9 đặc sản kinh dị nhất thế giới:
Người "nhắm mắt nhắm mũi" khen ngon, kẻ gọi "huệ" ngay từ đầu
Thứ hai, ngày 01/05/2023 08:12 AM (GMT+7)
Không biết những đặc sản này ngon tới đâu nhưng chỉ mới thoáng nhìn qua và
nghe qua cách chế biến, nhiều "thượng đế" đã thấy rùng mình, mắc ói rồi.
1. Pho mát giòi - Đặc sản Italia
Pho mát Casu Marzu là một trong những đặc sản được ưa chuộng ở vùng Sardinia, Ý.
Tuy loại đặc sản này bị cấm theo đạo luật Italia từ năm 1962 và bị coi là thực phẩm bất hợp pháp
ở châu Âu năm 2002 nhưng việc sản xuất loại phô mai giòi vẫn chưa bao giờ ngừng lại.
Pho mát này làm từ sữa cừu, ủ trong khoảng 2-3 tháng. Khi thưởng thức Casu marzu, nhiều người
thường nhắm hoặc bịt mắt, không phải vì món đặc sản này quá đáng sợ mà là do những con giòi
có thể bật nhảy tới 15 cm khi bị quấy rầy. Vì vậy, người ta thường để miếng pho mát trong túi nhựa
và đợi chúng nhảy ra ngoài hết mới ăn.
Cách thưởng thức phổ biến nhất là nghiền nát phô mai và phết trên bánh mì.
2. Món sinh tố ếch tươi sống - Đặc sản của đất nước Peru
Tại thủ đô Lima (Peru), loại sinh tố kinh dị này chỉ bán giới hạn trong một số quán nước giải khát và chắc chắn
nó sẽ không dành cho những người yếu tim.
Được biết, những người chế biến loại đặc sản nghe thôi đã thấy mắc ói này phải chọn những chú ếch bắt ở
hồ Titicaca nổi tiếng rồi thả trong bể kính cho đến khi khách hàng tới lựa chọn.
Sau đó, ếch tươi được lột da, cho vào máy xay cùng nhiều loại nguyên liệu khác nhau như lô hội, mật ong,
rễ cây Adean và rượu để để giảm mùi tanh. Đặc sản này sẽ có màu xanh và cần phải uống ngay sau khi chế biến.
3. Hải cẩu nhồi chim chết - Đặc sản của vùng đất Greenland
Đặc sản này có tên gọi là Kiviaq (hải cẩu thối rữa nhồi chim chết) là một món ăn truyền thống của người Inuits
cư trú tại vùng bắc Greenland. Để thực hiện đặc sản này, người ta sẽ lọc thịt và xương của con hải cẩu ra,
trừ lại một chiếc túi da có lớp mỡ dày.
Sau đó, họ lấy những con chim đã chết, còn nguyên lông (thông thường khoản 300-500 con) đặt vào trong bụng
của con hải cẩu, khâu kín lại rồi chôn sâu dưới lòng đất 18 tháng. Khi lấy lên, người ta chỉ vặt bỏ bớt lông rồi ăn sống
chứ không cần qua khâu chế biến gì.
Món ăn này có mùi vô cùng hôi thối khiến các du khách ngửi cũng không thể ngửi nổi chứ đừng nói ăn.
Chỉ qua miêu tả thôi nhiều người đã thấy hoảng hốt, giật mình và buồn nôn rồi.
4. Não khỉ tươi - Đặc sản ở một số nước Châu Á và châu Phi
Đây là đặc sản ở một số nước châu Á và châu Phi. Tại Trung Quốc, nhiều người tin rằng đây là một đặc sản
"thập toàn đại bổ" nhưng bổ đâu chưa thấy, chỉ thấy không ít người đã chết do món ăn này chứa quá nhiều vi khuẩn.
Đặc sản não khỉ tươi được làm bằng cách bổ đầu những chú khỉ còn sống, lấy não của chúng và ăn sống luôn
mà không cần sơ chế. Đặc sản này khiến nhiều người hãi hùng không chỉ nó có vị tanh của máu sống và
vị của xác thối mà còn vì sự vô nhân tính đáng lên án.
5. Rượu ngâm chuột bao tử - Đặc sản của Trung Quốc và Hàn Quốc
Rượu chuột bao tửđược cho là một loại đặc sản dược phẩm tuyệt vời và có hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh hen suyễn,
nhưng đến nay hiệu quả của loại rượu này vẫn chưa được kiểm chứng.
Dù vậy, loại rượu đặc sản này được bán ra thị trường với giá rất đắt đỏ.
Được biết, loại chuột dùng để ngâm rượu phải là loại chuột non, tối đa chỉ là 3 ngày tuổi và tốt nhất là loại chuột mắt vẫn nhắm.
Chúng được rửa sơ qua bằng rượu rồi cho vào bình rượu và ngâm. Theo những người có kinh nghiệm, chuột càng ít ngày tuổi
thì càng bổ dưỡng và thời gian ngâm rượu cũng khá dài, khoảng 12-14 tháng.
6. Súp dơi nấu với hoa quả - Đặc sản ở một số nước Châu Á
Súp dơi là món ăn khá được ưa chuộng ở Đài Loan và Trung Quốc. Cả một con dơi đen ngòm sẽ được bỏ trọn
vào tô súp bổ dưỡng. Tuy nhiên, trước đó chúng đã được sơ chế kĩ để loại bỏ mùi tanh và tẩm ướp cùng các loại gia vị
rau quả để "lên mâm" cho thực khách. Tuy nhiên, nhìn cảnh con dơi nằm trong bát canh vẫn khiến nhiều người rùng mình.
7. Tiết canh - Đặc sản Việt Nam
Tiết canh là món ăn quen thuộc của người Việt Nam nhưng lại là nỗi ám ảnh của thực khách phương Tây.
Bởi lẽ món ăn đặc sản này được chế biến từ tiết của các loài động vật còn tươi sống, trong khi người nước ngoài
lại không bao giờ ăn máu và nội tạng của động vật.
Ngoài ra, ăn tiết canh cũng có thể dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh như liên cầu lợn, cúm gia cầm, nhiễm khuẩn huyết,
bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, giun, sán… Dù vậy, nhiều người Việt vẫn ăn món đặc sản này rất ngon lành.
8. Sâu Mopane - Đặc sản ở Châu Phi
Sâu Mopanelà một món ăn đặc biệt thường được sử dụng trong dịp giáng sinh ở các nước châu Phi.
Sau khi thu hoạch sâu, người ta thường ép các phần bên trong con sâu ra rồi đem đi luộc lên và thưởng thức.
Sở dĩ, đặc sản kinh dị này được ưa chuộng vì nó có giá trị dinh dưỡng cao, tới mức buôn bán loại loại sâu này đã
trở thành một ngành công nghiệp trị giá triệu đô, đem lại thu nhập cố định cho phụ nữ và trẻ em tại vùng đất này.
Tuy nhiên, nghe tới việc ăn sâu thì chắc hẳn nhiều người đã rùng mình và cũng không dám thử đâu nhỉ.
9. Shiokara - Đặc sản Nhật Bản
Shiokaralà một đặc sản của người Nhật Bản với nguyên liệu chính là toàn bộ phần nội tạng của các loại cá, bao gồm cả ruột.
Chúng được trộn chung với 30% bột gạo và 10% muối rồi ủ kín trong trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên, bây giờ nhiều người
đã thay thế ruột cá bằng các nguyên liệu dễ ăn khác như mực nang, cá sống…
Đặc sản này có màu nâu sền sệt, vừa nhớt, vừa dính. Mùi tanh của nguyên liệu cộng thêm mùi chua lên men của gia vị trộn cùng
khiến cho món ăn này rất "khó ngửi". Ngày nay, người Nhật coi Shiokara là một món ăn dinh dưỡng thường được dùng với cơm trắng.
Người "nhắm mắt nhắm mũi" khen ngon, kẻ gọi "huệ" ngay từ đầu
Thứ hai, ngày 01/05/2023 08:12 AM (GMT+7)
Không biết những đặc sản này ngon tới đâu nhưng chỉ mới thoáng nhìn qua và
nghe qua cách chế biến, nhiều "thượng đế" đã thấy rùng mình, mắc ói rồi.
1. Pho mát giòi - Đặc sản Italia
Pho mát Casu Marzu là một trong những đặc sản được ưa chuộng ở vùng Sardinia, Ý.
Tuy loại đặc sản này bị cấm theo đạo luật Italia từ năm 1962 và bị coi là thực phẩm bất hợp pháp
ở châu Âu năm 2002 nhưng việc sản xuất loại phô mai giòi vẫn chưa bao giờ ngừng lại.
Pho mát này làm từ sữa cừu, ủ trong khoảng 2-3 tháng. Khi thưởng thức Casu marzu, nhiều người
thường nhắm hoặc bịt mắt, không phải vì món đặc sản này quá đáng sợ mà là do những con giòi
có thể bật nhảy tới 15 cm khi bị quấy rầy. Vì vậy, người ta thường để miếng pho mát trong túi nhựa
và đợi chúng nhảy ra ngoài hết mới ăn.
Cách thưởng thức phổ biến nhất là nghiền nát phô mai và phết trên bánh mì.
2. Món sinh tố ếch tươi sống - Đặc sản của đất nước Peru
Tại thủ đô Lima (Peru), loại sinh tố kinh dị này chỉ bán giới hạn trong một số quán nước giải khát và chắc chắn
nó sẽ không dành cho những người yếu tim.
Được biết, những người chế biến loại đặc sản nghe thôi đã thấy mắc ói này phải chọn những chú ếch bắt ở
hồ Titicaca nổi tiếng rồi thả trong bể kính cho đến khi khách hàng tới lựa chọn.
Sau đó, ếch tươi được lột da, cho vào máy xay cùng nhiều loại nguyên liệu khác nhau như lô hội, mật ong,
rễ cây Adean và rượu để để giảm mùi tanh. Đặc sản này sẽ có màu xanh và cần phải uống ngay sau khi chế biến.
3. Hải cẩu nhồi chim chết - Đặc sản của vùng đất Greenland
Đặc sản này có tên gọi là Kiviaq (hải cẩu thối rữa nhồi chim chết) là một món ăn truyền thống của người Inuits
cư trú tại vùng bắc Greenland. Để thực hiện đặc sản này, người ta sẽ lọc thịt và xương của con hải cẩu ra,
trừ lại một chiếc túi da có lớp mỡ dày.
Sau đó, họ lấy những con chim đã chết, còn nguyên lông (thông thường khoản 300-500 con) đặt vào trong bụng
của con hải cẩu, khâu kín lại rồi chôn sâu dưới lòng đất 18 tháng. Khi lấy lên, người ta chỉ vặt bỏ bớt lông rồi ăn sống
chứ không cần qua khâu chế biến gì.
Món ăn này có mùi vô cùng hôi thối khiến các du khách ngửi cũng không thể ngửi nổi chứ đừng nói ăn.
Chỉ qua miêu tả thôi nhiều người đã thấy hoảng hốt, giật mình và buồn nôn rồi.
4. Não khỉ tươi - Đặc sản ở một số nước Châu Á và châu Phi
Đây là đặc sản ở một số nước châu Á và châu Phi. Tại Trung Quốc, nhiều người tin rằng đây là một đặc sản
"thập toàn đại bổ" nhưng bổ đâu chưa thấy, chỉ thấy không ít người đã chết do món ăn này chứa quá nhiều vi khuẩn.
Đặc sản não khỉ tươi được làm bằng cách bổ đầu những chú khỉ còn sống, lấy não của chúng và ăn sống luôn
mà không cần sơ chế. Đặc sản này khiến nhiều người hãi hùng không chỉ nó có vị tanh của máu sống và
vị của xác thối mà còn vì sự vô nhân tính đáng lên án.
5. Rượu ngâm chuột bao tử - Đặc sản của Trung Quốc và Hàn Quốc
Rượu chuột bao tửđược cho là một loại đặc sản dược phẩm tuyệt vời và có hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh hen suyễn,
nhưng đến nay hiệu quả của loại rượu này vẫn chưa được kiểm chứng.
Dù vậy, loại rượu đặc sản này được bán ra thị trường với giá rất đắt đỏ.
Được biết, loại chuột dùng để ngâm rượu phải là loại chuột non, tối đa chỉ là 3 ngày tuổi và tốt nhất là loại chuột mắt vẫn nhắm.
Chúng được rửa sơ qua bằng rượu rồi cho vào bình rượu và ngâm. Theo những người có kinh nghiệm, chuột càng ít ngày tuổi
thì càng bổ dưỡng và thời gian ngâm rượu cũng khá dài, khoảng 12-14 tháng.
6. Súp dơi nấu với hoa quả - Đặc sản ở một số nước Châu Á
Súp dơi là món ăn khá được ưa chuộng ở Đài Loan và Trung Quốc. Cả một con dơi đen ngòm sẽ được bỏ trọn
vào tô súp bổ dưỡng. Tuy nhiên, trước đó chúng đã được sơ chế kĩ để loại bỏ mùi tanh và tẩm ướp cùng các loại gia vị
rau quả để "lên mâm" cho thực khách. Tuy nhiên, nhìn cảnh con dơi nằm trong bát canh vẫn khiến nhiều người rùng mình.
7. Tiết canh - Đặc sản Việt Nam
Tiết canh là món ăn quen thuộc của người Việt Nam nhưng lại là nỗi ám ảnh của thực khách phương Tây.
Bởi lẽ món ăn đặc sản này được chế biến từ tiết của các loài động vật còn tươi sống, trong khi người nước ngoài
lại không bao giờ ăn máu và nội tạng của động vật.
Ngoài ra, ăn tiết canh cũng có thể dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh như liên cầu lợn, cúm gia cầm, nhiễm khuẩn huyết,
bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, giun, sán… Dù vậy, nhiều người Việt vẫn ăn món đặc sản này rất ngon lành.
8. Sâu Mopane - Đặc sản ở Châu Phi
Sâu Mopanelà một món ăn đặc biệt thường được sử dụng trong dịp giáng sinh ở các nước châu Phi.
Sau khi thu hoạch sâu, người ta thường ép các phần bên trong con sâu ra rồi đem đi luộc lên và thưởng thức.
Sở dĩ, đặc sản kinh dị này được ưa chuộng vì nó có giá trị dinh dưỡng cao, tới mức buôn bán loại loại sâu này đã
trở thành một ngành công nghiệp trị giá triệu đô, đem lại thu nhập cố định cho phụ nữ và trẻ em tại vùng đất này.
Tuy nhiên, nghe tới việc ăn sâu thì chắc hẳn nhiều người đã rùng mình và cũng không dám thử đâu nhỉ.
9. Shiokara - Đặc sản Nhật Bản
Shiokaralà một đặc sản của người Nhật Bản với nguyên liệu chính là toàn bộ phần nội tạng của các loại cá, bao gồm cả ruột.
Chúng được trộn chung với 30% bột gạo và 10% muối rồi ủ kín trong trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên, bây giờ nhiều người
đã thay thế ruột cá bằng các nguyên liệu dễ ăn khác như mực nang, cá sống…
Đặc sản này có màu nâu sền sệt, vừa nhớt, vừa dính. Mùi tanh của nguyên liệu cộng thêm mùi chua lên men của gia vị trộn cùng
khiến cho món ăn này rất "khó ngửi". Ngày nay, người Nhật coi Shiokara là một món ăn dinh dưỡng thường được dùng với cơm trắng.
Theo DV