Xác ướp thể hiện trình độ phát triển của một nền văn minh, cũng như chứa đựng rất nhiều thông tin có giá trị truyền lại cho hậu thế.
1. Xác ướp vua Lê Dụ Tông
Mộ vua Lê Dụ Tông được tìm thấy từ năm 1958 tại thôn Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đến năm 1964, mộ mới được khai quật.
Khi được khai quật, thi hài vua Lê Dụ Tông đã bị đét lại, có màu xám nhạt nhưng sau đó toàn thân chuyển thành màu xám đen.
Các khớp xương của nhà vua vẫn có thể co duỗi mềm mại và nhiều vùng da thịt vẫn còn đàn hồi. Chất dầu thơm ngấm vào da, và qua da vào các tạng nên sực mùi thơm.
Các chuyên gia xem xét xác ướp vua Lê Dụ Tông
Những chiếc áo hoàng bào, long bào có thêu nhiều hình rồng 5 móng, khăn gấm thêu hình rồng cùng tấm bia đá khắc chữ Lê triều Dụ Tông hoàng đế đã khẳng định thân thế của nhà vua.
2. Xác ướp bà phi dòng họ Trịnh
Ngôi mộ chứa xác ướp này bắt đầu được các nhà khảo cổ nghiên cứu từ năm 1957 tại Thanh Hóa.
Trước đó, mộ đã bị người dân địa phương đào, xác ướp bị đưa ra khỏi quan tài, vùi lấp tạm bợ giữa đồng 3 ngày rồi chôn lại trong quan tài ngập nước gần 1 tháng.
Khi các nhà khảo cổ tiếp cận, xác ướp vẫn còn nguyên vẹn và bốc mùi dầu thơm. Sau đó, xác ướp được tắm lại bằng nước sạch 5 lần vẫn không hết mùi thơm.
Bia mộ đề thời gian chôn cất thuộc niên hiệu Vĩnh Trị (1676 - 1680). Xác ướp được các chuyên gia xác định là một bà phi thuộc dòng họ Trịnh.
3. Xác ướp bà Phạm Thị Đằng
Ngôi mộ chứa xác ướp nằm ở một gò đất của thôn Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định. Cuộc khai quật diễn ra trong tháng 11/1968.
Ngôi mộ cổ này xây theo kiểu trong quan ngoài quách, được bảo vệ rất chắc chắn và bí mật. Quan tài dày gần 10cm, bằng gỗ ngọc am và gỗ lim ghép lại với nhau.
Đó là người phụ nữ khoảng 60 tuổi, tóc dài chớm hoa râm, làn da toàn thân vẫn trắng mịn, mềm mại, các khớp chân, tay có thể co duỗi dễ dàng.
Xác ướp của hốc mắt vẫn còn rõ lòng đen, trắng, hai hàm răng nhuộm đen cũng chưa rụng chiếc nào...
Về sau, xác ướp được xác định là bà Phạm Thị Đằng, phu nhân của quan thượng phụ Đặng Đình Tướng (1649 - 1735).
4. Xác ướp bà Bùi Thị Khang
Mộ bà Bùi Thị Khang bị bom Mĩ quật lên vào năm 1971 tại gò Lăng Dứa, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Tây.
Cũng như Phạm Thị Đằng, bà Bùi Thị Khang cũng là phu nhân của quan thượng phụ Đặng Đình Tướng.
Thân thế của bà được xác định qua tấm minh tinh (tấm vải rất dài viết chữ Hán cho biết thân phận của người chết) trong quan tài.
5. Xác ướp Đại Tư đồ Nguyễn Bá Khanh
Ngôi mộ cổ được phát hiện vào cuối năm 1982, ở xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hải Dương.
Dân làng phát hiện ra ngôi mộ này khi đào mương thoát nước và đã tự ý bật nắp ngôi mộ mà không thông báo cho chính quyền địa phương.
Khi các nhà khảo cổ tiếp cận hiện trường, xác ướp trong ngôi ngôi mộ đã bị oxy hóa, bốc mùi hôi thối.
Xác ướp được mặc 12 lớp áo, để bên ngoài 20 bộ. Số vải dùng để khâm liệm là 500m2. Các hiện vật khác gồm một hộp đựng dầu bằng gỗ và một cái quạt.
Danh tính của xác ướp được xác định là Đại Tư đồ, quan Thái giám Nguyễn Bá Khanh mất vào thế kỷ 18, thọ 64 tuổi.