Cậu bé 'đu càng' máy bay sống sót kỳ diệu 17 năm trước giờ ra sao?
30/08/2021 05:15 GMT+7
Mặc dù sống sót một cách kỳ diệu nhưng cơn hoảng loạn độ cao
đã để lại cho cơ thể cậu bé những đau đớn và sự dày vò.
Liang Panlong và mẹ
Tháng 11/2004, một cậu bé 14 tuổi ở Trung Quốc đã gây sốc khi “đu càng” máy bay và bay ở độ cao 10.000m,
trong 1,5 giờ. Đáng nói, cậu đã sống sót và trở thành một kỳ tích trong lịch sử ngành hàng không Trung Quốc.
Cậu bé 14 tuổi khi ấy là Liang Panlong (SN 1990, quê Hoài Hóa, Hồ Nam).
Khi học tiểu học, Liang Panlong được đánh giá là cậu bé ngoan, có thành tích học tập xuất sắc.
Nhưng khi vào cấp 2, Liang Panlong thường theo bạn đến các tiệm internet. Cậu trốn học nhiều hơn và dành hết
tiền ăn sáng để chi trả cho việc vào mạng. Đôi khi, cậu còn ở tiệm internet cả đêm.
Việc này khiến thành tích học tập của Liang Panlong ngày càng sa sút.
Cha của Liang Panlong biết chuyện đã mắng cậu rất nặng lời.
Liang Panlong tức giận nên càng nổi loạn và nhiều lần bỏ nhà ra đi.
Tháng 11/2004, Liang Panlong đến ga xe lửa Hoài Hoa, leo lên toa trống của đoàn tàu chở hàng và
ẩn náu một cách bí mật. Rời Hồ Nam chưa lâu thì Liang Panlong bị phát hiện 'đi chui' và bị đuổi khỏi tàu.
Liang Panlong đi dọc theo đường sắt, lúc nhìn thấy biển báo, cậu mới biết mình đã lưu lạc đến Côn Minh.
Trên đường đi, Liang Panlong gặp một người đàn ông tốt bụng. Người này cho cậu ăn no rồi đưa cậu đến trạm cứu hộ.
Tại trạm cứu hộ Côn Minh, Liang Panlong vô tình gặp được một cậu bé trạc tuổi mình tên Shu Qing.
Hai cậu thiếu niên nhanh chóng kết thân và bàn bạc cùng nhau bỏ trốn vì không muốn bị trả về gia đình.
Ngày 10/11, Liang Panlong cùng Shu Qing đã trốn khỏi trạm cứu hộ.
Tối hôm đó, cả hai lang thang đến sân bay quốc tế Côn Minh và lẻn vào trong chơi.
Hai thiếu niên chơi trên bãi cỏ, khi mệt thì nằm trên bãi cỏ và ngủ. Tỉnh dậy, cả 2 thấy một chiếc máy bay
đang đậu cách đó không xa nên quyết định trèo lên máy bay chơi.
Cả hai chìm đắm trong những điều mới lạ ở khoang hạ cánh mà không hề biết rằng chiếc máy bay đang chuẩn bị
cất cánh đến Trùng Khánh. Đúng 8h10p sáng ngày 11/11, chuyến bay 3U8670 khởi hành theo giờ dự định.
Sự rung động dữ dội và tiếng gầm rú lớn của động cơ khiến hai thiếu niên hoảng sợ.
Cùng với đó, gió mạnh từ cửa khoang tràn vào khiến 2 cậu bé không thở được, Liang Panlong suýt bị cuốn đi.
Cậu vội ôm chặt một thanh kim loại bên cạnh, nghiến chặt răng không dám buông ra.
Đến khi mở được mắt, Liang Panlong đã không còn nhìn thấy Shu Qing nữa. Liang Panlong hiểu chuyện gì đã xảy ra
và sợ hãi đến mức suýt khóc. Nhưng cậu không còn đường lui nên chỉ có thể ghim hy vọng vào cột kim loại trong tay.
Khi máy bay đã đạt đến độ cao ổn định, bộ phận bánh xe được thu vào khoang chứa,
Liang Panlong vội cuộn tròn và nằm yên trong khoang này.
Máy bay lên độ cao 10.000m, không khí trở nên loãng và nhiệt độ xuống âm hàng chục độ C khiến
Liang Panlong dần cảm thấy khó thở. Tiếp đó, cơ thể cậu run lên vì lạnh, chân tay bắt đầu tê dại,
ý thức dần rơi vào trạng thái mê man. Nhưng dần dần, cậu lại cảm thấy rất nóng và phải cởi áo khoác ra.
Đến khoảng 9h30p, máy bay bắt đầu hạ độ cao để hạ cánh. Liang Panlong lại một lần nữa chiến đấu cùng
'tử thần' khi bánh máy bay được thả xuống. Thật khó tin là Liang Panlong lại vượt qua nguy hiểm thêm lần nữa.
Sau khi máy bay hạ cánh thành công, cậu cố gắng bò trở vào khoang chứa của bánh máy bay
và nằm trong tình trạng kiệt quệ.
Lúc này, nhân viên mặt đất thấy một mảnh quần áo quấn quanh thiết bị hạ cánh nên họ kiểm tra khoang hạ cánh
và phát hiện Liang Panlong đang run rẩy ở một góc.
Các nhân viên ngay lập tức đưa cậu đến bệnh viện.
Các chuyên gia chẩn đoán Liang Panlong bị thủng màng nhĩ cả hai tai và viêm tai giữa.
Liang Panlong giữ được mạng sống nhưng cậu đã gặp phải các di chứng.
Một năm sau khi sự việc xảy ra, tai của Liang Panlong vẫn thường xuyên bị chảy máu và mủ.
Các chuyên gia chẩn đoán Liang Panlong bị thủng màng nhĩ cả hai tai và viêm tai giữa.
Thị lực của Liang Panlong cũng bị ảnh hưởng, tay chân thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm.
Tháng 3/2005, cha mẹ của Liang Panlong đã đệ đơn kiện sân bay Côn Minh và hãng hàng không
về việc sơ suất trong giám sát nên đã gây ra vụ tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe của con trai họ.
Qua nhiều lần xét xử, vụ kiện đã được giải quyết bằng hòa giải và hãng hàng không đã bồi thường
cho gia đình Liang Panlong 50.000 tệ (khoảng 177 triệu đồng) và gia đình Shu Qing 70.000
(khoảng 248 triệu đồng) vì chủ nghĩa nhân đạo.
Sau cuộc phiêu lưu ngớ ngẩn ấy, tính khí của Liang Panlong thay đổi đáng kể. Cậu thoát khỏi
chứng nghiện internet, trở lại trường học và cuối cùng được nhận vào Học viện Mỹ thuật Trùng Khánh.
Liang Panlong trong một lần về quê.
Bây giờ, Liang Panlong sống ở Trùng Khánh. Tại thành phố này, Liang Panlong đã có gia đình riêng,
mở một cửa hàng thú cưng và có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Nhớ lại những sai lầm khi còn trẻ, Liang Panlong vẫn tràn đầy xúc động. Đặc biệt là cái chết của
người bạn đồng hành Shu Qing đã trở thành một sự ám ảnh mãi mãi trong tâm trí anh.
"Anh ấy đã chết, còn tôi thì sống. Anh ấy rất dễ thương, trông giống Harry Potter và
tôi vẫn nhớ rõ anh ấy”, Liang Panlong nói.
Bi kịch là không thể cứu vãn, ngoài sự tiếc nuối, mong rằng một bi kịch như vậy sẽ không bao giờ
xảy ra nữa. Hãy trân trọng cuộc sống, trân trọng sức khỏe và đừng để một phút bồng bột nhất thời
để lại cho đời những nỗi đau không gì bù đắp được.
30/08/2021 05:15 GMT+7
Mặc dù sống sót một cách kỳ diệu nhưng cơn hoảng loạn độ cao
đã để lại cho cơ thể cậu bé những đau đớn và sự dày vò.
Liang Panlong và mẹ
Tháng 11/2004, một cậu bé 14 tuổi ở Trung Quốc đã gây sốc khi “đu càng” máy bay và bay ở độ cao 10.000m,
trong 1,5 giờ. Đáng nói, cậu đã sống sót và trở thành một kỳ tích trong lịch sử ngành hàng không Trung Quốc.
Cậu bé 14 tuổi khi ấy là Liang Panlong (SN 1990, quê Hoài Hóa, Hồ Nam).
Khi học tiểu học, Liang Panlong được đánh giá là cậu bé ngoan, có thành tích học tập xuất sắc.
Nhưng khi vào cấp 2, Liang Panlong thường theo bạn đến các tiệm internet. Cậu trốn học nhiều hơn và dành hết
tiền ăn sáng để chi trả cho việc vào mạng. Đôi khi, cậu còn ở tiệm internet cả đêm.
Việc này khiến thành tích học tập của Liang Panlong ngày càng sa sút.
Cha của Liang Panlong biết chuyện đã mắng cậu rất nặng lời.
Liang Panlong tức giận nên càng nổi loạn và nhiều lần bỏ nhà ra đi.
Tháng 11/2004, Liang Panlong đến ga xe lửa Hoài Hoa, leo lên toa trống của đoàn tàu chở hàng và
ẩn náu một cách bí mật. Rời Hồ Nam chưa lâu thì Liang Panlong bị phát hiện 'đi chui' và bị đuổi khỏi tàu.
Liang Panlong đi dọc theo đường sắt, lúc nhìn thấy biển báo, cậu mới biết mình đã lưu lạc đến Côn Minh.
Trên đường đi, Liang Panlong gặp một người đàn ông tốt bụng. Người này cho cậu ăn no rồi đưa cậu đến trạm cứu hộ.
Tại trạm cứu hộ Côn Minh, Liang Panlong vô tình gặp được một cậu bé trạc tuổi mình tên Shu Qing.
Hai cậu thiếu niên nhanh chóng kết thân và bàn bạc cùng nhau bỏ trốn vì không muốn bị trả về gia đình.
Ngày 10/11, Liang Panlong cùng Shu Qing đã trốn khỏi trạm cứu hộ.
Tối hôm đó, cả hai lang thang đến sân bay quốc tế Côn Minh và lẻn vào trong chơi.
Hai thiếu niên chơi trên bãi cỏ, khi mệt thì nằm trên bãi cỏ và ngủ. Tỉnh dậy, cả 2 thấy một chiếc máy bay
đang đậu cách đó không xa nên quyết định trèo lên máy bay chơi.
Cả hai chìm đắm trong những điều mới lạ ở khoang hạ cánh mà không hề biết rằng chiếc máy bay đang chuẩn bị
cất cánh đến Trùng Khánh. Đúng 8h10p sáng ngày 11/11, chuyến bay 3U8670 khởi hành theo giờ dự định.
Sự rung động dữ dội và tiếng gầm rú lớn của động cơ khiến hai thiếu niên hoảng sợ.
Cùng với đó, gió mạnh từ cửa khoang tràn vào khiến 2 cậu bé không thở được, Liang Panlong suýt bị cuốn đi.
Cậu vội ôm chặt một thanh kim loại bên cạnh, nghiến chặt răng không dám buông ra.
Đến khi mở được mắt, Liang Panlong đã không còn nhìn thấy Shu Qing nữa. Liang Panlong hiểu chuyện gì đã xảy ra
và sợ hãi đến mức suýt khóc. Nhưng cậu không còn đường lui nên chỉ có thể ghim hy vọng vào cột kim loại trong tay.
Khi máy bay đã đạt đến độ cao ổn định, bộ phận bánh xe được thu vào khoang chứa,
Liang Panlong vội cuộn tròn và nằm yên trong khoang này.
Máy bay lên độ cao 10.000m, không khí trở nên loãng và nhiệt độ xuống âm hàng chục độ C khiến
Liang Panlong dần cảm thấy khó thở. Tiếp đó, cơ thể cậu run lên vì lạnh, chân tay bắt đầu tê dại,
ý thức dần rơi vào trạng thái mê man. Nhưng dần dần, cậu lại cảm thấy rất nóng và phải cởi áo khoác ra.
Đến khoảng 9h30p, máy bay bắt đầu hạ độ cao để hạ cánh. Liang Panlong lại một lần nữa chiến đấu cùng
'tử thần' khi bánh máy bay được thả xuống. Thật khó tin là Liang Panlong lại vượt qua nguy hiểm thêm lần nữa.
Sau khi máy bay hạ cánh thành công, cậu cố gắng bò trở vào khoang chứa của bánh máy bay
và nằm trong tình trạng kiệt quệ.
Lúc này, nhân viên mặt đất thấy một mảnh quần áo quấn quanh thiết bị hạ cánh nên họ kiểm tra khoang hạ cánh
và phát hiện Liang Panlong đang run rẩy ở một góc.
Các nhân viên ngay lập tức đưa cậu đến bệnh viện.
Các chuyên gia chẩn đoán Liang Panlong bị thủng màng nhĩ cả hai tai và viêm tai giữa.
Liang Panlong giữ được mạng sống nhưng cậu đã gặp phải các di chứng.
Một năm sau khi sự việc xảy ra, tai của Liang Panlong vẫn thường xuyên bị chảy máu và mủ.
Các chuyên gia chẩn đoán Liang Panlong bị thủng màng nhĩ cả hai tai và viêm tai giữa.
Thị lực của Liang Panlong cũng bị ảnh hưởng, tay chân thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm.
Tháng 3/2005, cha mẹ của Liang Panlong đã đệ đơn kiện sân bay Côn Minh và hãng hàng không
về việc sơ suất trong giám sát nên đã gây ra vụ tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe của con trai họ.
Qua nhiều lần xét xử, vụ kiện đã được giải quyết bằng hòa giải và hãng hàng không đã bồi thường
cho gia đình Liang Panlong 50.000 tệ (khoảng 177 triệu đồng) và gia đình Shu Qing 70.000
(khoảng 248 triệu đồng) vì chủ nghĩa nhân đạo.
Sau cuộc phiêu lưu ngớ ngẩn ấy, tính khí của Liang Panlong thay đổi đáng kể. Cậu thoát khỏi
chứng nghiện internet, trở lại trường học và cuối cùng được nhận vào Học viện Mỹ thuật Trùng Khánh.
Liang Panlong trong một lần về quê.
Bây giờ, Liang Panlong sống ở Trùng Khánh. Tại thành phố này, Liang Panlong đã có gia đình riêng,
mở một cửa hàng thú cưng và có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Nhớ lại những sai lầm khi còn trẻ, Liang Panlong vẫn tràn đầy xúc động. Đặc biệt là cái chết của
người bạn đồng hành Shu Qing đã trở thành một sự ám ảnh mãi mãi trong tâm trí anh.
"Anh ấy đã chết, còn tôi thì sống. Anh ấy rất dễ thương, trông giống Harry Potter và
tôi vẫn nhớ rõ anh ấy”, Liang Panlong nói.
Bi kịch là không thể cứu vãn, ngoài sự tiếc nuối, mong rằng một bi kịch như vậy sẽ không bao giờ
xảy ra nữa. Hãy trân trọng cuộc sống, trân trọng sức khỏe và đừng để một phút bồng bột nhất thời
để lại cho đời những nỗi đau không gì bù đắp được.
Linh Giang (Theo Sohu)