Các nhà khoa học vừa tìm thấy hóa thạch của sinh vật từng tồn tại cách đây khoảng 250 triệu năm.
Sinh vật mang tên Bunostegos akokanensis thuộc nhóm Pareiasaurs, là loài bò sát ăn cỏ to lớn sống vào khoảng giữa và cuối kỷ Permi.
Hóa thạch hộp sọ của sinh vật này mới được phát hiện ở khu vực miền Bắc Cộng hòa Niger (châu Phi).
Trên xương sọ của hóa thạch có một loạt các vết tích là những vết gồ lên của bướu.
Các nhà nghiên cứu cho biết loài Pareiasaurs khác cũng có vết tích này trên hộp sọ, nhưng chúng không lớn giống như của Bunostegos.
Hình dạng của một con Bunostegos akokanensis
Hơn nữa, nhiều bằng chứng cho thấy các Bunostegos đã sống tách biệt, độc lập hàng triệu năm trong điều kiện thời tiết cực kỳ khô cằn trên sa mạc.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trước khi những con khủng long đầu tiên được phát hiện 250 triệu năm trước, sinh vật với nhiều bướu trên mặt này đã thống trị sa mạc một thời gian.
Phát hiện này sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới về những loài sinh vật có hình dạng đặc biệt như Bunostegos, đồng thời mở ra kỷ nguyên mới trong giới khoa học.
Trước đây, hầu hết các nhà khoa học đều khẳng định khủng long là loài sinh vật đầu tiên trên trái đất, sống cách nay 243 triệu năm.
Những tiến hóa thời điểm đó đều được cho rằng bắt nguồn từ loài quái vậtnày. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra Bunostegos, chắc chắn các nhà khoa học sẽ có hướng nghiên cứu mới.