Dù có nhiều cuộc đấu tranh loại bỏ hủ tục này nhưng người bản xứ vẫn xem đây là cách giáo dục các em gái.
Dư luận Ai Cập những ngày qua đang nóng lên bởi cái chết của bé gáiSuhair al Bata'a.
Cô bé 13 tuổi sinh sống ở ngôi làng phía Bắc Cairo đã chết vì tụt huyết áp quá nhanh trong lúc cắt âm vật (bao quy đầu nữ).
Các tổ chức y tế quốc tế nhiều năm nay vẫn lên án hủ tục này và năm 2008 việc cắt âm vật bắt đầu bị coi là bất hợp.
Tuy nhiên, người bản xứ vẫn cho rằng đây là cách tốt để các em gái kiềm chế ham muốn tình dục.
'Tôi đã đưa 3 con gái đi cắt khi chúng 11 tuổi. Đó là điều tốt cho chúng', một phụ nữ tâm sự.
Em Suhair al Bata'a chết trong lúc cắt âm vật
Cắt 'bao quy đầu nữ' nghĩa là một phần bên ngoài của bộ phận sinh dục của bé gái bị cắt bỏ.
Ở một số vùng nông thôn, quy trình này được thực hiện mà không có thuốc gây tê.
Trong nhiều trường hợp, người ta cắt bỏ nhiều quá đến nỗi vết thương trở thành sẹo cục, chỉ còn một lỗ rất nhỏ để đi tiểu.
Nhiều nghiên cứu trên vùng Đông Bắc và Tây Phi, nơi tục cắt âm vật phổ biến nhất, cho thấy hủ tục này dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ước tính hơn 75% phụ nữ Ai Cập trải qua tập tục này
Một nhà nghiên cứu cho biết, nguồn gốc của hủ tục này có từ thời cổ đại, nhưng nay người ta lại gắn nó với yếu tố tín ngưỡng và sự thanh khiết.
Các thủ lĩnh tôn giáo tại Ai Cập trước đây từng nói rằng cắt âm vật không liên quan đến tôn giáo nhưng gần đây một số tu sĩ công khai kêu gọi pháp luật cho phép thực hiện tập tục này.
Nhiều nhà hoạt động nhân quyền ở Ai Cập cho rằng Chính phủ chẳng làm được gì nhiều trong việc bảo vệ các quyền của phụ nữ.
Vì thế, họ cho rằng việc cắt âm vật ở Ai Cập ngày càng khó có khả năng bị xóa bỏ.