Trong bối cảnh làn sóng biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc bùng phát nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua liên quan đến tranh chấp chủ quyền quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, ngày 17.9, nhiều công ty của Nhật Bản, trong đó có ba hãng ôtô Toyota, Honda và Nissan, thông báo tạm ngừng hoạt động các nhà máy và cơ sở kinh doanh tại Trung Quốc.
Các công ty Nhật Bản lo ngại các cuộc biểu tình sẽ leo thang mạnh vào ngày 18.9 - đánh dấu thời điểm cách đây 81 năm quân đội Nhật Bản chiếm đóng nhiều khu vực ở Trung Quốc.
Các hoạt động phản đối Nhật Bản tại Trung Quốc trong mấy ngày qua không chỉ nhằm vào các phái bộ ngoại giao mà còn nhằm vào các cửa hiệu, nhà hàng và đại lý bán ôtô tại ít nhất năm thành phố lớn.
Các đại lý của Toyota và Honda tại thành phố Thanh Đảo đã bị đập phá.
Tập đoàn Honda ngừng hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở hai thành phố Vũ Hán và Quảng Châu trong hai ngày kể từ 18.9. Còn Tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản Senven & I đóng cửa 13 siêu thị và 198 cửa hàng tiện lợi phục vụ 24/24 giờ tại Trung Quốc trong ngày 18.9.
Hãng ôtô Mazda thông báo ngừng hoạt động sản xuất tại Nam Ninh trong bốn ngày. Trong khi đó, Tập đoàn điện tử Panasonic cho biết một nhà máy bị các công nhân Trung Quốc đập phá sẽ tiếp tục đóng cửa trong ngày 18.9.
Tập đoàn Canon cũng ngừng hoạt động ba trong số bốn nhà máy tại Trung Quốc trong ngày 18.9.
Hãng hàng không All Nippon Airways cũng thông báo hủy nhiều chuyến bay từ Trung Quốc.
Nhiều trường học Nhật Bản tại các thành phố lớn của Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải và Bắc Kinh, thông báo nghỉ học trong tuần này.
Làn sóng chống Nhật ở Trung Quốc còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến cổ phiếu của các công ty Nhật Bản niêm yết trên sàn Hong Kong trong ngày 17.9.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố chính phủ sẽ bảo vệ các công ty và công dân Nhật Bản tại Trung Quốc, đồng thời kêu gọi những người biểu tình Trung Quốc tuân thủ luật pháp.
Trung Quốc và Nhật Bản là hai đối tác thương mại lớn với tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương trong năm 2011 đạt tới 345 tỷ USD.
Các công ty Nhật Bản lo ngại các cuộc biểu tình sẽ leo thang mạnh vào ngày 18.9 - đánh dấu thời điểm cách đây 81 năm quân đội Nhật Bản chiếm đóng nhiều khu vực ở Trung Quốc.
Các hoạt động phản đối Nhật Bản tại Trung Quốc trong mấy ngày qua không chỉ nhằm vào các phái bộ ngoại giao mà còn nhằm vào các cửa hiệu, nhà hàng và đại lý bán ôtô tại ít nhất năm thành phố lớn.
Các đại lý của Toyota và Honda tại thành phố Thanh Đảo đã bị đập phá.
Tập đoàn Honda ngừng hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở hai thành phố Vũ Hán và Quảng Châu trong hai ngày kể từ 18.9. Còn Tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản Senven & I đóng cửa 13 siêu thị và 198 cửa hàng tiện lợi phục vụ 24/24 giờ tại Trung Quốc trong ngày 18.9.
Hãng ôtô Mazda thông báo ngừng hoạt động sản xuất tại Nam Ninh trong bốn ngày. Trong khi đó, Tập đoàn điện tử Panasonic cho biết một nhà máy bị các công nhân Trung Quốc đập phá sẽ tiếp tục đóng cửa trong ngày 18.9.
Tập đoàn Canon cũng ngừng hoạt động ba trong số bốn nhà máy tại Trung Quốc trong ngày 18.9.
Hãng hàng không All Nippon Airways cũng thông báo hủy nhiều chuyến bay từ Trung Quốc.
Nhiều trường học Nhật Bản tại các thành phố lớn của Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải và Bắc Kinh, thông báo nghỉ học trong tuần này.
Làn sóng chống Nhật ở Trung Quốc còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến cổ phiếu của các công ty Nhật Bản niêm yết trên sàn Hong Kong trong ngày 17.9.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố chính phủ sẽ bảo vệ các công ty và công dân Nhật Bản tại Trung Quốc, đồng thời kêu gọi những người biểu tình Trung Quốc tuân thủ luật pháp.
Trung Quốc và Nhật Bản là hai đối tác thương mại lớn với tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương trong năm 2011 đạt tới 345 tỷ USD.