Rủ nhau lăn trên thức ăn thừa để chữa bệnh
Dù nhiều nhà hoạt động xã hội đang kêu bãi bỏ tục lệ này, không ít người vẫn tin rằng việc lăn trên thức ăn thừa giúp họ khỏi bệnh.
Những người Dalit tin rằng việc lăn mịnh trên thức ăn thừa của tầng lớp xã hội cao hơn có thể giúp họ chữa bệnh tật. Ảnh: O.C
Madey Snana là một nghi thức đặc biệt ở bang Karnataka, Ấn Độ. Nó được tổ chức hằng năm tại ngôi chùa Kukke Subramanya 4.000 năm tuổi ở tỉnh Mangalore. Trong nghi thức này, Dalits (những người thuộc đẳng cấp thấp) sẽ lăn mình trên thức ăn thừa của các Brahmins (người ở đẳng cấp cao hơn) vì họ tin rằng khi làm thế mọi rắc rối và bệnh tật sẽ tiêu tan.
Theo Oddity Central, Madey Snana diễn ra hằng năm trong lễ hội Champa Shasti hay Subramanya Shasti. Chỉ tính riêng trong năm ngoái đã có tới 25.000 người cùng tham gia vào tục lệ này. Và mặc dù chính quyền địa phương đã cố gắng rất nhiều để bãi bỏ, những người mê tín vẫn cho rằng họ sẽ lành bệnh.
Các tổ chức phúc lợi xã hội đại diện cho những người thuộc đẳng cấp thấp cho rằng tục Snana là "vô nhân đạo" và "không thể chấp nhận được". "Nếu như nó có thể giúp chữa bệnh một cách hiệu nghiệm, vậy chính quyền nên đóng cửa hết các trường y tế và bệnh viện", Panditaradhya Shivacharya Swami, một nhân viên xã hội, nói với thái độ mỉa mai. "Tập tục này cũng khắc nghiệt như tục Sati (góa phụ bị thiêu trước mộ chồng) và tục ép trẻ kết hôn sớm. Chính phủ cần phải hành động thật mạnh tay với những trường hợp như thế".
Bộ trưởng Phúc lợi xã hội Narayanaswamy, một người thuộc đẳng cấp thấp, cho biết: “Tôi không quan tâm đẳng cấp nào lăn trên những thức ăn có chứa nước bọt của những người Brahmins. Việc làm này thật kinh tởm và không khoa học chút nào".
Năm ngoái, chính phủ đã ban hành lệnh cấm người dân thực hiện tục lệ này trong hoạt động lễ hội, tuy nhiên nó lại nhận được những phản ứng trái chiều từ người dân. Họ đe dọa nếu không cho phép thực hiện nghi lễ của tổ tiên, họ sẽ không tham gia bất cứ hoạt động nào nằm trong khuôn khổ của lễ hội. Sau khi nhà hoạt động xã hội K.H. Shivaran bị đánh đập dã man vì biểu tình chống lại thủ tục này, chính phủ đã phải hủy bỏ lệnh cấm và cho phép người dân được theo đuổi những tín ngưỡng của họ.
H. D
Dù nhiều nhà hoạt động xã hội đang kêu bãi bỏ tục lệ này, không ít người vẫn tin rằng việc lăn trên thức ăn thừa giúp họ khỏi bệnh.
Những người Dalit tin rằng việc lăn mịnh trên thức ăn thừa của tầng lớp xã hội cao hơn có thể giúp họ chữa bệnh tật. Ảnh: O.C
Madey Snana là một nghi thức đặc biệt ở bang Karnataka, Ấn Độ. Nó được tổ chức hằng năm tại ngôi chùa Kukke Subramanya 4.000 năm tuổi ở tỉnh Mangalore. Trong nghi thức này, Dalits (những người thuộc đẳng cấp thấp) sẽ lăn mình trên thức ăn thừa của các Brahmins (người ở đẳng cấp cao hơn) vì họ tin rằng khi làm thế mọi rắc rối và bệnh tật sẽ tiêu tan.
Theo Oddity Central, Madey Snana diễn ra hằng năm trong lễ hội Champa Shasti hay Subramanya Shasti. Chỉ tính riêng trong năm ngoái đã có tới 25.000 người cùng tham gia vào tục lệ này. Và mặc dù chính quyền địa phương đã cố gắng rất nhiều để bãi bỏ, những người mê tín vẫn cho rằng họ sẽ lành bệnh.
Các tổ chức phúc lợi xã hội đại diện cho những người thuộc đẳng cấp thấp cho rằng tục Snana là "vô nhân đạo" và "không thể chấp nhận được". "Nếu như nó có thể giúp chữa bệnh một cách hiệu nghiệm, vậy chính quyền nên đóng cửa hết các trường y tế và bệnh viện", Panditaradhya Shivacharya Swami, một nhân viên xã hội, nói với thái độ mỉa mai. "Tập tục này cũng khắc nghiệt như tục Sati (góa phụ bị thiêu trước mộ chồng) và tục ép trẻ kết hôn sớm. Chính phủ cần phải hành động thật mạnh tay với những trường hợp như thế".
Bộ trưởng Phúc lợi xã hội Narayanaswamy, một người thuộc đẳng cấp thấp, cho biết: “Tôi không quan tâm đẳng cấp nào lăn trên những thức ăn có chứa nước bọt của những người Brahmins. Việc làm này thật kinh tởm và không khoa học chút nào".
Năm ngoái, chính phủ đã ban hành lệnh cấm người dân thực hiện tục lệ này trong hoạt động lễ hội, tuy nhiên nó lại nhận được những phản ứng trái chiều từ người dân. Họ đe dọa nếu không cho phép thực hiện nghi lễ của tổ tiên, họ sẽ không tham gia bất cứ hoạt động nào nằm trong khuôn khổ của lễ hội. Sau khi nhà hoạt động xã hội K.H. Shivaran bị đánh đập dã man vì biểu tình chống lại thủ tục này, chính phủ đã phải hủy bỏ lệnh cấm và cho phép người dân được theo đuổi những tín ngưỡng của họ.
H. D