Câu chuyện chia muỗm
Tác giả: Khuyết Danh
Ven Hồ Tây (Hà Nội) có quán Trấn Vũ, thường quen gọi là đền Quán Thánh. Quán có hai hàng muỗm cổ. Có hai cây ở mé phải lối vào, tục truyền được trồng từ đầu nhà Trần.
Sử sách chép vào tháng 5 năm 1255 trồng 500 trượng toàn cây muỗm suốt từ bến Hồng Tân (chợ Bưởi) đến đê quai vạc Tuần Thần, nghĩa là dọc bờ đê sông Cái.
Thăng Long năm ấy được mùa muỗm. Nhân buổi triều tan, vua đãi quần thần một bữa muỗm. Nội quan vâng lệnh chia muỗm. Không biết vì sao lại để sót mất một người. Người đó là quan tiểu hiệu Hoàng Cự Đà. Muỗm ngoài chợ Đông, chợ Tây chả thiếu gì. Nhưng đây là "lộc vua ban", "miếng giữa đàng hơn sàng xó bếp". Hoàng Cự Đà không nói năng gì, ôm hận ra về...
Tháng Chạp năm đó, quân Mông Cổ sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. Vua ra trận. Linh từ quốc mẫu (vợ thái sư Trần Thủ Độ) đưa Hoàng Thái Tử Hoảng và cung phi, công chúa cùng vợ con các tướng lánh xuống mạn Hoàng Giang (Lý Nhân, Hà Nam).
Ngày 13 tháng Chạp, quân Mông Cổ đến bến sông Hồng. Trước thế giặc mạnh, triều đình tạm rút khỏi Thăng Long.
Hoàng Cự Đà ngồi trên một lá thuyền nhẹ rút xuống phía nam. Đến Hoàng Giang, gặp Hoàng Thái tử đi thuyền ngược lên, Cự Đà tránh sang bờ sông bên trái, cho thuyền xuôi gấp. Hoàng Thái tử truyền cho quân gọi to hỏi quân giặc hiện ở đâu? Cự Đà bắc loa miệng trả lời: "Không biết, đi mà hỏi bọn ăn muỗm ấy!".
Nói đoạn bỏ đi, sau buổi ông Táo lên chầu trời một ngày (24 tháng Chạp ta) Trần Thái tông cùng Thái tử Hoảng chỉ huy đoàn thuyền ngược dòng sông Cái, phá tan giặc ở Đông Bộ Đầu giải phóng Thăng Long.
Chiến thắng trở về, mồng một tết Mậu Ngọ (1258), vua ngự chính điện, trăm quan vào chầu, định công, luận tội. Hoàng Thái tử xin khép Cự Đà vào cực hình để răn những kẻ làm tôi bất trung. Trăm quan xanh mắt, không thấy ai nói gì. Vua Trần, tuổi ngoài bốn mươi và sử sách khen là người "khoan nhân đại độ, có lượng đế vương", thủng thẳng dẫn một câu chuyện xưa:
Đời Xuân Thu ở Trung Quốc, nước Trịnh đánh nước Tống. Khi sắp đánh nhau, Hoa Nguyên nước Tống làm thịt dê cho binh sĩ ăn. Người đánh xe là Dương Châm không được ăn. Đến khi đánh nhau, Dương Châm nói: "Con dê hôm trước là quyền ở ông. Việc đánh nhau hôm nay là quyền ở tôi". Nói rồi đánh xe chạy vào hàng quân Trịnh. Cho nên, nước Tống bị thua.
Dẫn chuyện xưa xong, vua nói:
- Cự Đà tội đáng giết cả họ. Nhưng việc Cự Đà là lỗi ở ta.
Vua tự nhận lỗi chia lộc nước chưa công minh để Cự Đà sinh lòng bất trung, mới tha tội chết cho Hoàng Cự Đà và cho sung quân đi đánh giặc, lấy công chuộc tộị
Tác giả: Khuyết Danh
Ven Hồ Tây (Hà Nội) có quán Trấn Vũ, thường quen gọi là đền Quán Thánh. Quán có hai hàng muỗm cổ. Có hai cây ở mé phải lối vào, tục truyền được trồng từ đầu nhà Trần.
Sử sách chép vào tháng 5 năm 1255 trồng 500 trượng toàn cây muỗm suốt từ bến Hồng Tân (chợ Bưởi) đến đê quai vạc Tuần Thần, nghĩa là dọc bờ đê sông Cái.
Thăng Long năm ấy được mùa muỗm. Nhân buổi triều tan, vua đãi quần thần một bữa muỗm. Nội quan vâng lệnh chia muỗm. Không biết vì sao lại để sót mất một người. Người đó là quan tiểu hiệu Hoàng Cự Đà. Muỗm ngoài chợ Đông, chợ Tây chả thiếu gì. Nhưng đây là "lộc vua ban", "miếng giữa đàng hơn sàng xó bếp". Hoàng Cự Đà không nói năng gì, ôm hận ra về...
Tháng Chạp năm đó, quân Mông Cổ sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. Vua ra trận. Linh từ quốc mẫu (vợ thái sư Trần Thủ Độ) đưa Hoàng Thái Tử Hoảng và cung phi, công chúa cùng vợ con các tướng lánh xuống mạn Hoàng Giang (Lý Nhân, Hà Nam).
Ngày 13 tháng Chạp, quân Mông Cổ đến bến sông Hồng. Trước thế giặc mạnh, triều đình tạm rút khỏi Thăng Long.
Hoàng Cự Đà ngồi trên một lá thuyền nhẹ rút xuống phía nam. Đến Hoàng Giang, gặp Hoàng Thái tử đi thuyền ngược lên, Cự Đà tránh sang bờ sông bên trái, cho thuyền xuôi gấp. Hoàng Thái tử truyền cho quân gọi to hỏi quân giặc hiện ở đâu? Cự Đà bắc loa miệng trả lời: "Không biết, đi mà hỏi bọn ăn muỗm ấy!".
Nói đoạn bỏ đi, sau buổi ông Táo lên chầu trời một ngày (24 tháng Chạp ta) Trần Thái tông cùng Thái tử Hoảng chỉ huy đoàn thuyền ngược dòng sông Cái, phá tan giặc ở Đông Bộ Đầu giải phóng Thăng Long.
Chiến thắng trở về, mồng một tết Mậu Ngọ (1258), vua ngự chính điện, trăm quan vào chầu, định công, luận tội. Hoàng Thái tử xin khép Cự Đà vào cực hình để răn những kẻ làm tôi bất trung. Trăm quan xanh mắt, không thấy ai nói gì. Vua Trần, tuổi ngoài bốn mươi và sử sách khen là người "khoan nhân đại độ, có lượng đế vương", thủng thẳng dẫn một câu chuyện xưa:
Đời Xuân Thu ở Trung Quốc, nước Trịnh đánh nước Tống. Khi sắp đánh nhau, Hoa Nguyên nước Tống làm thịt dê cho binh sĩ ăn. Người đánh xe là Dương Châm không được ăn. Đến khi đánh nhau, Dương Châm nói: "Con dê hôm trước là quyền ở ông. Việc đánh nhau hôm nay là quyền ở tôi". Nói rồi đánh xe chạy vào hàng quân Trịnh. Cho nên, nước Tống bị thua.
Dẫn chuyện xưa xong, vua nói:
- Cự Đà tội đáng giết cả họ. Nhưng việc Cự Đà là lỗi ở ta.
Vua tự nhận lỗi chia lộc nước chưa công minh để Cự Đà sinh lòng bất trung, mới tha tội chết cho Hoàng Cự Đà và cho sung quân đi đánh giặc, lấy công chuộc tộị