Nghi lễ quất roi... cầu mưa lạ lùng ở Indonesia
- Tại nhiều nơi trên đất nước Indonesia hiện vẫn còn tồn tại một nghi lễ rất lạ có tên là Ujungan, trong đó mọi người cầm roi quất lẫn nhau đến khi chảy máu với hi vọng trời sẽ có mưa.
Người dân của các làng này khao khát mưa tới nỗi họ phải sử dụng tới một nghi lễ cổ trong đó mọi người tấn công lẫn nhau bằng roi với mong muốn hành động đó có thể tác động tới thời tiết. Nghi lễ Ujungan này bắt nguồn từ truyền thống của những đứa trẻ chăn gia súc, vốn thường xuyên phải đấu tranh để giành phần nước cho gia súc của mình.
Hai đối thủ trong cuộc “giao đấu”
Dụng cụ trong nghi lễ là roi được làm từ sống lá cây cọ đường, được xoắn tết lại với nhau cho thật chặt. Sau đó dưới sự giám sát của một trọng tài và đám đông người xem đầy phấn khích, mỗi người tham gia sẽ phải “chịu trận” 5 lần đánh, tránh những khu vực dưới bụng và vùng cổ. Để tăng thêm không khí của cuộc chiến đấu, âm nhạc cũng như âm thanh của từng hồi trống sẽ được nổi lên phụ họa.
Máu chảy xuống từ da thịt của những người tham gia sẽ được coi như dấu hiệu lời thỉnh cầu mong mưa xuống của họ được chấp thuận. Có lẽ chính vì thế mà trận đánh được coi như một cuộc “tế máu”.
Những người tham gia buổi lễ không hề tỏ ra run sợ, ngược lại còn cười rất tươi
Thay vì quằn quại vì đau đớn sau mỗi trận đánh, những người tham gia lại không tỏ ra một chút sợ hãi nào thậm chí có một số người còn cười rất tươi và nhảy múa.
Hiện nay, Ujungan không còn là một sự kiện được tổ chức hàng năm nữa mà thông thường chỉ được tổ chức khi dân chúng thực sự khao khát mưa xuống.
A. K
- Tại nhiều nơi trên đất nước Indonesia hiện vẫn còn tồn tại một nghi lễ rất lạ có tên là Ujungan, trong đó mọi người cầm roi quất lẫn nhau đến khi chảy máu với hi vọng trời sẽ có mưa.
Người dân của các làng này khao khát mưa tới nỗi họ phải sử dụng tới một nghi lễ cổ trong đó mọi người tấn công lẫn nhau bằng roi với mong muốn hành động đó có thể tác động tới thời tiết. Nghi lễ Ujungan này bắt nguồn từ truyền thống của những đứa trẻ chăn gia súc, vốn thường xuyên phải đấu tranh để giành phần nước cho gia súc của mình.
Hai đối thủ trong cuộc “giao đấu”
Dụng cụ trong nghi lễ là roi được làm từ sống lá cây cọ đường, được xoắn tết lại với nhau cho thật chặt. Sau đó dưới sự giám sát của một trọng tài và đám đông người xem đầy phấn khích, mỗi người tham gia sẽ phải “chịu trận” 5 lần đánh, tránh những khu vực dưới bụng và vùng cổ. Để tăng thêm không khí của cuộc chiến đấu, âm nhạc cũng như âm thanh của từng hồi trống sẽ được nổi lên phụ họa.
Máu chảy xuống từ da thịt của những người tham gia sẽ được coi như dấu hiệu lời thỉnh cầu mong mưa xuống của họ được chấp thuận. Có lẽ chính vì thế mà trận đánh được coi như một cuộc “tế máu”.
Những người tham gia buổi lễ không hề tỏ ra run sợ, ngược lại còn cười rất tươi
Thay vì quằn quại vì đau đớn sau mỗi trận đánh, những người tham gia lại không tỏ ra một chút sợ hãi nào thậm chí có một số người còn cười rất tươi và nhảy múa.
Hiện nay, Ujungan không còn là một sự kiện được tổ chức hàng năm nữa mà thông thường chỉ được tổ chức khi dân chúng thực sự khao khát mưa xuống.
A. K