Người đàn ông miền Tây ‘dụ' nghìn con cá sông về nuôi như thú cưng (+video)
Dưới bến sông trước cửa nhà, ông Nô dụ được cả nghìn con cá tra về quẫy đuôi như “thú cưng”, chờ cho ăn.
Hai năm qua, dù nắng hay mưa, mỗi ngày hai buổi sáng, chiều, ông Đoàn Văn Nô (70 tuổi, ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ)
đều xách xô đựng đầy thức ăn đi về phía bến sông trước nhà để cho đàn cá tra cả nghìn con ăn.
Đây là đàn cá sống hoàn toàn ngoài tự nhiên trên sông ở cù lao Tân Lộc.
Bến sông trước cửa nhà ông Nô có đàn cá về nương náu.
Đàn cá được người đàn ông ở TP Cần Thơ nuôi như "thú cưng".
Mỗi khi nghe tiếng ông Nô cầm thau inox gõ vào ghế, đàn cá bơi về, túm lại, nổi lên quẫy đuôi như “thú cưng” chờ cho ăn.
Xúc từng thau thức ăn lớn, ông Nô hất xuống sông, đàn cá tra ùa lên, há to miệng tranh nhau đớp, bọt nước văng tung tóe.
Cuối năm 2021, trong lần đi tập thể dục buổi sáng, ông Nô nhìn xuống bến sông trước nhà thì thấy đàn cá nhỏ.
Mỗi con chỉ bằng ngón tay.
Thấy thương, ông vào nhà lấy cơm rải cho chúng ăn. Sau đó, cá tụ về bến sông nhà ông ngày càng nhiều, chúng ngoi lên "xin ăn".
“Thấy đàn cá về ngày càng nhiều, tôi nảy sinh ý tưởng cưu mang chúng như để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Do được cho ăn mỗi ngày nên chúng kéo nhau về càng nhiều. Đến nay đàn cá ước tính lên đến nghìn con”,
ông Nô nói và khẳng định không có ý định bắt đàn cá này mà chỉ để ngắm như ngắm thú cưng.
Đàn cá ngoi lên tranh thức ăn.
Để bảo vệ đàn cá, ông bỏ tiền ra mua cây cắm cọc, giăng dây, thả lục bình với khoảng 300m2
diện tích mặt nước, làm nơi trú ngụ cho đàn cá. Ông còn chi số tiền lớn để lắp hệ thống đèn năng lượng
mặt trời chiếu sáng vào đêm, đặt dưới bến sông. Đặc biệt, ông xây dựng thêm khu bơi lội ngay bến sông
mà đàn cá sống để con cháu xuống vui đùa cùng chúng.
"Tôi giăng dây, kết lục bình lại ở phần trên mặt nước, còn phần đáy bỏ trống để đàn cá muốn bơi đi thì tùy ý”,
ông Nô nói và cho biết, chừng nào đàn cá còn ở đây thì ông còn cho ăn và bảo vệ.
Mỗi ngày ông bỏ ra vài trăm nghìn đồng để mua thức ăn cho đàn cá ăn hai buổi.
Tấm lòng của ông Nô với đàn cá, lan toả đến nhiều người, họ cho đàn cá trái cây chín, người cho rau...
“Rất nhiều người thương đàn cá. Nhiều người buôn bán trái cây, rau cải ở chợ mang trái cây chín hư, rau héo
đến cho đàn cá ăn. Nếu không có sự chung tay của mọi người, gia đình tôi không thể nào nuôi nổi đàn cá này", ông nói.
Theo lời ông Nô, nhiều người làm nghề cào, thả lưới bắt cá trên sông đều có ý thức không làm tổn hại đàn cá này.
"Có lẽ thấy gia đình tôi ra sức bảo vệ đàn cá nên họ thương, không ai vào phá”, ông Nô nói.
Ông Đoàn Văn Nô - người cưu mang đàn cá.
Bến sông trước nhà ông Nô.
Hiện tại số lượng cá tra được ông Nô cưu mang đã lên đến hàng ngàn con. Mỗi con cá nặng trung bình từ 1-3kg.
Ngoài cá tra, còn có nhiều loại cá như cá éc, mè vinh, dảnh, trê và những con cá chim nặng 7-8kg đến nương náu.
Đàn cá tra này rất dạn dĩ, ai đến cũng có thể chạm vào chúng, thậm chí cầm thức ăn trên tay và đút tận miệng cho chúng.
Ông Nguyễn Văn Tư (65 tuổi, ngụ phường Tân Lộc) cho biết, nghĩa cử bảo vệ nguồn lợi thủy sản của gia đình ông Nô rất tốt.
"Hiện nay, tình trạng đánh bắt tận diệt khiến số lượng các loài cá suy giảm đến mức báo động.
Việc bảo vệ đàn cá sông, nuôi như thú cưng của ông Nô khiến bà con nơi đây có điểm đến tham quan, ngắm cá", ông Tư nói.
Dưới bến sông trước cửa nhà, ông Nô dụ được cả nghìn con cá tra về quẫy đuôi như “thú cưng”, chờ cho ăn.
Hai năm qua, dù nắng hay mưa, mỗi ngày hai buổi sáng, chiều, ông Đoàn Văn Nô (70 tuổi, ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ)
đều xách xô đựng đầy thức ăn đi về phía bến sông trước nhà để cho đàn cá tra cả nghìn con ăn.
Đây là đàn cá sống hoàn toàn ngoài tự nhiên trên sông ở cù lao Tân Lộc.
Bến sông trước cửa nhà ông Nô có đàn cá về nương náu.
Đàn cá được người đàn ông ở TP Cần Thơ nuôi như "thú cưng".
Mỗi khi nghe tiếng ông Nô cầm thau inox gõ vào ghế, đàn cá bơi về, túm lại, nổi lên quẫy đuôi như “thú cưng” chờ cho ăn.
Xúc từng thau thức ăn lớn, ông Nô hất xuống sông, đàn cá tra ùa lên, há to miệng tranh nhau đớp, bọt nước văng tung tóe.
Cuối năm 2021, trong lần đi tập thể dục buổi sáng, ông Nô nhìn xuống bến sông trước nhà thì thấy đàn cá nhỏ.
Mỗi con chỉ bằng ngón tay.
Thấy thương, ông vào nhà lấy cơm rải cho chúng ăn. Sau đó, cá tụ về bến sông nhà ông ngày càng nhiều, chúng ngoi lên "xin ăn".
“Thấy đàn cá về ngày càng nhiều, tôi nảy sinh ý tưởng cưu mang chúng như để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Do được cho ăn mỗi ngày nên chúng kéo nhau về càng nhiều. Đến nay đàn cá ước tính lên đến nghìn con”,
ông Nô nói và khẳng định không có ý định bắt đàn cá này mà chỉ để ngắm như ngắm thú cưng.
Đàn cá ngoi lên tranh thức ăn.
Để bảo vệ đàn cá, ông bỏ tiền ra mua cây cắm cọc, giăng dây, thả lục bình với khoảng 300m2
diện tích mặt nước, làm nơi trú ngụ cho đàn cá. Ông còn chi số tiền lớn để lắp hệ thống đèn năng lượng
mặt trời chiếu sáng vào đêm, đặt dưới bến sông. Đặc biệt, ông xây dựng thêm khu bơi lội ngay bến sông
mà đàn cá sống để con cháu xuống vui đùa cùng chúng.
"Tôi giăng dây, kết lục bình lại ở phần trên mặt nước, còn phần đáy bỏ trống để đàn cá muốn bơi đi thì tùy ý”,
ông Nô nói và cho biết, chừng nào đàn cá còn ở đây thì ông còn cho ăn và bảo vệ.
Mỗi ngày ông bỏ ra vài trăm nghìn đồng để mua thức ăn cho đàn cá ăn hai buổi.
Tấm lòng của ông Nô với đàn cá, lan toả đến nhiều người, họ cho đàn cá trái cây chín, người cho rau...
“Rất nhiều người thương đàn cá. Nhiều người buôn bán trái cây, rau cải ở chợ mang trái cây chín hư, rau héo
đến cho đàn cá ăn. Nếu không có sự chung tay của mọi người, gia đình tôi không thể nào nuôi nổi đàn cá này", ông nói.
Theo lời ông Nô, nhiều người làm nghề cào, thả lưới bắt cá trên sông đều có ý thức không làm tổn hại đàn cá này.
"Có lẽ thấy gia đình tôi ra sức bảo vệ đàn cá nên họ thương, không ai vào phá”, ông Nô nói.
Ông Đoàn Văn Nô - người cưu mang đàn cá.
Bến sông trước nhà ông Nô.
Hiện tại số lượng cá tra được ông Nô cưu mang đã lên đến hàng ngàn con. Mỗi con cá nặng trung bình từ 1-3kg.
Ngoài cá tra, còn có nhiều loại cá như cá éc, mè vinh, dảnh, trê và những con cá chim nặng 7-8kg đến nương náu.
Đàn cá tra này rất dạn dĩ, ai đến cũng có thể chạm vào chúng, thậm chí cầm thức ăn trên tay và đút tận miệng cho chúng.
Ông Nguyễn Văn Tư (65 tuổi, ngụ phường Tân Lộc) cho biết, nghĩa cử bảo vệ nguồn lợi thủy sản của gia đình ông Nô rất tốt.
"Hiện nay, tình trạng đánh bắt tận diệt khiến số lượng các loài cá suy giảm đến mức báo động.
Việc bảo vệ đàn cá sông, nuôi như thú cưng của ông Nô khiến bà con nơi đây có điểm đến tham quan, ngắm cá", ông Tư nói.
Theo VNN