Leo lên đỉnh Everest hai lần trong 7 ngày
Một người phụ nữ ở Nepal được trao chứng nhận Guiness sau khi leo lên đỉnh núi Everest hai lần chỉ trong một tuần.
Nhà leo núi nữ Chhurim Sherpa. Ảnh: AP
Hôm 25/2, Bộ trưởng Du lịch Posta Bahadur Bogati của Nepal đã trao giấy chứng nhận kỷ lục của Tổ chức Guiness thế giới cho Chhurim Sherpa vì thành tích của cô trong năm qua.
Theo AP, Chhurim đã trèo lên đỉnh ngọn núi Everest cao 8.850 m vào ngày 12/5/2012 trước khi trở về trạm dừng chân để nghỉ ngơi và một tuần sau đó, tức ngày 19/5/2012, cô lại tiếp tục chinh phục đỉnh núi này lần thứ hai. Tuy nhiên người phụ nữ 29 tuổi này cho biết chưa dừng lại ở đó.
"Everest là ngọn núi đầu tiên trong những ngọn núi cao mà tôi đã trèo, nhưng tôi sẽ tiếp tục leo núi và hy vọng sẽ đặt chân lên những đỉnh núi cao hơn thế", Chhurim nói. Cô cho biết trên thế giới không có nhiều nhà leo núi là phụ nữ, và cũng chỉ một ít trong số đó đạt được kỷ lục.
"Phụ nữ khó lập kỷ lục hơn bởi họ không có sức khỏe như đàn ông và thường gặp nhiều khó khăn hơn, chẳng hạn như việc đi toilet", Chhurim giải thích.
Hiệp hội leo núi Nepal cho hay đến nay đã có gần 4.000 người chinh phục đỉnh Everest kể từ khi Edmund Hillary (người New Zealand) và Tenzing Norgay (Nepal) lần đầu tiên chinh phục ngọn núi này vào năm 1953.
H.D
Một người phụ nữ ở Nepal được trao chứng nhận Guiness sau khi leo lên đỉnh núi Everest hai lần chỉ trong một tuần.
Nhà leo núi nữ Chhurim Sherpa. Ảnh: AP
Hôm 25/2, Bộ trưởng Du lịch Posta Bahadur Bogati của Nepal đã trao giấy chứng nhận kỷ lục của Tổ chức Guiness thế giới cho Chhurim Sherpa vì thành tích của cô trong năm qua.
Theo AP, Chhurim đã trèo lên đỉnh ngọn núi Everest cao 8.850 m vào ngày 12/5/2012 trước khi trở về trạm dừng chân để nghỉ ngơi và một tuần sau đó, tức ngày 19/5/2012, cô lại tiếp tục chinh phục đỉnh núi này lần thứ hai. Tuy nhiên người phụ nữ 29 tuổi này cho biết chưa dừng lại ở đó.
"Everest là ngọn núi đầu tiên trong những ngọn núi cao mà tôi đã trèo, nhưng tôi sẽ tiếp tục leo núi và hy vọng sẽ đặt chân lên những đỉnh núi cao hơn thế", Chhurim nói. Cô cho biết trên thế giới không có nhiều nhà leo núi là phụ nữ, và cũng chỉ một ít trong số đó đạt được kỷ lục.
"Phụ nữ khó lập kỷ lục hơn bởi họ không có sức khỏe như đàn ông và thường gặp nhiều khó khăn hơn, chẳng hạn như việc đi toilet", Chhurim giải thích.
Hiệp hội leo núi Nepal cho hay đến nay đã có gần 4.000 người chinh phục đỉnh Everest kể từ khi Edmund Hillary (người New Zealand) và Tenzing Norgay (Nepal) lần đầu tiên chinh phục ngọn núi này vào năm 1953.
H.D