Cả làng 'sợ' một phiến đá
Chỉ trong vòng gần hai năm di dời phiến đá, cả làng gặp bao nhiêu chuyện nên đã phải rước về chỗ cũ để được yên ổn.
Tương truyền, phiến đá này vốn được dùng làm “bục” đứng của bà Bổi (một nhân vật có công tạo dựng làng Đa Chất) mỗi khi đứng rê thóc. Sau này, khi làm lại đường, vì khối đá án ngữ ngay giữa trục đường chính nên người dân đã dời phiến đá xuống mương nước bên cạnh. Tuy nhiên, sau đó làng xảy ra rất nhiều chuyện “động trời”. Cả làng đành phải làm lễ rước phiến đá về an vị lại ở vị trí cũ và xem như một khối đá thiêng không ái dám đụng tới.
Làng Đa Chất (tên cổ là làng Tông Chất) thuộc xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, nằm bên bờ tả của con sông Nhuệ. Tuy chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến 50 km nhưng ngôi làng này thực sự một “hiện tượng” khó lý giải của giới nghiên cứu văn hóa bởi nó chứa đựng quá nhiều nét khác biệt.
Trong số đó, đáng kể đầu tiên là “phiến đá bà Bổi”. Theo nhiều người dân, nếu đình làng Đa Chất là nơi người dân gửi gắm niềm tin tâm linh thì phiến đá Bà Bổi lại là “bảo vật” nắm giữ vận mệnh của làng. Chính vì thế, dù không được thờ phụng trong đình nhưng phiến đá này lại là vật linh thiêng mà từ già chí trẻ, ai cũng một mực tôn kính, không dám mạo phạm.
Ông Nguyễn Ngọc Đoán (73 tuổi), trước khi ra phiến đá bà Bổi, như một thói quen, ông trịnh trọng thắp hương xin phép ở đình. Phiến đá Bà Bổi nằm chìm giữa mặt đường nhựa, cách cổng đình làng Đa Chất khoảng 150 m về phía phải. Trên bề mặt phiến đá này có 2 vết lõm tròn, tựa như như gót chân người. Ngoài ra, dù đã bị cũ kỹ và xước xát nhưng phiến đá vẫn giữ được màu xanh đặc trưng của loại đá xanh có rất nhiều ở các làng quê Bắc Bộ. Kích thước ước rộng khoảng 40 cm, dài 80 cm.
Trên bề mặt phiến đá này có 2 vết lõm tròn, tựa như như gót chân người. Kích thước ước rộng khoảng 40 cm, dài 80 cm.
Trước đây, làng Đa Chất là đảo hoang, đầm lầy nước đọng, toàn cỏ dại và thú hoang sinh sống. Một hôm, có một tốp người từ phía Tây Nam (vùng Hà Nam) tìm đến gây dựng lán trại. Họ san đất làm ruộng cấy lúa nhưng hễ cứ đến mùa thu hoạch lại bị chuột bọ kéo tới phá hoại. Thất thu nhiều vụ, mọi người chán nản bỏ vùng đất này tìm đến vùng đất mới, duy chỉ còn mỗi người phụ nữ tên là Bổi ở lại.
Bà Bổi nhờ kiên nhẫn khai hoang và chịu khó làm lụng nên đã có được nhiều mùa vụ bội thu và trở thành người giàu có nhất làng. Tuy giàu có nhưng vì bà là người thơm thảo, tốt bụng nên hễ ai đói kém là bà là tìm cách giúp đỡ. Chính vì thế mà nhân dân trong làng mang ơn bà rất nhiều. Phiến đá xanh này chính là “bục” đứng để bà Bổi rê thóc vào mỗi độ thu hoạch lúa. Vì thóc nhiều và bà Bổi phải đứng lâu nên 2 gót chân của bà đã bào mòn mặt đá, tạo thành 2 vết tròn trịa trên phiến đá.
Ông Nguyễn Ngọc Đoán cho biết, lúc ông còn nhỏ, phiến đá Bà Bổi đã nằm ở vị trí bây giờ. Tuy nhiên, do ngày xưa còn là đường đất nên phiến đá nằm chìm khuất giữa đường, không ai để ý. Chỉ khi con cháu thắc mắc thì các cụ mới giải thích rằng đó là phiến đá mà ngày xưa bà Bổi từng đứng rê lúa. Đến năm 1993, do chủ trương bê tông hóa các tuyến đường chạy qua thôn nên khi chuẩn bị làm đường một số người dân xóm Bến đã hò nhau khiêng phiến đá này vứt xuống mương nước ở gần đó. Tuy nhiên, kể từ lúc phiến đá bị dời đi, làng bỗng dưng xảy ra bao nhiêu là chuyện động trời.
“Đầu tiên là vào một ngày đẹp trời, tự dưng cả làng bị bệnh đau mắt đỏ. Già trẻ gái trai… không ai là không bị đau mắt. Cán bộ y tế của xã rồi huyện về tận nơi khám và cấp phát thuốc vẫn không ăn thua. Cả làng lại rồng rắn kéo nhau lên bệnh viện lớn trên Hà Nội khám cũng chẳng mấy người khỏi được. Chỉ đến khi một hộ gia đình tìm ra được một loại lá cây ở gần phiến đá Bà Bổi mang về nấu nước xông thì mới khỏi.
Không lâu sau đó, cả làng bùng lên dịch chó dại. Có thời điểm 10 người bị chó dại cắn chết trong vòng một tháng. Vậy là nhà nào đang nuôi chó cũng đem ra giết rồi mang đi chôn để tránh họa. Thế nhưng vẫn chưa yên. Riêng cái khoản đám thanh niên đi xe máy qua đoạn đường có phiến đá bà Bổi bị tai nạn thì không thể nhớ nổi.
Từ ngày xảy ra biến cố, hễ cứ vật nào làm bằng đá xanh đều được dân làng mang ra gửi ở đình làng.
Chỉ trong vòng có gần hai năm di dời phiến đá mà cả làng gặp bao nhiêu chuyện xảy ra. Vậy là các cụ trong làng ngồi lại với nhau, quyết định phải mời thầy phong thủy về xem lại long mạch. Mấy thầy về rồi lại đi, không tìm được sự khác thường nào. Chỉ có một thầy phong thủy về mấy ngày liền dùng kính chiếu thì bảo phải đổi hướng cổng đình và mang phiến đá Bà Bổi về lại vị trí cũ. Vậy là cả làng lại phải làm lễ tạ thành hoàng làng rồi xin được rước phiến đá về lại vị trí cũ. Thật ngẫu nhiên, khi phiến đá trở về vị trí cũ thì mọi thứ trở nên bình thường như trước…”, ông Đoán thật thà chia sẻ.
Theo cụ Lại Tiến Dũng (84 tuổi) thì không biết từ bao giờ trong làng xuất hiện câu: “Đá Bà Bổi, tội xóm Bến”. Chỉ biết, từ lúc còn là một cậu bé, cụ hay được thầy u dặn dò không được làm gì mạo phạm đến phiến đá Bà Bổi.
“Thời còn nhỏ, nhiều lần đi chăn trâu, lũ trẻ chúng tôi mấy lần định đào hòn đá ấy lên để xem có gì lạ ở phía dưới mà người lớn dặn dò không được đến gần. Tuy nhiên, nhiều lần thực hiện mà vẫn chưa lần nào thành công vì toàn bị người lớn phát hiện. Mãi đến khi tham dự lễ rước đá đặt lại vị trí cũ tôi mới được quan sát kỹ. Phiến đá đấy dày lắm, nó chìm ở dưới cũng độ 50 cm đấy. Một người bê không được, phải mấy người bê cơ. Bây giờ, một số cháu nghịch ngợm, thi thoảng đi qua đây ướm chân vào hai vết lõm. Nhưng mỗi khi như thế là bố mẹ nó lại sợ hãi, loạn hết cả lên.
Theo tôi thì mọi việc diễn ra trước đây là do trùng hợp ngẫu nhiên thôi chứ chẳng phải thân thánh nào trách quở cả. Có điều, cả làng cùng bị nên mới đâm ra náo loạn như thế. Cái quan trọng là cần phải có người hiểu chuyện, viết rõ gốc tích lai lịch của từng di tích để thế hệ mai sau có thể hiểu rõ hơn về địa phương mình. Qua đó mà giải mã những câu chuyện thần bí liên quan đến hòn đá này”- cụ Lại Tiến Dũng chia sẻ.
Thực tế, những nạn dịch đau mắt đỏ hay dịch chó điên ở làng Đa Chất bùng phát khi những làng khác cũng có dịch này. Tuy nhiên, có thể do thời điểm đó, nhiều người dân Đa Chất vì quá sợ hãi nên đã đổ lỗi cho thần thánh trách quở. Đến nay, mọi việc đã đi qua nhưng phiến đá Bà Bổi vẫn được người dân ở đây “thờ” theo cách riêng của mình. Và màu sắc thần linh hư ảo vẫn được bao phủ quanh phiến đá xanh này.
Theo Gia Đình & Xã Hội
Chỉ trong vòng gần hai năm di dời phiến đá, cả làng gặp bao nhiêu chuyện nên đã phải rước về chỗ cũ để được yên ổn.
Tương truyền, phiến đá này vốn được dùng làm “bục” đứng của bà Bổi (một nhân vật có công tạo dựng làng Đa Chất) mỗi khi đứng rê thóc. Sau này, khi làm lại đường, vì khối đá án ngữ ngay giữa trục đường chính nên người dân đã dời phiến đá xuống mương nước bên cạnh. Tuy nhiên, sau đó làng xảy ra rất nhiều chuyện “động trời”. Cả làng đành phải làm lễ rước phiến đá về an vị lại ở vị trí cũ và xem như một khối đá thiêng không ái dám đụng tới.
Làng Đa Chất (tên cổ là làng Tông Chất) thuộc xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, nằm bên bờ tả của con sông Nhuệ. Tuy chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến 50 km nhưng ngôi làng này thực sự một “hiện tượng” khó lý giải của giới nghiên cứu văn hóa bởi nó chứa đựng quá nhiều nét khác biệt.
Trong số đó, đáng kể đầu tiên là “phiến đá bà Bổi”. Theo nhiều người dân, nếu đình làng Đa Chất là nơi người dân gửi gắm niềm tin tâm linh thì phiến đá Bà Bổi lại là “bảo vật” nắm giữ vận mệnh của làng. Chính vì thế, dù không được thờ phụng trong đình nhưng phiến đá này lại là vật linh thiêng mà từ già chí trẻ, ai cũng một mực tôn kính, không dám mạo phạm.
Ông Nguyễn Ngọc Đoán (73 tuổi), trước khi ra phiến đá bà Bổi, như một thói quen, ông trịnh trọng thắp hương xin phép ở đình. Phiến đá Bà Bổi nằm chìm giữa mặt đường nhựa, cách cổng đình làng Đa Chất khoảng 150 m về phía phải. Trên bề mặt phiến đá này có 2 vết lõm tròn, tựa như như gót chân người. Ngoài ra, dù đã bị cũ kỹ và xước xát nhưng phiến đá vẫn giữ được màu xanh đặc trưng của loại đá xanh có rất nhiều ở các làng quê Bắc Bộ. Kích thước ước rộng khoảng 40 cm, dài 80 cm.
Trên bề mặt phiến đá này có 2 vết lõm tròn, tựa như như gót chân người. Kích thước ước rộng khoảng 40 cm, dài 80 cm.
Trước đây, làng Đa Chất là đảo hoang, đầm lầy nước đọng, toàn cỏ dại và thú hoang sinh sống. Một hôm, có một tốp người từ phía Tây Nam (vùng Hà Nam) tìm đến gây dựng lán trại. Họ san đất làm ruộng cấy lúa nhưng hễ cứ đến mùa thu hoạch lại bị chuột bọ kéo tới phá hoại. Thất thu nhiều vụ, mọi người chán nản bỏ vùng đất này tìm đến vùng đất mới, duy chỉ còn mỗi người phụ nữ tên là Bổi ở lại.
Bà Bổi nhờ kiên nhẫn khai hoang và chịu khó làm lụng nên đã có được nhiều mùa vụ bội thu và trở thành người giàu có nhất làng. Tuy giàu có nhưng vì bà là người thơm thảo, tốt bụng nên hễ ai đói kém là bà là tìm cách giúp đỡ. Chính vì thế mà nhân dân trong làng mang ơn bà rất nhiều. Phiến đá xanh này chính là “bục” đứng để bà Bổi rê thóc vào mỗi độ thu hoạch lúa. Vì thóc nhiều và bà Bổi phải đứng lâu nên 2 gót chân của bà đã bào mòn mặt đá, tạo thành 2 vết tròn trịa trên phiến đá.
Ông Nguyễn Ngọc Đoán cho biết, lúc ông còn nhỏ, phiến đá Bà Bổi đã nằm ở vị trí bây giờ. Tuy nhiên, do ngày xưa còn là đường đất nên phiến đá nằm chìm khuất giữa đường, không ai để ý. Chỉ khi con cháu thắc mắc thì các cụ mới giải thích rằng đó là phiến đá mà ngày xưa bà Bổi từng đứng rê lúa. Đến năm 1993, do chủ trương bê tông hóa các tuyến đường chạy qua thôn nên khi chuẩn bị làm đường một số người dân xóm Bến đã hò nhau khiêng phiến đá này vứt xuống mương nước ở gần đó. Tuy nhiên, kể từ lúc phiến đá bị dời đi, làng bỗng dưng xảy ra bao nhiêu là chuyện động trời.
“Đầu tiên là vào một ngày đẹp trời, tự dưng cả làng bị bệnh đau mắt đỏ. Già trẻ gái trai… không ai là không bị đau mắt. Cán bộ y tế của xã rồi huyện về tận nơi khám và cấp phát thuốc vẫn không ăn thua. Cả làng lại rồng rắn kéo nhau lên bệnh viện lớn trên Hà Nội khám cũng chẳng mấy người khỏi được. Chỉ đến khi một hộ gia đình tìm ra được một loại lá cây ở gần phiến đá Bà Bổi mang về nấu nước xông thì mới khỏi.
Không lâu sau đó, cả làng bùng lên dịch chó dại. Có thời điểm 10 người bị chó dại cắn chết trong vòng một tháng. Vậy là nhà nào đang nuôi chó cũng đem ra giết rồi mang đi chôn để tránh họa. Thế nhưng vẫn chưa yên. Riêng cái khoản đám thanh niên đi xe máy qua đoạn đường có phiến đá bà Bổi bị tai nạn thì không thể nhớ nổi.
Từ ngày xảy ra biến cố, hễ cứ vật nào làm bằng đá xanh đều được dân làng mang ra gửi ở đình làng.
Chỉ trong vòng có gần hai năm di dời phiến đá mà cả làng gặp bao nhiêu chuyện xảy ra. Vậy là các cụ trong làng ngồi lại với nhau, quyết định phải mời thầy phong thủy về xem lại long mạch. Mấy thầy về rồi lại đi, không tìm được sự khác thường nào. Chỉ có một thầy phong thủy về mấy ngày liền dùng kính chiếu thì bảo phải đổi hướng cổng đình và mang phiến đá Bà Bổi về lại vị trí cũ. Vậy là cả làng lại phải làm lễ tạ thành hoàng làng rồi xin được rước phiến đá về lại vị trí cũ. Thật ngẫu nhiên, khi phiến đá trở về vị trí cũ thì mọi thứ trở nên bình thường như trước…”, ông Đoán thật thà chia sẻ.
Theo cụ Lại Tiến Dũng (84 tuổi) thì không biết từ bao giờ trong làng xuất hiện câu: “Đá Bà Bổi, tội xóm Bến”. Chỉ biết, từ lúc còn là một cậu bé, cụ hay được thầy u dặn dò không được làm gì mạo phạm đến phiến đá Bà Bổi.
“Thời còn nhỏ, nhiều lần đi chăn trâu, lũ trẻ chúng tôi mấy lần định đào hòn đá ấy lên để xem có gì lạ ở phía dưới mà người lớn dặn dò không được đến gần. Tuy nhiên, nhiều lần thực hiện mà vẫn chưa lần nào thành công vì toàn bị người lớn phát hiện. Mãi đến khi tham dự lễ rước đá đặt lại vị trí cũ tôi mới được quan sát kỹ. Phiến đá đấy dày lắm, nó chìm ở dưới cũng độ 50 cm đấy. Một người bê không được, phải mấy người bê cơ. Bây giờ, một số cháu nghịch ngợm, thi thoảng đi qua đây ướm chân vào hai vết lõm. Nhưng mỗi khi như thế là bố mẹ nó lại sợ hãi, loạn hết cả lên.
Theo tôi thì mọi việc diễn ra trước đây là do trùng hợp ngẫu nhiên thôi chứ chẳng phải thân thánh nào trách quở cả. Có điều, cả làng cùng bị nên mới đâm ra náo loạn như thế. Cái quan trọng là cần phải có người hiểu chuyện, viết rõ gốc tích lai lịch của từng di tích để thế hệ mai sau có thể hiểu rõ hơn về địa phương mình. Qua đó mà giải mã những câu chuyện thần bí liên quan đến hòn đá này”- cụ Lại Tiến Dũng chia sẻ.
Thực tế, những nạn dịch đau mắt đỏ hay dịch chó điên ở làng Đa Chất bùng phát khi những làng khác cũng có dịch này. Tuy nhiên, có thể do thời điểm đó, nhiều người dân Đa Chất vì quá sợ hãi nên đã đổ lỗi cho thần thánh trách quở. Đến nay, mọi việc đã đi qua nhưng phiến đá Bà Bổi vẫn được người dân ở đây “thờ” theo cách riêng của mình. Và màu sắc thần linh hư ảo vẫn được bao phủ quanh phiến đá xanh này.
Theo Gia Đình & Xã Hội