Cua tím, rồng bay và những động vật kỳ lạ ở Philippines
10/05/2023
Đất nước nghìn đảo Philippines không chỉ có nền văn hóa truyền thống đầy màu sắc
mà còn là môi trường sống của những loài sinh vật độc lạ trên thế giới.
Cua tím ở Philippines.
Cua tím:Với lớp vỏ màu tím và càng màu đỏ, loài giáp xác đảo Palawan dễ dàng nổi bật
nếu đặt cạnh các con cua khác. 4 loài cua tím mới được phát hiện ở những vùng xa xôi
của Palawan năm 2011.
Theo nhà khoa học Hendrik Freitag thuộc Bảo tàng Động vật học Senckenberg ở Dresden (Đức),
cua có khả năng phân biệt màu sắc là điều tự nhiên.
Trong trường hợp cua tím, màu sắc được sử dụng như phương tiện kiểm soát hành vi xã hội và tìm bạn tình.
Rồng bay:So với quái vật phát lửa trong truyền thuyết, rồng bay hay thằn lằn bay có kích thước nhỏ và
ít nguy hiểm hơn. Chúng thường ăn côn trùng và sử dụng xương sườn thon dài để hỗ trợ bay hoặc lượn.
Rồng bay sử dụng khả năng điều hướng không khí trong rừng để tìm bạn tình, xác định vị trí con mồi và
bảo vệ lãnh thổ. Loài bò sát này phát triển mạnh trong các khu rừng ở Philippines.
Cáo bay mặt sọc:Còn được biết đến trong thế giới khoa học là dơi ăn quả mặt sọc Mindoro
(Styloctenium mindorensis), sinh vật khác thường này là một trong những khám phá sinh học mới của Philippines.
Loài đặc hữu đảo Mindoro được công bố chính thức trên tạp chí Mammalogy số tháng 8/2007.
Loài dơi này thường được gọi là cáo bay vì khuôn mặt giống cáo.
Lợn râu Palawan:Những con lợn râu Palawan (Sus ahoenobarbus) không phải là lợn rừng bình thường.
Bên cạnh đám lông trắng che gần hết mặt, con lợn này có răng nanh và mõm dài.
Là loài đặc hữu hiền lành ở Philippines, lợn râu Palawan tập trung ở các đảo Calamian, Balabac và Palawan.
Con đực sống đơn độc, trong khi những con lợn râu cái có xu hướng hợp thành cộng đồng hoặc các nhóm
để thực hiện một số nhiệm vụ như bảo vệ lãnh thổ.
Hải sâm bánh kếp biển (sea pancake):Thoạt nhìn, sinh vật biển sống ở đáy này có thể khiến ta
liên tưởng đến món bánh xèo với pho mát, syrup và chocolate.
Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài vô hại, loài sên biển có tên khoa học Nudibranch ẩn giấu sự hung tợn.
Những con hải sâm này có màu sắc quyến rũ từ những sinh vật mà chúng ăn. Thức ăn gồm nhiều loại
động vật khác nhau hải quỳ, bọt biển, thủy tức và cả các loài hải sâm khác.
Được tìm thấy ở đảo Verde, hải sâm có hình bánh kếp chỉ là một trong số 800 loài sống ở Philippines.
Tôm hùm biển Terrible Claw Lobster:Loài sinh vật biển này có kích thước chỉ 10 cm, tên khoa học là
Dinochelus ausubeli, được phát hiện lần đầu tiên ở ngoài khơi đảo Luzon năm 2007.
Terrible Claw Lobster nhỏ hơn so với các loài tôm hùm khác và có một càng dài gần bằng kích thước cơ thể.
Cả 2 càng đều có gai nhọn được sử dụng để bắt mồi.
Rùa mai mềm khổng lồ Cantor:Với lớp vỏ khác biệt và hành vi kỳ quặc, rùa mai mềm khổng lồ Cantor
(Pelochelys cantorii) thường dành phần lớn cuộc đời ẩn trong lớp cát ở Philippines và các nước châu Á khác.
Được đặt theo tên nhà động vật học người Đan Mạch, Theodore Edward Cantor, loài rùa nước ngọt này có thể
cao tới 2 m, chủ yếu ăn thịt các động vật thân mềm, cá và động vật giáp xác.
Cá mập “bơm hơi”:Cá mập “bơm hơi” (tên địa phương là cá mập bong bóng) có những đốm sáng hoặc hoa văn
màu ngụy trang và khả năng phồng lên bằng cách bơm nước vào bụng.
Do đó, những con cá mập này có thể ngay lập tức tăng kích thước và khiến những kẻ săn mồi sợ hãi.
Cá mập bơm hơi là một trong những loài sinh vật biển mới được phát hiện ở eo biển đảo Passage của Philippines.
Dơi mũi ống Philippines:Với lỗ mũi nhọn, giống ống, sinh vật có cánh này là một trong những loài dơi kỳ lạ nhất
hành tinh. Sống trong rừng mưa Sibuyan, Negros và Cebu, dơi ăn quả mũi ống Philippines (Nyctimene rabori)
là loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Không giống các loài khác, dơi mũi ống thích đậu trên cây thay vì hang động.
Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có tác động xấu đến sự sinh sôi nảy nở của chúng.
Khai khẩn đất và khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn là 2 trong số những mối đe dọa lớn nhất
đối với dơi mũi ống và các động vật khác sinh tồn trong rừng mưa nhiệt đới Philippines.
10/05/2023
Đất nước nghìn đảo Philippines không chỉ có nền văn hóa truyền thống đầy màu sắc
mà còn là môi trường sống của những loài sinh vật độc lạ trên thế giới.
Cua tím ở Philippines.
Cua tím:Với lớp vỏ màu tím và càng màu đỏ, loài giáp xác đảo Palawan dễ dàng nổi bật
nếu đặt cạnh các con cua khác. 4 loài cua tím mới được phát hiện ở những vùng xa xôi
của Palawan năm 2011.
Theo nhà khoa học Hendrik Freitag thuộc Bảo tàng Động vật học Senckenberg ở Dresden (Đức),
cua có khả năng phân biệt màu sắc là điều tự nhiên.
Trong trường hợp cua tím, màu sắc được sử dụng như phương tiện kiểm soát hành vi xã hội và tìm bạn tình.
Rồng bay:So với quái vật phát lửa trong truyền thuyết, rồng bay hay thằn lằn bay có kích thước nhỏ và
ít nguy hiểm hơn. Chúng thường ăn côn trùng và sử dụng xương sườn thon dài để hỗ trợ bay hoặc lượn.
Rồng bay sử dụng khả năng điều hướng không khí trong rừng để tìm bạn tình, xác định vị trí con mồi và
bảo vệ lãnh thổ. Loài bò sát này phát triển mạnh trong các khu rừng ở Philippines.
Cáo bay mặt sọc:Còn được biết đến trong thế giới khoa học là dơi ăn quả mặt sọc Mindoro
(Styloctenium mindorensis), sinh vật khác thường này là một trong những khám phá sinh học mới của Philippines.
Loài đặc hữu đảo Mindoro được công bố chính thức trên tạp chí Mammalogy số tháng 8/2007.
Loài dơi này thường được gọi là cáo bay vì khuôn mặt giống cáo.
Lợn râu Palawan:Những con lợn râu Palawan (Sus ahoenobarbus) không phải là lợn rừng bình thường.
Bên cạnh đám lông trắng che gần hết mặt, con lợn này có răng nanh và mõm dài.
Là loài đặc hữu hiền lành ở Philippines, lợn râu Palawan tập trung ở các đảo Calamian, Balabac và Palawan.
Con đực sống đơn độc, trong khi những con lợn râu cái có xu hướng hợp thành cộng đồng hoặc các nhóm
để thực hiện một số nhiệm vụ như bảo vệ lãnh thổ.
Hải sâm bánh kếp biển (sea pancake):Thoạt nhìn, sinh vật biển sống ở đáy này có thể khiến ta
liên tưởng đến món bánh xèo với pho mát, syrup và chocolate.
Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài vô hại, loài sên biển có tên khoa học Nudibranch ẩn giấu sự hung tợn.
Những con hải sâm này có màu sắc quyến rũ từ những sinh vật mà chúng ăn. Thức ăn gồm nhiều loại
động vật khác nhau hải quỳ, bọt biển, thủy tức và cả các loài hải sâm khác.
Được tìm thấy ở đảo Verde, hải sâm có hình bánh kếp chỉ là một trong số 800 loài sống ở Philippines.
Tôm hùm biển Terrible Claw Lobster:Loài sinh vật biển này có kích thước chỉ 10 cm, tên khoa học là
Dinochelus ausubeli, được phát hiện lần đầu tiên ở ngoài khơi đảo Luzon năm 2007.
Terrible Claw Lobster nhỏ hơn so với các loài tôm hùm khác và có một càng dài gần bằng kích thước cơ thể.
Cả 2 càng đều có gai nhọn được sử dụng để bắt mồi.
Rùa mai mềm khổng lồ Cantor:Với lớp vỏ khác biệt và hành vi kỳ quặc, rùa mai mềm khổng lồ Cantor
(Pelochelys cantorii) thường dành phần lớn cuộc đời ẩn trong lớp cát ở Philippines và các nước châu Á khác.
Được đặt theo tên nhà động vật học người Đan Mạch, Theodore Edward Cantor, loài rùa nước ngọt này có thể
cao tới 2 m, chủ yếu ăn thịt các động vật thân mềm, cá và động vật giáp xác.
Cá mập “bơm hơi”:Cá mập “bơm hơi” (tên địa phương là cá mập bong bóng) có những đốm sáng hoặc hoa văn
màu ngụy trang và khả năng phồng lên bằng cách bơm nước vào bụng.
Do đó, những con cá mập này có thể ngay lập tức tăng kích thước và khiến những kẻ săn mồi sợ hãi.
Cá mập bơm hơi là một trong những loài sinh vật biển mới được phát hiện ở eo biển đảo Passage của Philippines.
Dơi mũi ống Philippines:Với lỗ mũi nhọn, giống ống, sinh vật có cánh này là một trong những loài dơi kỳ lạ nhất
hành tinh. Sống trong rừng mưa Sibuyan, Negros và Cebu, dơi ăn quả mũi ống Philippines (Nyctimene rabori)
là loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Không giống các loài khác, dơi mũi ống thích đậu trên cây thay vì hang động.
Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có tác động xấu đến sự sinh sôi nảy nở của chúng.
Khai khẩn đất và khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn là 2 trong số những mối đe dọa lớn nhất
đối với dơi mũi ống và các động vật khác sinh tồn trong rừng mưa nhiệt đới Philippines.
Theo VGT