- Những ấu trùng ruồi đục sâu 12mm bên trong đầu 1 phụ nữ trẻ người Anh trở về từ Peru, tạo ra những tiếng sột soạt trong tai.
Trở về nhà ở nước Anh sau chuyến đi dài sang Peru, Rochelle Harris vẫn còn nghe những tiếng sột soạt bên tai. Khi bắt đầu bị đau đầu dữ dội và chảy mủ ở 1 bên tai, cô quyết định đi gặp bác sĩ.
Theo nguồn tin Sky News, vị bác sĩ khám đầu tiên xua tay bảo chỉ là nhiễm trùng tai, nhưng sau đó các chuyên gia phát hiện trong tai cô có các con giòi ăn thịt đang ký sinh.
Các kiểm tra cho thấy, may thay Harris không bị tổn thương ở màng nhĩ, mạch máu hay tế bào thần kinh mặt, nhưng các con giòi này đã khoét 1 lỗ sâu 12mm trên thành lỗ tai.
“Tôi rất sợ. Tôi phân vân không biết nó đã vào trong não chưa. Tôi chắc mẩm, chắc là gay lắm đây,” Harris nói.
Người phụ nữ nhớ lại, hồi ở Peru cô chỉ lôi 1 con ruồi khỏi tai. Ban đầu các bác sĩ điều trị cô theo kiểu xử trí vết muỗi cắn thông thường. Đến khi phát hiện ra giòi, họ cố gắng dùng dầu olive để xối chúng ra bên ngoài nhưng vô hiệu.
“Đó là khoảng thời gian dài nhất mà tôi phải chờ đợi… Tôi vẫn có thể cảm nhận được và nghe thấy lũ giòi, ý thức rõ những tiếng sột soạt đó là gì, và biết được cảm giác có cái gì ngọ nguậy là thế nào,” Harris nói với Reuters.
Harris cuối cùng trải qua phẫu thuật, trong đó các bác sĩ lấy ra cả 1 ổ giòi lúc nhúc, một số con trong số đó đã đẻ trứng.
Theo tạp chí LiveScience, số giòi này là ấu trùng của loài ruồi có tên Cochliomyia hominivorax. Loài ruồi này sinh sản trong các vết thương động vật có vú, bao gồm cả con người. Con ruồi cái có thể để tới 250 trứng, và trứng có thể nở trong vòng 24 tiếng.
Fox News cho biết, trong 1 vụ việc tương tự năm 2012, một cụ bà 92 tuổi sống trong trại dưỡng lão đã bị tới 57 con giòi bò trong tai. Các bác sĩ nói, bệnh nhân Alzheimer này phải chịu đựng lũ giòi trong ít nhất 2-3 ngày trước khi được nhân viên nhà dưỡng lão đưa đi bệnh viện.
Ruồi Cochliomyia hominivorax từng tồn tại ở Mỹ nhưng đã được loại bỏ thành công vào năm 1959. Ngày nay giống này tồn tại ở hầu khắp các vùng nhiệt đới.
Trong khi đó Harris cho hay, trải nghiệm đặc biệt vừa rồi đem lại 1 điều tích cực cho cô. “Giờ thì tôi không còn hoảng loạn trước lũ rệp nữa rồi. Đã đến mức giòi chui vào đầu rồi thì còn ngán gì nữa cơ chứ?”/.
Theo nguồn tin Sky News, vị bác sĩ khám đầu tiên xua tay bảo chỉ là nhiễm trùng tai, nhưng sau đó các chuyên gia phát hiện trong tai cô có các con giòi ăn thịt đang ký sinh.
Các kiểm tra cho thấy, may thay Harris không bị tổn thương ở màng nhĩ, mạch máu hay tế bào thần kinh mặt, nhưng các con giòi này đã khoét 1 lỗ sâu 12mm trên thành lỗ tai.
Nạn nhân người Anh |
“Tôi rất sợ. Tôi phân vân không biết nó đã vào trong não chưa. Tôi chắc mẩm, chắc là gay lắm đây,” Harris nói.
Người phụ nữ nhớ lại, hồi ở Peru cô chỉ lôi 1 con ruồi khỏi tai. Ban đầu các bác sĩ điều trị cô theo kiểu xử trí vết muỗi cắn thông thường. Đến khi phát hiện ra giòi, họ cố gắng dùng dầu olive để xối chúng ra bên ngoài nhưng vô hiệu.
“Đó là khoảng thời gian dài nhất mà tôi phải chờ đợi… Tôi vẫn có thể cảm nhận được và nghe thấy lũ giòi, ý thức rõ những tiếng sột soạt đó là gì, và biết được cảm giác có cái gì ngọ nguậy là thế nào,” Harris nói với Reuters.
Harris cuối cùng trải qua phẫu thuật, trong đó các bác sĩ lấy ra cả 1 ổ giòi lúc nhúc, một số con trong số đó đã đẻ trứng.
Loài ruồi đáng sợ Cochliomyia hominivorax (Ảnh: Flickr) |
Theo tạp chí LiveScience, số giòi này là ấu trùng của loài ruồi có tên Cochliomyia hominivorax. Loài ruồi này sinh sản trong các vết thương động vật có vú, bao gồm cả con người. Con ruồi cái có thể để tới 250 trứng, và trứng có thể nở trong vòng 24 tiếng.
Fox News cho biết, trong 1 vụ việc tương tự năm 2012, một cụ bà 92 tuổi sống trong trại dưỡng lão đã bị tới 57 con giòi bò trong tai. Các bác sĩ nói, bệnh nhân Alzheimer này phải chịu đựng lũ giòi trong ít nhất 2-3 ngày trước khi được nhân viên nhà dưỡng lão đưa đi bệnh viện.
Ruồi Cochliomyia hominivorax từng tồn tại ở Mỹ nhưng đã được loại bỏ thành công vào năm 1959. Ngày nay giống này tồn tại ở hầu khắp các vùng nhiệt đới.
Trong khi đó Harris cho hay, trải nghiệm đặc biệt vừa rồi đem lại 1 điều tích cực cho cô. “Giờ thì tôi không còn hoảng loạn trước lũ rệp nữa rồi. Đã đến mức giòi chui vào đầu rồi thì còn ngán gì nữa cơ chứ?”/.