxit) đồng thời cũng là những tác phẩm nghệ thuật chân thực nhất về thiên nhiên của
một nhiếp ảnh gia có tiếng.
Hồ Natron là hồ nước mặn thuộc địa phận phía Bắc của Tanzania, gần với biên giới Kenya.
Nick Brandt là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của khu vực Đông Phi, từng được biết đến với những tác phẩm phong cảnh tự nhiên. Trong
chuyến du lịch tới Tanzania, anh đã có dịp được ghé thăm Hồ Natron. Theo khẳng định của nhiếp ảnh gia Brandt, nước hồ ở Natron
hoàn toàn không bình thường chút nào.
Được biết, tên gọi của hồ Natron được đặt theo một loại khoáng gây ra hiện tượng lượng kiềm cao ở hồ Natron. Với lượng pH vào khoảng
9 - 10,5 và nhiệt độ nước có thể lên tới 140 độ F (60 độ C), người ta tin rằng, hồ Natron không phải là ngôi nhà lý tưởng cho các động vật
ghé chân. Hơn thế, chúng có thể mất mạng bất cứ lúc nào nếu chẳng may sa chân xuống mặt nước.
Thành phần hóa học trong nước hồ là nguyên nhân khiến cho động vật hóa đá.
Theo tìm hiểu, sự kết hợp hóa học của các hóa chất trong nước hồ chính là nguyên nhân đã làm hóa đá các sinh vật như chim, dơi...
Theo thông tin của tờ Nhà khoa học trẻ, nhiếp ảnh gia Brandt đã nhặt được các "tượng sống" này ở quanh hồ. Sau đó, anh đã đặt chúng
lên cành cây để dàn dựng bối cảnh cho các tác phẩm nghệ thuật của mình. Bằng con mắt nghệ thuật, nhiếp ảnh gia tài năng đã làm sống
lại những xác sinh vật vô hồn.
Chim và dơi thường là nạn nhân của Hồ tử thần Natron.
theo CM