Cả thôn đua nhau làm nhà tiền tỉ
Ở xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang (Quảng Nam) có một thôn gần đây người dân đua nhau làm nhà sàn bằng gỗ trị giá vài tỉ đồng; trong nhà, nội thất đắt tiền cái gì cũng có.
Những ngôi nhà trị giá bạc tỉ ở thôn 2, xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang (Quảng Nam).
Từ trung tâm huyện Nam Giang (Quảng Nam), chúng tôi vượt rừng khoảng 40 km thì về tới thôn 2, xã Tà Pơơ. Thôn có 100% người dân là đồng bào dân tộc Cơ Tu này nằm lọt thỏm giữa rừng già với một bên là sông Bung khô rộc vì thủy điện chặn dòng.
Những ngôi biệt thự gỗ giữa rừng
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một trạm barie dựng ngay đầu thôn. Phía xa xa là những ngôi nhà sàn bằng gỗ cao vút được phun sơn PU láng coóng. Ánh nắng mặt trời rọi vào làm cho những ngôi nhà này thêm sang trọng và choáng ngợp. Vào sâu trong thôn là cả một đại công trường đủ các loại gỗ nằm ngổn ngang. Tiếng máy cưa, máy xẻ, máy bào… của những gia đình đang dựng nhà thay nhau gầm rú xé tan sự im ắng của núi rừng.
Hơn một năm nay, hàng chục thợ mộc từ Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng… đã lên đây dựng lều trại, xưởng mộc phục vụ theo yêu cầu của người dân. “Bọn tôi lên đây làm vì tiền công được trả cao hơn rất nhiều so với dưới xuôi. Nhận thầu liên tục mà đến giờ vẫn chưa hết việc. Có rất nhiều gia đình đang dựng nhà” - một thợ người Đà Nẵng nói.
Trước đây, hơn 50 hộ dân thôn 2 sống trong vùng trũng này hầu như hoàn toàn cách trở với bên ngoài. Muốn vào thôn cũ phải vạch rừng đi bộ 2 tiếng đồng hồ. Sau khi thủy điện Sông Bung 4 chặn dòng thì các hộ dân này được đền bù, có người được gần cả chục tỉ đồng - một con số vô cùng lớn đối với đồng bào. Vì vậy, khi chuyển đến thôn mới (đã có sẵn hạ tầng giao thông, điện, nước) thì người dân thi nhau vung tay tiêu pha. Tiểu thương từ dưới xuôi đưa hàng bán cho người dân thôn 2 cũng tha hồ chặt chém.
Chưa hết choáng ngợp với vẻ bề ngoài của những ngôi biệt thự gỗ tiền tỉ, chúng tôi phải há hốc mồm trước những đồ nội thất sang trọng, cao cấp bày biện trong nhà. Nào là tủ lạnh, tivi siêu mỏng, dàn karaoke, bàn ghế salon, hệ thống đèn led… thứ gì cũng có. Không chỉ thế, nhà nào cũng xây bể nước, cổng chào to tổ chảng cùng tường rào bao quanh. Phụ nữ trong thôn đeo nữ trang trĩu cổ. Thanh niên choai choai thì chạy những chiếc xe máy đắt tiền như Exciter, Air Blade, Nouvo.
Theo ước tính của chúng tôi, bình quân mỗi ngôi nhà tại thôn này phải ngốn 30-35 m3 gỗ. Tổng khối lượng gỗ của cả làng dùng để làm nhà không dưới 1.500 m3. Thậm chí gỗ dùng không hết còn vứt chỏng chơ khắp nơi.
Nhà sàn của Blúp Coóc có giá trị khoảng 3 tỉ đồng.
Không chịu thua ai
Bà Phạm Thị Như, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, cho biết: “Họ được đền bù nhiều vì mỗi nhà sở hữu tới vài chục hecta đất. Không chỉ đền bù đất sản xuất, họ còn được đền bù đất trồng cây ăn trái, vật kiến trúc, nhà cửa; hỗ trợ lương thực, việc làm, con giống, khuyến nông… nên số tiền nhận được là rất lớn”.
Blúp Coóc (22 tuổi) và cha mình được đền bù 8 tỉ đồng. Coóc quyết định sẽ làm nhà 3 tỉ đồng cho mình với tiền công trả thợ là 550 triệu đồng. Một tổ thợ gần chục người từ Hà Tĩnh, Nghệ An do anh Lê Ngọc Thuần (quê huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) làm thợ trưởng trúng thầu. Tổ thợ của anh Thuần nhanh chóng đưa máy móc về nhà Coóc để dựng nhà. Ngôi nhà sàn hai tầng được làm toàn bằng gỗ quý như lim, gõ, dỗi, kiền kiền… với khối lượng dự tính khoảng 100 m3. Nếu thiếu Coóc sẽ mua thêm. Anh Thuần tấm tắc: “Tui chưa thấy nơi mô giàu có và đua nhau làm nhà tiền tỉ như thôn ni. Cả đời tui đi làm thợ cho người ta cũng không dám mơ làm được một góc nhà như của họ. Tiền mô mà nhiều kinh khủng!”. Anh Thuần cho biết khi anh đến nhận nhà thì Coóc giao mọi việc để thợ làm. Thỉnh thoảng Coóc mới ghé qua xem. Nhóm thợ của anh Thuần làm nhà cho Coóc từ đầu năm đến nay vẫn chưa xong vì có quá nhiều công đoạn và phải làm rất tỉ mỉ.
Ở thôn 2, hộ nhận tiền đền bù nhiều nhất phải kể đến là Ploong Dương. Ploong Dương được đền bù tới 12 tỉ đồng. Nhà của Ploong Dương cũng được làm to đùng không dưới 3 tỉ đồng và nằm án ngữ ngay đầu thôn. Những biệt thự gỗ khác của BờNướch AChóc (trưởng thôn), Alăng Biên, Ploong A Hiềm, ZơRâm Tình... cũng có giá toàn tiền tỉ.
A Lăng Páh nói: “Tui nghèo khó nhất, lại già cả nữa nên không thể làm nhà to bằng họ được. Tui làm nhà và mua đất chỉ khoảng 700 triệu đồng thôi à!”. Với Hốih Đen cũng vậy, anh tự hào vì làm được nhà to dù không bằng bạn bè. Hốih Đen hào hứng kể: “Nhà mình làm hết 1,5 tỉ đồng. Làm như thế nhưng vẫn không nhằm nhò gì so với những gia đình khác”. Tuy nhiên, theo các hộ dân thôn 2, Hốih Đen không làm nhà to bằng người khác nhưng lại chơi ngông nhất làng. “Nó tự bỏ ra gần 150 triệu đồng để làm cả thủy điện chỉ để phục vụ riêng cho gia đình. Trong nhà nó có tới hai đường dây điện. Nếu cả thôn mất điện thì nhà nó vẫn có điện từ thủy điện nó tự làm” - một người dân kể.
Hầu hết nhà nào cũng trang bị tivi siêu mỏng, tủ lạnh, loa, dàn karaoke… đắt tiền.
Xài hết thì… đi vay!
Chúng tôi hỏi Hốih Đen: “Hốih Đen làm nhà to thế hết tiền biết lấy gì ăn?”. Hốih Đen cười: “Có tiền đền bù là mình làm nhà, mua sắm hết luôn. Mình sợ sau này không làm được, con cái không có chỗ ở. Tiền ăn thì không hết được đâu. Hết thì mình đi vay” (!?).
16 giờ chiều, mặt trời xuống thấp lè tè sau ngọn núi. Sương mù cũng bắt đầu sà xuống bao trùm thôn 2. Đó cũng là thời điểm người dân thôn 2 bắt đầu tụ tập để… nhậu. Có tiền đền bù, từ người già đến thanh niên mới lớn ngày nào cũng nhậu tới bến. Thanh niên ngà ngà chạy xe máy vu vu trên đường. Người già “chân nam đá chân chiêu” đi loạng choạng.
“Họ không uống bia chai đâu nhé. Toàn dùng bia lon và đồ nhậu từ dưới xuôi mang lên. Xe tải nhỏ chở bia, thực phẩm từ Đà Nẵng còn chạy về tới tận thôn để phục vụ. Một tháng có nhà nhậu hết cả chục triệu đồng. Họ nhậu triền miên, lúc nào cũng thấy mùi rượu bia” - một người thợ đang xây bờ rào cho dân ở đây tặc lưỡi.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang Phạm Thị Như cho biết: “Huyện ủy, UBND huyện đã vận động bà con không nên làm nhà quá lớn và chi tiêu phung phí. Chúng tôi còn tuyên truyền để họ gửi tiền tiết kiệm, dùng tiền để sản xuất lúa, làm trang trại nhưng nhiều hộ không nghe. Huyện đã chỉ đạo xã và thôn không cho người dân tiếp tục vào chặt gỗ. Cuộc sống của bà con gắn liền với rừng nên họ vẫn chặt gỗ và có cả gỗ tích lũy từ trước. Nhưng hầu hết gỗ mua làm nhà đều có nguồn gốc rõ ràng”.
Theo L. P
Ở xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang (Quảng Nam) có một thôn gần đây người dân đua nhau làm nhà sàn bằng gỗ trị giá vài tỉ đồng; trong nhà, nội thất đắt tiền cái gì cũng có.
Những ngôi nhà trị giá bạc tỉ ở thôn 2, xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang (Quảng Nam).
Từ trung tâm huyện Nam Giang (Quảng Nam), chúng tôi vượt rừng khoảng 40 km thì về tới thôn 2, xã Tà Pơơ. Thôn có 100% người dân là đồng bào dân tộc Cơ Tu này nằm lọt thỏm giữa rừng già với một bên là sông Bung khô rộc vì thủy điện chặn dòng.
Những ngôi biệt thự gỗ giữa rừng
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một trạm barie dựng ngay đầu thôn. Phía xa xa là những ngôi nhà sàn bằng gỗ cao vút được phun sơn PU láng coóng. Ánh nắng mặt trời rọi vào làm cho những ngôi nhà này thêm sang trọng và choáng ngợp. Vào sâu trong thôn là cả một đại công trường đủ các loại gỗ nằm ngổn ngang. Tiếng máy cưa, máy xẻ, máy bào… của những gia đình đang dựng nhà thay nhau gầm rú xé tan sự im ắng của núi rừng.
Hơn một năm nay, hàng chục thợ mộc từ Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng… đã lên đây dựng lều trại, xưởng mộc phục vụ theo yêu cầu của người dân. “Bọn tôi lên đây làm vì tiền công được trả cao hơn rất nhiều so với dưới xuôi. Nhận thầu liên tục mà đến giờ vẫn chưa hết việc. Có rất nhiều gia đình đang dựng nhà” - một thợ người Đà Nẵng nói.
Trước đây, hơn 50 hộ dân thôn 2 sống trong vùng trũng này hầu như hoàn toàn cách trở với bên ngoài. Muốn vào thôn cũ phải vạch rừng đi bộ 2 tiếng đồng hồ. Sau khi thủy điện Sông Bung 4 chặn dòng thì các hộ dân này được đền bù, có người được gần cả chục tỉ đồng - một con số vô cùng lớn đối với đồng bào. Vì vậy, khi chuyển đến thôn mới (đã có sẵn hạ tầng giao thông, điện, nước) thì người dân thi nhau vung tay tiêu pha. Tiểu thương từ dưới xuôi đưa hàng bán cho người dân thôn 2 cũng tha hồ chặt chém.
Chưa hết choáng ngợp với vẻ bề ngoài của những ngôi biệt thự gỗ tiền tỉ, chúng tôi phải há hốc mồm trước những đồ nội thất sang trọng, cao cấp bày biện trong nhà. Nào là tủ lạnh, tivi siêu mỏng, dàn karaoke, bàn ghế salon, hệ thống đèn led… thứ gì cũng có. Không chỉ thế, nhà nào cũng xây bể nước, cổng chào to tổ chảng cùng tường rào bao quanh. Phụ nữ trong thôn đeo nữ trang trĩu cổ. Thanh niên choai choai thì chạy những chiếc xe máy đắt tiền như Exciter, Air Blade, Nouvo.
Theo ước tính của chúng tôi, bình quân mỗi ngôi nhà tại thôn này phải ngốn 30-35 m3 gỗ. Tổng khối lượng gỗ của cả làng dùng để làm nhà không dưới 1.500 m3. Thậm chí gỗ dùng không hết còn vứt chỏng chơ khắp nơi.
Nhà sàn của Blúp Coóc có giá trị khoảng 3 tỉ đồng.
Không chịu thua ai
Bà Phạm Thị Như, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, cho biết: “Họ được đền bù nhiều vì mỗi nhà sở hữu tới vài chục hecta đất. Không chỉ đền bù đất sản xuất, họ còn được đền bù đất trồng cây ăn trái, vật kiến trúc, nhà cửa; hỗ trợ lương thực, việc làm, con giống, khuyến nông… nên số tiền nhận được là rất lớn”.
Blúp Coóc (22 tuổi) và cha mình được đền bù 8 tỉ đồng. Coóc quyết định sẽ làm nhà 3 tỉ đồng cho mình với tiền công trả thợ là 550 triệu đồng. Một tổ thợ gần chục người từ Hà Tĩnh, Nghệ An do anh Lê Ngọc Thuần (quê huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) làm thợ trưởng trúng thầu. Tổ thợ của anh Thuần nhanh chóng đưa máy móc về nhà Coóc để dựng nhà. Ngôi nhà sàn hai tầng được làm toàn bằng gỗ quý như lim, gõ, dỗi, kiền kiền… với khối lượng dự tính khoảng 100 m3. Nếu thiếu Coóc sẽ mua thêm. Anh Thuần tấm tắc: “Tui chưa thấy nơi mô giàu có và đua nhau làm nhà tiền tỉ như thôn ni. Cả đời tui đi làm thợ cho người ta cũng không dám mơ làm được một góc nhà như của họ. Tiền mô mà nhiều kinh khủng!”. Anh Thuần cho biết khi anh đến nhận nhà thì Coóc giao mọi việc để thợ làm. Thỉnh thoảng Coóc mới ghé qua xem. Nhóm thợ của anh Thuần làm nhà cho Coóc từ đầu năm đến nay vẫn chưa xong vì có quá nhiều công đoạn và phải làm rất tỉ mỉ.
Ở thôn 2, hộ nhận tiền đền bù nhiều nhất phải kể đến là Ploong Dương. Ploong Dương được đền bù tới 12 tỉ đồng. Nhà của Ploong Dương cũng được làm to đùng không dưới 3 tỉ đồng và nằm án ngữ ngay đầu thôn. Những biệt thự gỗ khác của BờNướch AChóc (trưởng thôn), Alăng Biên, Ploong A Hiềm, ZơRâm Tình... cũng có giá toàn tiền tỉ.
A Lăng Páh nói: “Tui nghèo khó nhất, lại già cả nữa nên không thể làm nhà to bằng họ được. Tui làm nhà và mua đất chỉ khoảng 700 triệu đồng thôi à!”. Với Hốih Đen cũng vậy, anh tự hào vì làm được nhà to dù không bằng bạn bè. Hốih Đen hào hứng kể: “Nhà mình làm hết 1,5 tỉ đồng. Làm như thế nhưng vẫn không nhằm nhò gì so với những gia đình khác”. Tuy nhiên, theo các hộ dân thôn 2, Hốih Đen không làm nhà to bằng người khác nhưng lại chơi ngông nhất làng. “Nó tự bỏ ra gần 150 triệu đồng để làm cả thủy điện chỉ để phục vụ riêng cho gia đình. Trong nhà nó có tới hai đường dây điện. Nếu cả thôn mất điện thì nhà nó vẫn có điện từ thủy điện nó tự làm” - một người dân kể.
Hầu hết nhà nào cũng trang bị tivi siêu mỏng, tủ lạnh, loa, dàn karaoke… đắt tiền.
Xài hết thì… đi vay!
Chúng tôi hỏi Hốih Đen: “Hốih Đen làm nhà to thế hết tiền biết lấy gì ăn?”. Hốih Đen cười: “Có tiền đền bù là mình làm nhà, mua sắm hết luôn. Mình sợ sau này không làm được, con cái không có chỗ ở. Tiền ăn thì không hết được đâu. Hết thì mình đi vay” (!?).
16 giờ chiều, mặt trời xuống thấp lè tè sau ngọn núi. Sương mù cũng bắt đầu sà xuống bao trùm thôn 2. Đó cũng là thời điểm người dân thôn 2 bắt đầu tụ tập để… nhậu. Có tiền đền bù, từ người già đến thanh niên mới lớn ngày nào cũng nhậu tới bến. Thanh niên ngà ngà chạy xe máy vu vu trên đường. Người già “chân nam đá chân chiêu” đi loạng choạng.
“Họ không uống bia chai đâu nhé. Toàn dùng bia lon và đồ nhậu từ dưới xuôi mang lên. Xe tải nhỏ chở bia, thực phẩm từ Đà Nẵng còn chạy về tới tận thôn để phục vụ. Một tháng có nhà nhậu hết cả chục triệu đồng. Họ nhậu triền miên, lúc nào cũng thấy mùi rượu bia” - một người thợ đang xây bờ rào cho dân ở đây tặc lưỡi.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang Phạm Thị Như cho biết: “Huyện ủy, UBND huyện đã vận động bà con không nên làm nhà quá lớn và chi tiêu phung phí. Chúng tôi còn tuyên truyền để họ gửi tiền tiết kiệm, dùng tiền để sản xuất lúa, làm trang trại nhưng nhiều hộ không nghe. Huyện đã chỉ đạo xã và thôn không cho người dân tiếp tục vào chặt gỗ. Cuộc sống của bà con gắn liền với rừng nên họ vẫn chặt gỗ và có cả gỗ tích lũy từ trước. Nhưng hầu hết gỗ mua làm nhà đều có nguồn gốc rõ ràng”.
Theo L. P