Thứ Sáu, 23/08/2013 21:58:07
Một quan chức ngành giáo dục ở Indonesia đã soạn thảo kế hoạch yêu cầu các nữ sinh trung học phải trải qua các bài kiểm tra trinh tiết nhằm ngăn chặn quan hệ tình dục trước hôn nhân và bảo vệ các em khỏi nạn mại dâm.
Kế hoạch kiểm tra trinh tiết cho nữ sinh ở Indonesia đã được đề xuất nhiều lần nhưng bị phản đối. Ảnh: AP
Kế hoạch kiểm tra trinh tiết cho nữ sinh ở Indonesia đã được đề xuất nhiều lần nhưng bị phản đối. Ảnh: AP. Ông Muhammad Rasyid, người dẫn đầu phòng giáo dục đào tạo tại TP Prabumulih phía nam đảo Sumatra, Indonesia, cho biết ông muốn bắt đầu kế hoạch này trong năm tới và đã đề xuất ngân sách thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, kế hoạch bị các lãnh đạo khác trong ngành giáo dục ở đây phản đối gay gắt vì cho rằng nó mang tính phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền con người.
Theo ông Muhammad Rasyid, ý tưởng này là “cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em khỏi tệ nạn mại dâm và quan hệ tình dục bừa bãi”. Vị này nói rằng ông sẽ sử dụng ngân sách thành phố để thử nghiệm kế hoạch này trong năm tới nếu các nghị sĩ chấp thuận. “Điều này giúp ích cho chính những người phụ nữ. Mỗi nữ sinh đều phải còn trinh tiết, chúng tôi mong rằng các nữ sinh không có những hành động tiêu cực”.
Bài kiểm tra sẽ được thực hiện trên nữ sinh từ 16 đến 19 tuổi, chia thành nhiều đợt từ khi bước vào trường trung học cho đến khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, các nam sinh lại không phải trải qua bài kiểm tra dù họ có quan hệ tình dục hay chưa.
Được biết, đây là lần thứ ba dự thảo được đưa ra tại quốc gia có đa số người dân theo đạo Hồi. Trước đó, một kế hoạch tương tự ra đời ở phía Tây Java năm 2007, lần nữa được đề nghị ở Sumatra trong năm 2010 và không được thông qua sau khi bị người dân công khai phản đối.
Nhiều nghị sĩ địa phương và quốc gia, các nhà hoạt động nhân quyền đã phản đối gay gắt ý tưởng này. Họ cho rằng kế hoạch đã ngăn cản quyền được đến trường của nhiều phụ nữ, nhất là nạn nhân trong các vụ tấn công tình dục.“Có nhiều nữ sinh đã bị mất trinh tiết do tai nạn nào đó – đó không phải là lỗi của họ”, một nhà hoạt động chính trị cho biết.
Ủy ban quốc gia Bảo vệ trẻ em cũng đã lên tiếng về kế hoạch mang tính bảo thủ này. “Mất trinh tiết không chỉ đơn thuần do quan hệ tình dục, chơi thể thao, bẩm sinh hoặc các yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân”, Arist Merdeka Sirait – người phát ngôn của ủy ban này - cho biết.
Bên cạnh sự phản đối, kế hoạch nhận được sự ủng hộ từ một số chính trị gia bảo thủ ở địa phương. “Trinh tiết là điều thiêng liêng nên nếu nữ sinh mất đi trinh tiết trước khi kết hôn thì thật nhục nhã”, Jakarta Post dẫn lời Hasrul Azwar, lãnh đạo đảng Hồi giáo Công lý Thịnh vượng.
Điều đáng nói là dự thảo chỉ đưa ra các bài kiểm tra chứ không hề đề cập đến việc nếu nữ sinh không còn trinh sẽ bị mức trừng phạt như thế nào. Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục Indonesia Muhammad Nuh cũng lên tiếng phản đối kế hoạch và cho rằng quận cần “một biện pháp khôn ngoan hơn để giải quyết vấn đề quan hệ tình dục tuổi vị thành niên”.
Theo L. Thoa
Kế hoạch kiểm tra trinh tiết nữ sinh bị phản đối
Một quan chức ngành giáo dục ở Indonesia đã soạn thảo kế hoạch yêu cầu các nữ sinh trung học phải trải qua các bài kiểm tra trinh tiết nhằm ngăn chặn quan hệ tình dục trước hôn nhân và bảo vệ các em khỏi nạn mại dâm.
Kế hoạch kiểm tra trinh tiết cho nữ sinh ở Indonesia đã được đề xuất nhiều lần nhưng bị phản đối. Ảnh: AP
Kế hoạch kiểm tra trinh tiết cho nữ sinh ở Indonesia đã được đề xuất nhiều lần nhưng bị phản đối. Ảnh: AP. Ông Muhammad Rasyid, người dẫn đầu phòng giáo dục đào tạo tại TP Prabumulih phía nam đảo Sumatra, Indonesia, cho biết ông muốn bắt đầu kế hoạch này trong năm tới và đã đề xuất ngân sách thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, kế hoạch bị các lãnh đạo khác trong ngành giáo dục ở đây phản đối gay gắt vì cho rằng nó mang tính phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền con người.
Theo ông Muhammad Rasyid, ý tưởng này là “cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em khỏi tệ nạn mại dâm và quan hệ tình dục bừa bãi”. Vị này nói rằng ông sẽ sử dụng ngân sách thành phố để thử nghiệm kế hoạch này trong năm tới nếu các nghị sĩ chấp thuận. “Điều này giúp ích cho chính những người phụ nữ. Mỗi nữ sinh đều phải còn trinh tiết, chúng tôi mong rằng các nữ sinh không có những hành động tiêu cực”.
Bài kiểm tra sẽ được thực hiện trên nữ sinh từ 16 đến 19 tuổi, chia thành nhiều đợt từ khi bước vào trường trung học cho đến khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, các nam sinh lại không phải trải qua bài kiểm tra dù họ có quan hệ tình dục hay chưa.
Được biết, đây là lần thứ ba dự thảo được đưa ra tại quốc gia có đa số người dân theo đạo Hồi. Trước đó, một kế hoạch tương tự ra đời ở phía Tây Java năm 2007, lần nữa được đề nghị ở Sumatra trong năm 2010 và không được thông qua sau khi bị người dân công khai phản đối.
Nhiều nghị sĩ địa phương và quốc gia, các nhà hoạt động nhân quyền đã phản đối gay gắt ý tưởng này. Họ cho rằng kế hoạch đã ngăn cản quyền được đến trường của nhiều phụ nữ, nhất là nạn nhân trong các vụ tấn công tình dục.“Có nhiều nữ sinh đã bị mất trinh tiết do tai nạn nào đó – đó không phải là lỗi của họ”, một nhà hoạt động chính trị cho biết.
Ủy ban quốc gia Bảo vệ trẻ em cũng đã lên tiếng về kế hoạch mang tính bảo thủ này. “Mất trinh tiết không chỉ đơn thuần do quan hệ tình dục, chơi thể thao, bẩm sinh hoặc các yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân”, Arist Merdeka Sirait – người phát ngôn của ủy ban này - cho biết.
Bên cạnh sự phản đối, kế hoạch nhận được sự ủng hộ từ một số chính trị gia bảo thủ ở địa phương. “Trinh tiết là điều thiêng liêng nên nếu nữ sinh mất đi trinh tiết trước khi kết hôn thì thật nhục nhã”, Jakarta Post dẫn lời Hasrul Azwar, lãnh đạo đảng Hồi giáo Công lý Thịnh vượng.
Điều đáng nói là dự thảo chỉ đưa ra các bài kiểm tra chứ không hề đề cập đến việc nếu nữ sinh không còn trinh sẽ bị mức trừng phạt như thế nào. Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục Indonesia Muhammad Nuh cũng lên tiếng phản đối kế hoạch và cho rằng quận cần “một biện pháp khôn ngoan hơn để giải quyết vấn đề quan hệ tình dục tuổi vị thành niên”.
Theo L. Thoa