Phải khóc trong ngày cưới nếu không muốn là gái hư
Các cô dâu tại một số ngôi làng phải khóc trong ngày cưới, nếu không sẽ bị xem là không được dạy dỗ đến nơi đến chốn.
Tập tục này hiện được áp dụng tại tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc. Theo tục lệ thì các cô dâu ở đây sẽ phải khóc vào ngày cưới dù muốn hay không.
Cô dâu khóc trong ngày cưới được xem là biểu hiện được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Ảnh: hnfwzwhyc.com
Oddity Central đưa tin nghi lễ khóc trong ngày cưới được áp dụng nhiều vào thế kỷ 17 và kéo dài đến cuối triều đại nhà Thanh vào năm 1911. Tương truyền rằng tục lệ này bắt nguồn từ thời Chiến Quốc (năm 475 đến 221 trước công nguyên). Theo các ghi chép lịch sử thì khi công chúa của nước Triệu chuẩn bị khởi hành về nhà chồng ở nước Yên, mẹ cô đã khóc dưới chân cô và mong con gái về thăm nhà trong thời gian sớm nhất.
Mặc dù hiện tục lệ này không còn phổ biến như xưa, vẫn có khá nhiều gia đình thực hiện nó. Đối với những cô dâu ở dân tộc Tujia, tỉnh Tứ Xuyên, đây là một thủ tục bắt buộc trong đám cưới. Nghi lễ này cũng tương đối đơn giản, chỉ cần cô dâu rơi nước mắt. Nếu cô không khóc hoặc không thể khóc, những người hàng xóm sẽ xem cô là người không được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Tệ hơn, cô ta có thể sẽ bị những người dân trong làng chê cười. Có cô dâu còn bị mẹ đánh không nương tay vì không khóc trong ngày cưới.
Ở những vùng khác nhau trong tỉnh Tứ Xuyên tục lệ này được thực hiện khác nhau. Chẳng hạn như ở phía tây, đêm nào các cô gái cũng phải ngồi trong phòng lớn và khóc to suốt một tiếng đồng hồ trong vòng một tháng trước ngày cưới. Sau khoảng 10 ngày, mẹ của cô dâu cũng sẽ khóc cùng con gái. 10 ngày sau, bà của cô dâu cũng sẽ cùng tham gia "bữa tiệc khóc". Ít ngày tiếp theo, chị gái và dì, thím của cô dâu cũng đến khóc chung.
Một cô dâu khóc lớn khi chuẩn bị chia tay bố mẹ về nhà chồng. Ảnh: O.C
Điều đặc biệt hơn là những người tham gia nghi lễ đôi khi còn khóc theo giai điệu của một bài hát nhằm giúp cho không khí trở nên tươi vui hơn. Một số bài hát có nội dung xoay quanh chủ đề về sự cần cù, cách xã giao và tính hiếu thảo.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, một số cô dâu không chỉ khóc mà còn hét lên hay chửi người mai mối. Nguyên nhân là do từ xưa, những người phụ nữ hầu như không có tiếng nói trong gia đình, chuyện hôn nhân của họ phụ thuộc cả vào tay bà mối. Những người dân ở đây tin rằng nghi lễ khóc trước ngày cưới sẽ góp phần mang lại hạnh phúc cho mái ấm mới của cô dâu.
H. D
Các cô dâu tại một số ngôi làng phải khóc trong ngày cưới, nếu không sẽ bị xem là không được dạy dỗ đến nơi đến chốn.
Tập tục này hiện được áp dụng tại tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc. Theo tục lệ thì các cô dâu ở đây sẽ phải khóc vào ngày cưới dù muốn hay không.
Cô dâu khóc trong ngày cưới được xem là biểu hiện được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Ảnh: hnfwzwhyc.com
Oddity Central đưa tin nghi lễ khóc trong ngày cưới được áp dụng nhiều vào thế kỷ 17 và kéo dài đến cuối triều đại nhà Thanh vào năm 1911. Tương truyền rằng tục lệ này bắt nguồn từ thời Chiến Quốc (năm 475 đến 221 trước công nguyên). Theo các ghi chép lịch sử thì khi công chúa của nước Triệu chuẩn bị khởi hành về nhà chồng ở nước Yên, mẹ cô đã khóc dưới chân cô và mong con gái về thăm nhà trong thời gian sớm nhất.
Mặc dù hiện tục lệ này không còn phổ biến như xưa, vẫn có khá nhiều gia đình thực hiện nó. Đối với những cô dâu ở dân tộc Tujia, tỉnh Tứ Xuyên, đây là một thủ tục bắt buộc trong đám cưới. Nghi lễ này cũng tương đối đơn giản, chỉ cần cô dâu rơi nước mắt. Nếu cô không khóc hoặc không thể khóc, những người hàng xóm sẽ xem cô là người không được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Tệ hơn, cô ta có thể sẽ bị những người dân trong làng chê cười. Có cô dâu còn bị mẹ đánh không nương tay vì không khóc trong ngày cưới.
Ở những vùng khác nhau trong tỉnh Tứ Xuyên tục lệ này được thực hiện khác nhau. Chẳng hạn như ở phía tây, đêm nào các cô gái cũng phải ngồi trong phòng lớn và khóc to suốt một tiếng đồng hồ trong vòng một tháng trước ngày cưới. Sau khoảng 10 ngày, mẹ của cô dâu cũng sẽ khóc cùng con gái. 10 ngày sau, bà của cô dâu cũng sẽ cùng tham gia "bữa tiệc khóc". Ít ngày tiếp theo, chị gái và dì, thím của cô dâu cũng đến khóc chung.
Một cô dâu khóc lớn khi chuẩn bị chia tay bố mẹ về nhà chồng. Ảnh: O.C
Điều đặc biệt hơn là những người tham gia nghi lễ đôi khi còn khóc theo giai điệu của một bài hát nhằm giúp cho không khí trở nên tươi vui hơn. Một số bài hát có nội dung xoay quanh chủ đề về sự cần cù, cách xã giao và tính hiếu thảo.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, một số cô dâu không chỉ khóc mà còn hét lên hay chửi người mai mối. Nguyên nhân là do từ xưa, những người phụ nữ hầu như không có tiếng nói trong gia đình, chuyện hôn nhân của họ phụ thuộc cả vào tay bà mối. Những người dân ở đây tin rằng nghi lễ khóc trước ngày cưới sẽ góp phần mang lại hạnh phúc cho mái ấm mới của cô dâu.
H. D