Hãi hùng cảnh đàn giun xếp thành "xoáy lốc", có phải dấu hiệu ngày tận thế?
Chứng kiến cảnh tượng đàn giun di chuyển thành hình kỳ lạ,
rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra. Các nhà khoa học nói gì?
"Wormnado" - hay "cơn lốc xoáy của những con sâu" là từ khóa của loạt ảnh khiến người xem
kinh hoàng, nhưng là điều hoàn toàn có thật, được ghi nhận tại bang New Jersey, Mỹ.
Tiffanie Fisher, một thành viên hội đồng địa phương là người chia sẻ những hình ảnh này lên trang cá nhân của mình.
Trong ảnh là hàng trăm con sâu nhỏ cỡ sợi bún cùng nhau di chuyển tạo thành hình tựa lốc xoáy trên bề mặt vỉa hè.
"Đây là điều mà tôi chưa bao giờ thấy", Tiffanie thốt lên. Cô cũng nghĩ rằng chúng khá đẹp và "độc nhất".
Tuy nhiên, một số người khác thì cảm thấy không thoải mái, thậm chí là ghê sợ.
"Nó giống như một thứ gì đó thoát ra từ bộ phim kinh dị", một tài khoản nói.
Trong khi đó, nhiều người khác lại tỏ ra vô cùng tò mò trước hiện tượng kỳ thú này, cũng như đặt ra
các giả thuyết khó tin như giun bị ảnh hưởng bởi từ trường, hay thậm chí là ngày tận thế.
Hiện tượng khó hiểu khi hàng trăm con giun đất di chuyển
cùng chiều, tạo ra hình dạng tựa lốc xoáy.
Kevin Butt, một chuyên gia về đất sinh học tại Đại học Central Lancashire cho rằng nguyên nhân
của hiện tượng có thể là do mưa lớn khiến giun đất bị cuốn khỏi nơi trú ẩn, và trôi theo dòng nước.
Theo cách giải thích này, thứ vòng xoáy mà chúng ta nhìn thấy có thể chỉ là phần còn lại khi nước rút đi,
chứ không phải một hành vi cụ thể của giun đất.
Rhonda Sherman, một nhà nghiên cứu tại Đại học bang North Carolina lại bác bỏ luận điểm này, và
đặt ra giả thuyết giun đất tập hợp lại với nhau khi có mối đe dọa từ môi trường.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng hiện nay khoa học vẫn chưa có đủ thông tin để giải thích chính xác
cho sự hình thành khó hiểu này.
Hành vi kỳ lạ này từng được tìm thấy ở loài giun đất 'Eisenia fetida'. Đây cũng là trường hợp đầu tiên
ghi nhận giun đất có thể hoạt động thành "bầy đàn", hoặc là chỉ đơn giản là di chuyển cùng nhịp với nhau.
Một nghiên cứu từ tạp chí "Ethology: International Journal of Behavioral Biology" cũng chỉ ra rằng giun đất sử dụng
thao tác chạm để giao tiếp với nhau, từ đó loại bỏ đi quan điểm cố hữu, rằng giun đất là động vật thiếu hành vi xã hội.
"Chúng ta có thể coi tập tính của giun đất là tương đương với bầy đàn, hoặc bầy đàn", Lara Zirbes,
tác giả chính của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tại Đại học Liege ở Gembloux, Bỉ cho biết.
Để kiểm tra giả thuyết này, Zirbes đã đặt một bầy gồm 40 con giun đất vào một buồng trung tâm,
nhưng chia thành 2 khoang giống hệt nhau, rồi đợi trong 24 giờ.
Sau hơn 30 lần lặp lại thí nghiệm, gần như toàn bộ số giun đều di chuyển sang một khoang nhất định,
thay vì chia tách thành 2 nửa.
Điều này cho thấy những con giun thực sự đã giao tiếp với nhau, chứ không phải chỉ dựa trên phương pháp tiết ra
chất dẫn đường (Trail pheromone) như ở kiến và một số loài côn trùng xã hội khác.
Tuy nhiên, ngay cả khi giả thuyết này là chính xác, thì việc những con giun đất bên trên di chuyển
theo hình lốc xoáy vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Chứng kiến cảnh tượng đàn giun di chuyển thành hình kỳ lạ,
rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra. Các nhà khoa học nói gì?
"Wormnado" - hay "cơn lốc xoáy của những con sâu" là từ khóa của loạt ảnh khiến người xem
kinh hoàng, nhưng là điều hoàn toàn có thật, được ghi nhận tại bang New Jersey, Mỹ.
Tiffanie Fisher, một thành viên hội đồng địa phương là người chia sẻ những hình ảnh này lên trang cá nhân của mình.
Trong ảnh là hàng trăm con sâu nhỏ cỡ sợi bún cùng nhau di chuyển tạo thành hình tựa lốc xoáy trên bề mặt vỉa hè.
"Đây là điều mà tôi chưa bao giờ thấy", Tiffanie thốt lên. Cô cũng nghĩ rằng chúng khá đẹp và "độc nhất".
Tuy nhiên, một số người khác thì cảm thấy không thoải mái, thậm chí là ghê sợ.
"Nó giống như một thứ gì đó thoát ra từ bộ phim kinh dị", một tài khoản nói.
Trong khi đó, nhiều người khác lại tỏ ra vô cùng tò mò trước hiện tượng kỳ thú này, cũng như đặt ra
các giả thuyết khó tin như giun bị ảnh hưởng bởi từ trường, hay thậm chí là ngày tận thế.
Hiện tượng khó hiểu khi hàng trăm con giun đất di chuyển
cùng chiều, tạo ra hình dạng tựa lốc xoáy.
Kevin Butt, một chuyên gia về đất sinh học tại Đại học Central Lancashire cho rằng nguyên nhân
của hiện tượng có thể là do mưa lớn khiến giun đất bị cuốn khỏi nơi trú ẩn, và trôi theo dòng nước.
Theo cách giải thích này, thứ vòng xoáy mà chúng ta nhìn thấy có thể chỉ là phần còn lại khi nước rút đi,
chứ không phải một hành vi cụ thể của giun đất.
Rhonda Sherman, một nhà nghiên cứu tại Đại học bang North Carolina lại bác bỏ luận điểm này, và
đặt ra giả thuyết giun đất tập hợp lại với nhau khi có mối đe dọa từ môi trường.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng hiện nay khoa học vẫn chưa có đủ thông tin để giải thích chính xác
cho sự hình thành khó hiểu này.
Hành vi kỳ lạ này từng được tìm thấy ở loài giun đất 'Eisenia fetida'. Đây cũng là trường hợp đầu tiên
ghi nhận giun đất có thể hoạt động thành "bầy đàn", hoặc là chỉ đơn giản là di chuyển cùng nhịp với nhau.
Một nghiên cứu từ tạp chí "Ethology: International Journal of Behavioral Biology" cũng chỉ ra rằng giun đất sử dụng
thao tác chạm để giao tiếp với nhau, từ đó loại bỏ đi quan điểm cố hữu, rằng giun đất là động vật thiếu hành vi xã hội.
"Chúng ta có thể coi tập tính của giun đất là tương đương với bầy đàn, hoặc bầy đàn", Lara Zirbes,
tác giả chính của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tại Đại học Liege ở Gembloux, Bỉ cho biết.
Để kiểm tra giả thuyết này, Zirbes đã đặt một bầy gồm 40 con giun đất vào một buồng trung tâm,
nhưng chia thành 2 khoang giống hệt nhau, rồi đợi trong 24 giờ.
Sau hơn 30 lần lặp lại thí nghiệm, gần như toàn bộ số giun đều di chuyển sang một khoang nhất định,
thay vì chia tách thành 2 nửa.
Điều này cho thấy những con giun thực sự đã giao tiếp với nhau, chứ không phải chỉ dựa trên phương pháp tiết ra
chất dẫn đường (Trail pheromone) như ở kiến và một số loài côn trùng xã hội khác.
Tuy nhiên, ngay cả khi giả thuyết này là chính xác, thì việc những con giun đất bên trên di chuyển
theo hình lốc xoáy vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Minh Khôi
Theo BI, LiveScience
Theo BI, LiveScience