VIETHAMVUI

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Hát xẩm - hồn dân tộc trong từng câu hát

    Uot_mi
    Uot_mi
    Moderator
    Moderator


    Tổng số bài gửi : 5003
    Join date : 10/06/2012
    Đến từ : Bến Mộng Mơ

    Hát xẩm - hồn dân tộc trong từng câu hát  Empty Hát xẩm - hồn dân tộc trong từng câu hát

    Bài gửi by Uot_mi Wed Jun 12, 2013 12:46 am




    Hát xẩm, một trong những loại diễn xướng dân gian đặc sắc của dân tộc Việt. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử, xẩm vẫn tồn tại và trở thành di sản văn hóa dân tộc.
    1
    Tên gọi và lịch sử loại hình hát xẩm
    Hát Xẩm (hay còn gọi là hát rong) là một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian cổ truyền của dân tộc, vừa bình dân, vừa chuyên nghiệp, vừa độc đáo, vừa đặc sắc lại vừa quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam. Hát xẩm có nguồn gốc từ lâu đời, là một trong những "món ăn tinh thần" của người dân Việt Nam.
    Hát xẩm - hồn dân tộc trong từng câu hát  353b5248b8c037ce27af491e2ad04063
    Theo truyền thuyết, đời nhà Trần, vua cha Trần Thánh Tông có hai hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt rồi đem bỏ giữa rừng sâu. Tỉnh dậy, hai mắt mù loà nên Trần Quốc Đĩnh chỉ biết than khóc rồi thiếp đi. Trong mơ bụt hiện ra dạy cho ông cách làm một cây đàn với dây đàn làm bằng dây rừng và gẩy bằng que nứa. Tỉnh dậy, ông mò mẫm làm cây đàn và thật lạ kỳ, cây đàn vang lên những âm thanh rất hay khiến chim muông sà xuống nghe và mang hoa quả đến cho ông ăn. Sau đó, những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm thấy và đưa ông về. Trần Quốc Đĩnh dạy đàn cho những người nghèo, người khiếm thị. Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông lan đến tận hoàng cung, vua vời ông vào hát và nhận ra con mình. Trở lại đời sống cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người dân để họ có nghề kiếm sống.
    Hát xẩm đã ra đời từ đó và Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ nghề hát xẩm nói riêng cũng như hát xướng dân gian Việt Nam nói chung. Người dân lấy ngày 22 tháng 2 và 22 tháng 8 âm lịch làm ngày giỗ của ông. Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã lập ra một giải thưởng mang tên Trần Quốc Đĩnh nhằm tôn vinh, hỗ trợ các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà sưu tầm, nghiên cứu, nhà báo có công lao, đóng góp cho lĩnh vực âm nhạc truyền thống và trao giải lần đầu tiên năm 2008.
    Theo chính sử thì vua Trần Thánh Tông không có hoàng tử tên Đĩnh hay Toán. Thái tử con vua Thánh Tông tên là Khảm, sau lên ngôi là vua Nhân Tông; một người con nữa là Tả Thiên vương. Vì vậy nguồn gốc hát xẩm là dựa trên thánh tích chứ không truy được ra trong chính sử.[


    2
    Nhạc cụ
    Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Có tài liệu cho rằng đàn bầu khởi thuỷ là nhạc cụ đặc trưng của hát xẩm, sau do đàn nhị dễ chơi hơn và có âm lượng tốt hơn (phù hợp với chỗ đông người) nên thường được sử dụng.
    Hát xẩm - hồn dân tộc trong từng câu hát  1f3f06ea578e4c0caa4649fff11bd44a
    Để thay cho đàn nhị truyền thống, có thể dùng đàn gáo. Đây là loại đàn được phát triển từ đàn nhị nhưng to và dài hơn, thích hợp khi đệm cho giọng trầm. Sênh dùng đệm nhịp cho hát xẩm có thể là sênh sứa (gồm hai thanh tre hoặc gỗ) hoặc sênh tiền (có gắn thêm những đồng tiền kim loại để tạo âm thanh xúc xắc). Ngoài ra, đàn đáy, trống cơm, sáo và thanh la cũng có thể hiện diện trong hát xẩm.


    3
    Làn điệu, ca từ
    Xẩm có hai làn điệu chính là xẩm chợ và xẩm cô đào. "Hát xẩm chợ, điệu hát mạnh, những tiếng đệm, tiếng đưa hơi đều hát nổi tiếng bằng lời hát chính và đệm đàn bầu hay nhị với sênh phách; còn hát xẩm cô đào thì điệu hát dịu dàng hơn, những tiếng đệm và tiếng đưa hơi lẫn vào lời chính, cốt giúp cho có nhiều dư âm và bắt khúc được dễ dàng. Hát xẩm cô đào đệm đàn đáy và sênh phách, không dùng đàn bầu và nhị."[4]. Ngoài ra xẩm còn sử dụng nhiều làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ khác như trống quân, cò lả, hát ví, ru em, quan họ, chèo,... hoặc ngâm thơ các điệu bồng mạc, sa mạc. Các làn điệu dân ca khác khi được dùng trong hát xẩm đã được "xẩm hoá" theo phong cách đặc trưng của xẩm. Trên thực tế, cách gọi tên các loại xẩm không phải theo làn điệu mà theo một số tiêu thức khác:
    Hát xẩm - hồn dân tộc trong từng câu hát  1cb206544b249b08b6beb8d623bde9de
    Tên bài xẩm nổi tiếng: xẩm thập ân (theo tên bài xẩm ca ngợi công đức của cha mẹ), xẩm anh Khoá (theo tên bài thơ được hát theo điệu xẩm Tiễn chân anh Khoá xuống tàu của Á Nam Trần Tuấn Khải)...
    Theo mục đích, nội dung bài xẩm: xẩm dân vận (được chính quyền khuyến khích sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng)...
    Theo môi trường biểu diễn: ngoài xẩm chợ và xẩm cô đầu (hay còn gọi là xẩm nhả tơ, xẩm ba bậc, xẩm nhà trò, xẩm huê tình) sau này còn có một dòng xẩm của Hà Nội gọi là xẩm tàu điện thường được hát trên tàu điện.
    Theo địa phương có hát xẩm Hà Nội, hát xẩm Ninh Bình,... Miền Trung và miền Nam cũng có thể loại hát xẩm tuy khác ngoài Bắc. Xẩm miền Trung lấy bài bản từ ca Huế trong khi mền Nam gọi là "nói thơ" chẳng hạn như "nói thơ Lục Vân Tiên".
    Ca từ của xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận; nêu gương các anh hùng, liệt sỹ hay châm biếm những thói hư, tật xấu... hoặc trữ tình. Những bài thơ thường được diễn ca trong hát xẩm: thơ Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Nguyễn Bính...


    4
    Nghệ nhân hát xẩm
    Nghệ nhân hát xẩm: Vũ Đức Sắc (Hà Nội), Thân Đức Chinh (Bắc Giang), Nguyễn Văn Khôi (Hà Nội), Minh Sen, Tô Quốc Phương (Thanh Hoá)... Các nghệ nhân đã mất như: NSND Hà Thị Cầu (Ninh Bình), Trùm Khoản (Sơn Tây), Chánh Trương Mậu (Ninh Bình - chồng nghệ nhân Hà Thị Cầu), Đào Thị Mận (Hưng Yên),Hà Thị Cầu (mới mất)
    Nhà nghiên cứu: Vũ Ngọc Phan, Trần Văn Khê, Trần Việt Ngữ, Hoàng Kiều, Thao Giang...

    ST

      Hôm nay: Sun Nov 17, 2024 4:42 pm