Nếu đang sở hữu smartphone, bạn nên biết cách tăng cường bảo mật cho thiết bị để tránh trường hợp rò rỉ thông tin nhạy cảm không đáng có.
Smartphone phát triển đồng nghĩa với việc con người đang phụ thuộc khá nhiều vào thiết bị di động này. Giờ đây, chiếc điện thoại không chỉ có nhiệm vụ nghe gọi, nhắn tin mà còn có khả năng duyệt mail, chi trả cước phí, xem video, chụp hình, quay phim… Do đó, việc bảo vệ thông tin cá nhân, nhạy cảm cần được coi trọng hơn để tránh những trường hợp mất mát không đáng có.
1. Đặt mật khẩu cho máy
Vứt “dế cưng” trên bàn vài phút cũng đủ để ai đó truy cập vào máy bạn và mày mò ra rất nhiều thông tin nhạy cảm. Do đó, hãy tự bảo vệ thiết bị bằng mật khẩu để tránh những kẻ hay táy máy.
Đây là cách đơn giản nhất để bảo vệ dữ liệu cá nhân và hầu hết các thiết bị smartphone hiện hành đều có trang bị tính năng này. Các nhà sản xuất đủ nhạy cảm để hiểu rằng quyền riêng tư là rất quan trọng đối với mỗi người dùng thiết bị.
Nhiều tên trộm, những kẻ ưa rình mò… sẽ tìm cách phá mật khẩu của máy. Và vì thế, để tính bảo mật dược tăng cường, bạn có thể chọn tính năng xoá hết dữ liệu khỏi máy nếu thiết bị liên tiếp không được nhập đúng mật khẩu.
Trên iPhone, tính năng này có thể được bật như sau: Settings > General > Passcode Lock > Erase Data.
Trên Android không có tính năng cài sẵn này. Tuy nhiên, bạn có thể cài đặt thêm phần mềm hãng thứ ba, có tính năng tương tự ví dụ như Autowipe. Đây là một ứng dụng miễn phí và cho phép tải về từ PlayStore.
2. Tắt kết nối mạng khi không sử dụng
Khi không cần sử dụng, tốt nhất bạn nên tắt những ứng dụng kết nối như Bluetooth, Location Services, Near Field Communication (NFC), Wi-Fi hay thậm chí cả Cellular Data để tránh tình trạng có thể bị xâm nhập trái phép vào thiết bị.
Đặc biệt, Location Services và Bluetooth là 2 kết nối rất dễ bị xâm nhập. Rất nhiều ứng dụng có sử dụng dữ liệu từ Location Services mà đôi khi chủ nhân của thiết bị còn không phát hiện ra. Trong khi đó, Bluetooth sẽ trao cơ hội cho Hacker xâm nhập trái phép vào thiết bị của bạn và lấy đi những dữ liệu quan trọng.
3. Không sử dụng ứng dụng “mờ ám”
Ứng dụng “mờ ám” là những ứng dụng được tải lên kho ứng dụng bởi cá nhà sản xuất hãng thứ 3 nhưng chưa được kiểm định về chất lượng. Ứng dụng loại này có thể gây phương hại cho dữ liệu của chủ nhân thiết bị. Do đó, khi tải về một phần mềm nào đó có vẻ thú vị, hãy để ý kĩ tên của nhà sản xuất và nhà phát triển xem liệu đó có phải một thương hiệu uy tín hay không. Nhiều ứng dụng trộm thông tin thường được mạo danh bằng cách hứa hẹn: tăng độ phân giải màn hình, tăng thời lượng pin, tăng tốc độ thiết bị…
Ví dụ, một ứng dụng ngân hàng (hoặc ứng dụng có khả năng xử lý tài chính) sẽ buộc phải có đầy đủ danh tính nhà phát hành (là ngân hàng, công ty) chứ không phải tên một người bán lẻ hay nhà phát triển nào đó.
Ngoài ra, mục đánh giá và bình luận của người dùng ứng dụng cũng là phần mà bạn nên lưu tâm trước khi tải về một phần mềm mà mình chưa chắc chắn về độ tin cậy. Hãy xem những người dùng thử trước đó nhận định về nó để có cái nhìn khách quan nhất.
4. Đề phòng ứng dụng tự cài đặt
Sự phát triển của khoa học công nghệ, của smartphones vô tình cũng giúp cho virus xuất hiện trên “dế cưng” theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi nó là những ứng dụng “mờ ám” chạy ngầm khi người dùng vô tình click vào một đường link nào đó.
Với hệ thống của Android, Google khá “dễ tính” với các phần mềm hãng thứ ba do đó đôi khi nếu bất cẩn, bạn sẽ tự cài đặt một ứng dụng mà mình không hề có chủ đích. Do đó, bạn nên tìm hiểu một số phần mềm quét virus để có thể tăng cường bảo mật cho “dế cưng”.
Người dùng iOS có thể yên tâm hơn với thiết bị của mình bởi lẽ Apple rất nghiêm khắc trong việc lựa chọn đối tác được phép tải phần mềm lên App Store và sẽ có những biện pháp rất nhanh chóng để chặn đứng những ứng dụng gây phương hại cho nhiều dùng bằng nhiều cách.
Tuy nhiên, “táo khuyết” không phải là vô phương xâm hại, do đó, để tự bảo vệ bản thân, tốt nhất bạn không nên nhấn vào những đường dẫn trong tin nhắn SMS, MMS hay email được gửi tới từ các địa chỉ lạ.
5. Cài đặt phần mềm truy tìm điện thoại
Việc sơ xảy để mất điện thoại đôi khi vẫn diễn ra. Do đó, bạn nên có sự đề phòng trước để tránh trường hợp xấu này. Hiện nay trên thị trường đang có những ứng dụng tìm kiếm thiết bị rất tốt và hầu hết trong số chúng đều miễn phí.
Smartphone phát triển đồng nghĩa với việc con người đang phụ thuộc khá nhiều vào thiết bị di động này. Giờ đây, chiếc điện thoại không chỉ có nhiệm vụ nghe gọi, nhắn tin mà còn có khả năng duyệt mail, chi trả cước phí, xem video, chụp hình, quay phim… Do đó, việc bảo vệ thông tin cá nhân, nhạy cảm cần được coi trọng hơn để tránh những trường hợp mất mát không đáng có.
1. Đặt mật khẩu cho máy
Vứt “dế cưng” trên bàn vài phút cũng đủ để ai đó truy cập vào máy bạn và mày mò ra rất nhiều thông tin nhạy cảm. Do đó, hãy tự bảo vệ thiết bị bằng mật khẩu để tránh những kẻ hay táy máy.
Nhiều tên trộm, những kẻ ưa rình mò… sẽ tìm cách phá mật khẩu của máy. Và vì thế, để tính bảo mật dược tăng cường, bạn có thể chọn tính năng xoá hết dữ liệu khỏi máy nếu thiết bị liên tiếp không được nhập đúng mật khẩu.
Trên iPhone, tính năng này có thể được bật như sau: Settings > General > Passcode Lock > Erase Data.
Trên Android không có tính năng cài sẵn này. Tuy nhiên, bạn có thể cài đặt thêm phần mềm hãng thứ ba, có tính năng tương tự ví dụ như Autowipe. Đây là một ứng dụng miễn phí và cho phép tải về từ PlayStore.
Khi không cần sử dụng, tốt nhất bạn nên tắt những ứng dụng kết nối như Bluetooth, Location Services, Near Field Communication (NFC), Wi-Fi hay thậm chí cả Cellular Data để tránh tình trạng có thể bị xâm nhập trái phép vào thiết bị.
Đặc biệt, Location Services và Bluetooth là 2 kết nối rất dễ bị xâm nhập. Rất nhiều ứng dụng có sử dụng dữ liệu từ Location Services mà đôi khi chủ nhân của thiết bị còn không phát hiện ra. Trong khi đó, Bluetooth sẽ trao cơ hội cho Hacker xâm nhập trái phép vào thiết bị của bạn và lấy đi những dữ liệu quan trọng.
3. Không sử dụng ứng dụng “mờ ám”
Ứng dụng “mờ ám” là những ứng dụng được tải lên kho ứng dụng bởi cá nhà sản xuất hãng thứ 3 nhưng chưa được kiểm định về chất lượng. Ứng dụng loại này có thể gây phương hại cho dữ liệu của chủ nhân thiết bị. Do đó, khi tải về một phần mềm nào đó có vẻ thú vị, hãy để ý kĩ tên của nhà sản xuất và nhà phát triển xem liệu đó có phải một thương hiệu uy tín hay không. Nhiều ứng dụng trộm thông tin thường được mạo danh bằng cách hứa hẹn: tăng độ phân giải màn hình, tăng thời lượng pin, tăng tốc độ thiết bị…
4. Đề phòng ứng dụng tự cài đặt
Sự phát triển của khoa học công nghệ, của smartphones vô tình cũng giúp cho virus xuất hiện trên “dế cưng” theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi nó là những ứng dụng “mờ ám” chạy ngầm khi người dùng vô tình click vào một đường link nào đó.
Người dùng iOS có thể yên tâm hơn với thiết bị của mình bởi lẽ Apple rất nghiêm khắc trong việc lựa chọn đối tác được phép tải phần mềm lên App Store và sẽ có những biện pháp rất nhanh chóng để chặn đứng những ứng dụng gây phương hại cho nhiều dùng bằng nhiều cách.
Tuy nhiên, “táo khuyết” không phải là vô phương xâm hại, do đó, để tự bảo vệ bản thân, tốt nhất bạn không nên nhấn vào những đường dẫn trong tin nhắn SMS, MMS hay email được gửi tới từ các địa chỉ lạ.
5. Cài đặt phần mềm truy tìm điện thoại